Xe Tay Côn Là Gì? Hướng Dẫn Cách Chạy Xe Côn Tay Đúng Cách
Có thể bạn quan tâm
Sở hữu một chiếc xe côn tay hẳn là niềm mơ ước của rất nhiều anh em yêu thích xe côn tay. Xe tay côn là gì liệu bạn có hiểu rõ? Cách chạy xe côn tay như thế nào? Sau đây cùng chuyện xe chúng mình tìm hiểu về côn tay thật chi tiết nhé!
Nội dung tóm tắt bài viết
- 1 Xe tay côn là gì?
- 2 Ý nghĩa của cấu tạo hộp số xe côn tay
- 3 Việc điều khiển xe côn tay có khó không? Cách chạy xe côn tay
- 3.1 Thao tác sang số xe côn tay
- 3.2 Cách vào cua xe côn tay an toàn cho biker yêu thích tốc độ
- 4 Hướng dẫn chạy xe côn tay exciter 150
Xe tay côn là gì?
Bạn đang tự hỏi xe tay côn là gì? Xe tay côn là loại xe có hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay, cụ thể là bên trái tay lái xe có cần côn, bóp vào là ngắt côn và thả ra là để đóng ly hợp. Côn tay còn có tên gọi khác là ambrayage tay, nó có nhiều ưu điểm về hiệu suất và tốc độ nên rất phổ biến trên các dòng xe thể thao, các giải đua xe mô tô trên thế giới đều dùng loại xe tay côn.
Các loại xe tay côn phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay có lẽ là Yamaha Exciter, hãng xe Suzuki thì có Axelo, Raider…Các loại xe côn tay của Honda bao gồm Honda Winner 150, Winner X, Honda CBR150, CBR250….Ngoài ra, hầu hết các dòng xe PKL đều sử dụng côn tay.
Ý nghĩa của cấu tạo hộp số xe côn tay
Hộp số trên các loại xe tay côn là hộp số vuông, hộp số này trái ngược hoàn toàn với hộp số tròn trên các dòng xe số thông thường.
Ưu điểm cấu tạo của hộp số xe côn tay là có thể sắp được nhiều số. Tuy nhiên nhược điểm là bạn không thể đảo số theo vòng tròn. Điều này có nghĩa là nếu bạn đang ở cấp số cao nhất (số 5, hoặc số 6) thì bạn không thể đạp một phát về N như hộp số tròn được, bạn phải đạp lùi về trước từng số 1 như vậy rất bất tiện.
Việc điều khiển xe côn tay có khó không? Cách chạy xe côn tay
Thực tế, việc điều khiển xe côn tay không khó, bạn chỉ cần nắm được 2 quy tắc cơ bản thêm với vài giờ thực hành là có thể chạy được xe tay côn. Chuyện xe sẽ chia sẻ với các bạn cách chạy xe côn tay ngay sau đây.
Để chinh phục được dòng xe côn tay, bạn nên nắm vững hai nguyên tắc.
Nguyên tắc 1: Ngắt côn nhanh và thả ra từ từ
Khi bóp côn để vào số, bạn phải bóp nhanh và thật dứt khoát. Ngược lại khi nhả côn để xe chạy thì bạn nên nhả ra từ từ, tránh tình trạng xe bị giật, có thể là bốc đầu nếu xe mạnh, hoặc có thể tắt máy nếu xe yếu hoặc đang để số lớn. Đây cũng chính là cách vào số xe côn tay nha các tình yêu. Bạn nên nhớ câu thần chú “Côn ra thì ga vào”, nghĩa là khi tay trái nhả côn thì đồng thời tay phải phải tăng ga.
Nguyên tắc thứ hai: Ở vận tốc nào thì chạy ở số đó
Nguyên tắc này có nghĩa là xe chạy càng chậm, vận tốc càng nhỏ thì bạn phải đi số nhỏ để tránh tình trạng xe bị tắt máy, giúp tiết kiệm xăng. Các cấp số tương ứng với các mức tốc độ là, cụ thể:
- 0-10 km/h đi số 1
- 10-30km/h đi số 2
- 30-50km/h đi số 3
- 50-80km/h đi số 4
- Trên 80km/h đi số 5 hoặc 6 (nếu có).
Nguyên tắc thứ 3: Hiểu được cấu trúc hộp số
Cấu trúc hộp số của các xe mô tô tay côn hầu hết là 1 thì dậm tới và các cấp còn lại là móc ngược, hoặc dậm nửa sau của cần số xuống. Khi trả số thì bạn làm ngược lại.
Thao tác sang số xe côn tay
Các bạn cũng đã biết, các loại xe tay côn có cấu tạo hộp số vuông chứ không phải hộp số tròn. Do đó, bạn cần phải rèn luyện kỹ năng vào số trước khi chạy.
