Từ điển Tiếng Việt"kinh tế"
là gì? Anh-Việt Việt-Anh Nga-Việt Việt-Nga Lào-Việt Việt-Lào Trung-Việt Việt-Trung Pháp-Việt Việt-Pháp Hàn-Việt Nhật-Việt Italia-Việt Séc-Việt Tây Ban Nha-Việt Bồ Đào Nha-Việt Đức-Việt Na Uy-Việt Khmer-Việt Việt-Khmer Việt-Việt
Tìm
kinh tế
- I d. 1 Tổng thể nói chung những quan hệ sản xuất của một hình thái xã hội - kinh tế nhất định. Kinh tế phong kiến. Kinh tế tư bản chủ nghĩa. 2 Tổng thể những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất. Phát triển kinh tế. Nền kinh tế quốc dân.
- II t. 1 Có liên quan tới lợi ích vật chất của con người. Sử dụng đòn bẩy để phát triển sản xuất. 2 Có tác dụng mang lại hiệu quả tương đối lớn so với sức người, sức của và thời gian tương đối ít bỏ ra. Cách làm ăn kinh tế.
1.Tổng thể các hoạt động của một cộng đồng người, một nước, liên quan đến toàn bộ quá trình hay một phần của tổng quá trình bao gồm các quá trình sản xuất, trao đổi hàng hóa, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm xã hội.
2. Tổng thể những mối quan hệ trong quá trình sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, trong tổ chức và hoạt động của cơ cấu hạ tầng của xã hội, bao gồm các ngành kinh tế - kĩ thuật, các loại hình sản xuất tương ứng. Nền kinh tế quốc dân của một nước bao gồm các ngành, các vùng lãnh thổ, các cơ sở và các loại hình sản xuất, và bao trùm các khâu của nền sản xuất xã hội (sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng) trên toàn bộ lãnh thổ của đất nước. Mỗi một phương thức sản xuất đều có nền KT riêng. Mỗi nền KT đều do các quan hệ sản xuất, cũng như tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất quy định. Nền KT Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (1945) là nền KT của một nước thuộc địa, phong kiến và nửa phong kiến, lạc hậu và chậm phát triển; lấy nông nghiệp làm chính, sản xuất nhỏ là phổ biến. Sau cách mạng, bước vào thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, nền KT Việt Nam đang chuyển biến thành một nền KT sản xuất lớn, sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền KT ấy có nhiều hình thức sở hữu: sở hữu xã hội chủ nghĩa toàn dân (sở hữu nhà nước), sở hữu tập thể, sở hữu cá thể, sở hữu tư bản nhà nước, sở hữu tư nhân; các hình thức sở hữu đan xen nhau, trong đó sở hữu công cộng xã hội chủ nghĩa (toàn dân và tập thể) là nền tảng, sở hữu toàn dân ngày càng chiếm vị trí chủ đạo. Để xây dựng một nền KT xã hội chủ nghĩa với cơ cấu KT công - nông nghiệp hiện đại, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, thì trong giai đoạn đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội nay, công cuộc phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; kết hợp chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa. Tình hình kinh tế - xã hội cuối thế kỉ 20 có rất nhiều khó khăn, do thiên tai nặng, do chịu tác động của khủng hoảng tài chính - tiền tệ, suy thoái kinh tế của khu vực và một số nước trên thế giới. Tuy vậy, KT vẫn giữ được tốc độ khoảng 6%, xã hội và chính trị ổn định. Nông nghiệp phát triển toàn diện, tăng 3%, sản lượng lương thực quy thóc 31,3 triệu tấn, bình quân lương thực 400 kg/ người; công nghiệp tăng 11%, nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu vẫn tăng khá. Lĩnh vực tài chính - tiền tệ vẫn duy trì được tiến trình phát triển lành mạnh; tình hình KT vĩ mô cơ bản ổn định. Quan hệ KT đối ngoại được duy trì và mở rộng trong điều kiện KT khu vực và KT thế giới có nhiều biến động phức tạp. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội có những mặt yếu kém như: nội lực chưa thực sự được huy động; nhịp độ tăng trưởng của nền KT nói chung có bị chậm lại, sản xuất - kinh doanh kém hiệu quả; một số cân đối lớn gặp khó khăn và không giữ được; lĩnh vực tài chính - tiền tệ còn nhiều yếu kém và mất cân đối; việc đổi mới quan hệ sản xuất còn chậm; văn hoá - xã hội còn nhiều vấn đề cần được giải quyết (việc làm, tệ nạn xã hội, đời sống nhân dân ở một số vùng...).
hd. 1. Tổng thể những quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của một hình thái xã hội nhất định. Kinh tế phong kiến. Kinh tế tư bản chủ nghĩa. 2. Tổng thể những hoạt động của con người để thỏa mãn các nhu cầu vật chất. Phát triển kinh tế.ht.1. Có liên hệ đến lợi ích vật chất. Dùng đòn bẫy kinh tế để phát triển sản xuất. 2. Có hiệu quả cao, ít tốn kém. Cách làm ăn không được kinh tế.Tầm nguyên Từ điểnKinh Tế Do 4 chữ: Kihn thế tế dân rút ngắn lại. Kinh: sửa sang, Thế: đời, Tế: giúp, Dân: dân chúng. Tống Sử: Lấy văn chương tiết hạnh để hơn đời, lại còn lấy đạo đức để "Kinh tế" làm nhiệm vụ của mình. Sửa sang giúp đỡ.
Phải hăm hở ra tài kinh tế. Nguyễn Công Trứ Tra câu | Đọc báo tiếng Anh
kinh tế
kinh tế economical |
economy |
Chủ thuyết kinh tế Reagan |
Reaganomics |
|
Cơ quan Hợp tác kinh tế (Mỹ) |
Economic Cooperation Administration |
|
Hệ thống kinh tế Châu Mỹ La-tinh |
Systems Economic Latina Americana |
|
Trạng thái của nền kinh tế trong mô hình Lucas |
State of the economy in Lucas's model |
|
upward pressures |
|
economy impact |
|
báo cáo kinh tế của tổng thống |
economic report of the president |
|
bất kinh tế do tăng trưởng |
diseconomies of growth |
|
external diseconomy |
|