Những chiếc xe tay côn như Suzuki Raider gồm 6 số, được sắp xếp theo thứ tự 1N2345. Cách vào số xe côn tay cụ thể là, trước khi chạy bạn phải đưa xe về số 0 bằng cách móc nhẹ về sau. Khi bắt đầu chạy, dẫm mạnh về phía trước thì sẽ vào số 1. Từ số 1, muốn lên số 2, bạn móc mạnh về phía sau. Cứ như vậy, bạn tiếp tục móc về về phía sau cho đến số cao nhất. Lưu ý, trước khi vào số bạn nên vê ga vài lần, điều này có tác dụng cho xăng vào đủ ở bộ chế hòa khí. Khi đó nhiên liệu vào buồng đốt làm xe khởi động được tốt hơn. Cách trả số xe côn tay thì bạn cứ dẫm về phía trước, từ số 5 chuyển xuống số 4 rồi lần lượt đến số 1. Dù bạn đang ở bất kì cấp số nào mà bạn muốn trả về số 0, bạn chỉ cần móc nhẹ một nửa hành trình của cần số về sau.
Cách vào cua xe côn tay an toàn cho biker yêu thích tốc độ
Ôm của nhìn có vẻ đơn giản, tuy nhiên nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố như tốc độ, góc nghiêng xe, góc đánh lái, trục cơ sở, đặc tính lốp, điều kiện mặt đường và kỹ thuật lái…Bây giờ chuyện xe giới thiệu đến mọi người hai kỹ thuật vào của xe côn tay cua giúp các biker yêu thích tốc độ nhưng ngại ngã xe.
Ngã người ôm cua
Bạn không thể úp vỉa quá sâu để khỏi trượt ngã nhưng nếu nghiêng quá ít thì không thể bo cua nổi, cách duy nhất là giảm độ nghiêng của xe.
Thay vì bạn ngồi thẳng theo xe, hãy nghiêng người nhiều hơn về phía cần rẽ. Cách này thường được các biker áp dụng trong đua xe chuyên nghiệp và là tư thế an toàn nhất trong các tư thế ôm cua. Mục đích của nghiêng người là để đẩy xe về hướng ngược lại, khiến góc nghiêng tổng không đổi nhưng bản thân độ nghiêng của xe lại giảm, giúp lốp xe bám đường tốt hơn.
Cách ôm cua này khi đi trời mưa đường lầy lội hoặc đường nhiều bụi đất và đá dăm.
Đánh lái nghịch hướng
Đây là cách thứ hai để vào cua xe côn tay an toàn. Trước khi vào cua, bạn đánh nhẹ tay lái sang hướng ngược lại để lấy đà, điều này giúp bạn ôm của mượt và vững hơn. Chẳng hạn, nếu bạn muốn rẽ trái, ngay trước khi rẽ hãy hất tay lái sang phải một chút rồi ngoặt lại. Cách vào cua này cực hiệu quả ở tốc độ cao, nó cho phép bạn ôm cua gắt hơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho xe.
Đây là hai cách vào cua xe côn tay hoặc xe PKL mà mình muốn chia sẻ đến các bạn, tuy nhiên mọi người nên lưu ý rằng, hai kỹ thuật này phải được tập từ chậm đến nhanh, phải thuần thục trước khi sử dụng trong thực địa nhé.
Hướng dẫn chạy xe côn tay exciter 150
Có thể nói Yamaha Exciter là một trong những dòng xe côn tay được giới trẻ yêu thích tại Việt Nam. Tuy nhiên không phải mua xe về là bạn có thể sử dụng được ngay như các dòng xe thông thường khác. Chuyện xe sẽ hướng dẫn chạy xe côn tay exciter 150 cho các bạn đam mê xe tay côn.
Vào số xe côn tay Exciter 150
Vì là xe số côn tay nên Exciter 150 khi vào số 1 tương đối khó với những bạn mới chạy xe, các số từ 2 đến 5 điều tương đối dễ vào khi xe đã chạy. Muốn vào được số 1, trước tiên bạn cần bóp hết tay côn, nhả từ từ khoảng ⅓ tay côn, ⅔ còn lại nhả ga thì xe mới vận hành được. Nếu bạn nhả côn quá nhanh thì xe sẽ bị chết máy đấy. Khi bạn sử dụng lâu, thông qua tiếng máy bạn có thể phân biệt được, máy rù thì giảm ga còn máy kêu ọc ọc thì tăng ga.
Khi dừng xe Exciter 150 tạm thời
Khi dừng đèn giao thông hoặc dừng xe bạn phải về số N, để tập về số N, tốt nhất là bạn không nên chạy thực tế mà nên dựng đứng chân chống lên và thực hành. Đơn giản nhất là về số 2, sau đó nhân chân ra khỏi để chân, mũi chân chúi xuống một chút và giậm 1 cái (không cần mạnh). Lòng bàn chân chạm vào chỗ để chân thì mũi chân giẫm ½ số để từ số 2 về số N.
Xử lý tốc độ trong quá trình vận hành xe
Đây là kỹ năng thứ 3 trong quá trình hướng dẫn chạy xe côn tay exciter 150. Nếu tốc độ xe xuống thấp mà xe vẫn chưa được về số nhỏ thì rất dễ bị chết máy giữa đường. Khi vào các đoạn đường thường phải giảm tốc độ, tả về số nhỏ như: đường cua, giao lộ hoặc tránh các xe lưu thông phía trước, luôn nhớ khoảng tốc độ phù hợp cho từng cấp số trên exciter 150 như sau:
- 0-15km/h, số 1
- 10-25km/h, số 2
- 15-35km/h số 3
- 20-45km/h, số 4
- Trên 40km/h số 5
Khi chạy xe Exciter 150 trên địa hình gồ ghề
Khi chạy trên địa hình gồ ghề, xe côn tay exciter 150 rất dễ chết máy. Với các loại dốc thấp hoặc qua cầu thấp bạn cần tăng ga mạnh là xe qua bình thường được. Với những dốc cao, đèo và đặc biệt là khi chở 2 người bạn nên lưu ý 3 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Phía trước là dốc cao và chở 2 người, bạn nên giảm dần tốc độ, về số tương ứng với tốc độ đó khi đến gần chân dốc. Dốc càng cao thì nên về số càng thấp. Về số 3 cũng có thể lên các dốc khoảng 30 độ, nếu dốc cao hơn để an toàn bạn nên về số 2. Số 1 dùng để leo dốc quá đứng.
Lúc giảm tốc độ và về số thấp cũng là lúc xe vừa đến chân dốc, bạn nên bắt đầu thả côn và lên ga. Xe bắt đầu lên dốc thì lên ga, nhích ga lên từ từ để máy khỏe khi leo dốc, không lên ga quá nhanh, xe sẽ phát ra tiếng rú không bình thường. Nếu ga quá nhẹ xe sẽ phát ra tiếng kêu ọc ọc dễ bị chết máy. Vậy nên, việc lắng nghe tiếng xe giúp bạn điều chỉnh tăng hoặc giảm ga là chính xác nhất.
Trường hợp 2: Xe dừng ngay chân dốc, hoặc ở tầng hầm giữ xe và không có điều kiện để chạy đa dần như trường hợp 1. Sau khi khởi động máy vào số 1, vào ga mạnh để xe vượt dốc, khi bánh sau đã vượt qua khỏi dốc thì nên nhả ga.
Trường hợp 3: Xe bị chết máy giữa dốc. Nếu bạn đang đèo 2 thì bạn phải bảo người ngồi sau xuống xe để bạn có thể lên dốc một cách dễ dàng. Trước tiên, bạn bóp phanh tay để chống 2 chân, khởi động lại máy và vào số 1. Bạn cố gắng giữ thăng bằng xe bằng 1 chân còn chân kia giẫm chân phanh.
Linh hoạt khi dùng côn tay Exciter
Đây là một trong những kỹ năng khá quan trọng trong việc hướng dẫn chạy xe côn tay exciter 150. Khi đi trên đường, ngoài việc côn dùng để vào số thì trước khi dừng đèn đỏ hay dừng xe…bạn có thể cắt côn (âm côn) để xe trôi tự do theo quán tính, giúp tiết kiệm xăng.
Tuy nhiên, tốt nhất nhất là không nên lạm dụng việc âm côn. Một trường hợp khá quan trọng nữa là đang tham gia giao thông và đang đi khá nhanh, bỗng cần phanh gấp thì bạn không nên bóp côn, vì sẽ làm xe trôi nhanh hơn đấy.
Khi cần phanh gấp không nên bóp côn nhé
Đến đây các bạn đã hiểu được xe tay côn là gì rồi đúng không nào, cũng như biết được cấu tạo hộp số của xe côn tay và cách chạy xe côn tay an toàn đúng không nè. Chúc mọi người sớm chinh phục được côn tay nhé.
Từ khóa » Bóp Côn để Làm Gì
-
Kinh Nghiệm Và Cách Chạy Xe Côn Tay - Yamaha
-
Xe Côn Tay Là Gì? Cách Chạy Xe Côn Tay - Honda Hoàng Việt
-
Xe Côn Tay Là Gì? Cách Xử Lý Xe Côn Tay đúng Cách - OKXE
-
Giới Thiệu: Xe Côn Tay Và Cách Chạy Xe Côn Tay - Tinhte
-
Khi Nào Nên Thao Tác Bóp Côn Và Khi Nào Không Nên? - 2Banh
-
Học Chạy Xe CÔN TAY Trong 5 PHÚT - Chrunix
-
3 Lỗi Thường Gặp Của Người Mới Chạy Xe Côn Tay - Xe Máy - Zing
-
Phanh Bóp Côn Hay Không Bóp Côn An Toàn Hơn? - Riding Skill #9
-
Côn Xe Máy Là Gì? Những điều Cần Lưu ý Khi Sử Dụng Côn Xe Máy
-
5 Dấu Hiệu Cảnh Báo Côn Tay Có Vấn đề Người đi Xe Cần Biết
-
Cách Chạy Xe Côn Tay Và Những Lưu Ý Khi Đi Xe Côn Tay
-
Xe Máy Lắp Thêm Côn Tay Có Tác Dụng Gì ? Cách Chạy Xe Côn Tay
-
Cháy Côn Là Gì
-
Xe Dựng Chống đứng, Vô Số 1, Bóp Côn Mà Bánh Vẫn Quay?