Sự Phát Triển Của Từ Vựng - Luyện Tập - Olm

  • Học trực tuyến OLM
  • Lớp 9
  • Ngữ văn 9
  • Sự phát triển của từ vựng
olm Đăng nhập Đăng ký Trợ giúp

Bài học cùng chủ đề

  • Luyện tập
Báo cáo học liệu
Báo cáo: Lưu Đóng
Mua học liệu
Mua học liệu:
  • Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
  • Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Xác nhận mua
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
  • Trả lời câu hỏi trong cộng đồng hỏi đáp của OLM để nhận coin
Chi tiết xem tại đây
Thông tin của bạn
Hãy đăng nhập hoặc nhập tên của bạn! Nếu bạn đã có tài khoản OLM: Đăng nhập Hoặc hãy nhập tên của bạn: Xác nhận × CHÚC MỪNG Bạn đã nhận được sao học tập Chú ý: Thành tích của bạn sẽ được cập nhật trên bảng xếp hạng sau 1 giờ! Luyện tập SVIP Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với OLM Câu 1 (1đ):

Theo em nghĩa của từ "kinh tế" trong câu thơ "Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế" (trích Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu) có nghĩa là gì?

Là sự lưu thông tiền tệ, hàng hóa trong thị trường giữa các quốc gia.Là viết tắt của từ "kinh bang tế thế", nghĩa là trị nước cứu đời.Là hoạt động sản xuất, buôn bán, trao đổi hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Câu 2 (1đ):

Ngày nay từ "kinh tế" (nền kinh tế, giá trị kinh tế,...) có được hiểu theo nghĩa như trong câu thơ "Ngửa tay ôm chặt bồ kinh tế" hay không?

Có.Không. Câu 3 (1đ):

Nhận định nào dưới đây nói đúng về nghĩa của từ?

Nghĩa của từ không ngừng sinh sôi theo thời gian.Nghĩa của từ thường cố định, bất biến, không đổi.Nghĩa của từ thường chỉ có một, dùng được cho tình huống nhất định.Nghĩa của từ thường chỉ có một, dùng được cho nhiều tình huống. Câu 4 (1đ):

So sánh nét nghĩa của từ "xuân" trong các dẫn chứng sau:

"Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân (1).

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm."

"Ngày xuân (2) em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non".

Từ "xuân" (1)Là chỉ tuổi trẻ, thời trẻ.Từ "xuân" (2)Là một trong bốn mùa, là thời điểm khởi đầu một năm mới. Câu 5 (1đ):

Nghĩa của từ "xuân" nào trong các câu dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

"Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân (1).

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm."

"Ngày xuân (2) em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non".

Xuân (2).Xuân (1). Câu 6 (1đ):

Nghĩa chuyển của từ "xuân" trong câu sau được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?

"Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non".

Hoán dụ.So sánh.Nhân hóa.Ẩn dụ. Câu 7 (1đ):

Xác định nghĩa của từ "tay" trong các câu sau:

"Được lời như cởi tấm lòng,

Giở kim thoa với khăn hồng trao tay (1)."

"Cũng nhà hành viện xưa nay,

Cũng phường bán thịt cũng tay (2) buôn người".

Tay (1)Chỉ một bộ phận trên cơ thể người, có năm ngón, có thể cầm nắm linh hoạt.Tay (2)Chỉ một người hoạt động giỏi trong lĩnh vực, nghề, môn thể thao nào đó. Câu 8 (1đ):

Từ "tay" trong các câu sau được hiểu theo nghĩa nào?

"Được lời như cởi tấm lòng,

Giở kim thoa với khăn hồng trao tay (1)."

"Cũng nhà hành viện xưa nay,

Cũng phường bán thịt cũng tay (2) buôn người".

Từ "tay" (1)Từ "tay" (2)nghĩa gốcnghĩa chuyển

(Kéo thả hoặc click vào để điền)

Câu 9 (1đ):

Từ "tay" trong câu sau được chuyển nghĩa theo phương thức nào?

"Cũng nhà hành viện xưa nay,

Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người".

Hoán dụ.So sánh.Nhân hóa.Ẩn dụ. Câu 10 (1đ):

Có mấy phương thức chủ yếu để phát triển nghĩa của từ?

Một phương thức: Ẩn dụ.Bốn phương thức: Ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa.Hai phương thức: Ẩn dụ và hoán dụ.Ba phương thức: Ẩn dụ, hoán dụ và so sánh. Câu 11 (1đ):

Từ "chân" trong câu sau được dùng với nghĩa nào?

"Đề huề lưng túi gió trăng,

Sau chân theo một vài thằng con con."

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.Nghĩa gốc. Câu 12 (1đ):

Từ "chân" trong câu sau được hiểu theo nghĩa nào?

Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự "Hội khỏe Phù Đổng".

Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.Nghĩa gốc. Câu 13 (1đ):

Từ "chân" trong câu sau được hiểu theo nghĩa nào?

"Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh."

Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.Nghĩa gốc. Câu 14 (1đ):

Từ "chân" trong câu sau được hiểu theo nghĩa nào?

"Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân."

Nghĩa gốc.Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ. Câu 15 (1đ):

Từ "chân" trong câu nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc?

Ông Huy bị đau chân.Bạn Nam là chân đá bóng của đội tuyển trường."Buồn trông nội cỏ rầu rầu,Chân mây mặt đất một màu xanh xanh".Mẹ đang vẽ chân mày cho chị Kha. Câu 16 (1đ):

Trà nghĩa là búp hoặc lá cây chè đã sao, đã chế biến, để pha thuốc. Pha trà. Ấm trà ngon. Hết tuần trà.

Từ "trà" trong các từ sau được dùng với nghĩa nào?

trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua.

Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.Nghĩa gốc.Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ. Câu 17 (1đ):

Từ "đồng hồ" nghĩa là dụng cụ đo giờ phút một cách chính xác. Đồng hồ đeo tay. Đồng hồ báo thức.

Từ "đồng hồ" trong dòng sau được hiểu theo nghĩa nào?

đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng

Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.Nghĩa gốc. Câu 18 (1đ):

Xác định nghĩa chuyển của từ "đồng hồ" trong các từ sau:

đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,...

Dụng cụ đo hình thức giống đồng hồ.Dụng cụ đo giờ phút một cách chính xác.Dụng cụ để chứa điện, nước, xăng,... Câu 19 (1đ):

Chứng minh từ "hội chứng" là từ nhiều nghĩa.

Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh tật (nghĩa gốc)Ví dụ: Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế.Tập hợp nhiều sự kiện, hiện tượng biểu hiện một tình trạng, vấn đề xã hội cùng xuất hiện ở nhiều nơi (nghĩa gốc)Ví dụ: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp. Câu 20 (1đ):

Gạch chân dưới những từ "ngân hàng" được dùng theo nghĩa chuyển:

ngân hàng dữ liệu, ngân hàng công thương, ngân hàng máu, ngân hàng nhà nước, ngân hàng đề thi.

Câu 21 (1đ):

Từ "sốt" nào trong câu sau được dùng theo nghĩa gốc:

Cơn sốt xe làm cho giá bán leo thang, hàng hóa khan hiếm.Cơn sốt vàng làm chấn động nền kinh tế.Bạn Nam bị sốt 39 độ. Câu 22 (1đ):

Gạch chân dưới những từ "vua" được dùng theo nghĩa chuyển:

vua Quang Trung, vua tốc độ, vua Càn Long, vua cờ bạc, vua Lê Lợi, vua chứng khoán.

Câu 23 (1đ):

Từ "mặt trời" nào trong câu sau được hiểu theo nghĩa ẩn dụ?

"Ngày ngày mặt trời (1) đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời (2) trong lăng rất đỏ"

(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

Mặt trời (2).Mặt trời (1). Câu 24 (1đ):

Từ "mặt trời" trong câu sau là biện pháp tu từ ẩn dụ hay là từ chuyển nghĩa của từ?

"Ngày ngày mặt trời (1) đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời (2)trong lăng rất đỏ"

(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

Biện pháp tu từ ẩn dụ.Từ được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. Câu 25 (1đ):

Từ "mặt trời" trong câu thơ sau được ẩn dụ theo phương thức nào?

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"

(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

Ẩn dụ tu từ.Ẩn dụ từ vựng. Câu 26 (1đ):

Từ "mặt trời" trong các câu sau được hiểu theo nghĩa nào?

"Ngày ngày mặt trời (1) đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời (2) trong lăng rất đỏ".

Và:

"Mặt trời (1) của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời (2) của mẹ em nằm trên lưng."

Mặt trời (1)Nghĩa gốcMặt trời (2)Nghĩa chuyển Câu 27 (1đ):

Từ "mặt trời" trong các câu thơ sau có nghĩa là gì?

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời (1) trong lăng rất đỏ".

Và:

"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời (2) của mẹ em nằm trên lưng."

Mặt trời (1)Chỉ Bác HồMặt trời (2)Chỉ em Cu Tai, con của mẹ. Câu 28 (1đ):

Từ "hoa" trong những câu thơ nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc?

Cửa sài vừa ngỏ then hoaGia đồng vào gửi thư nhà mới sang.Nặng lòng xót liễu vì hoa,Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa.Đừng điều nguyệt nọ hoa kia,Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.Cỏ non xanh tận chân trời,Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Câu 29 (1đ):

Từ "mũi" trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

Tổ quốc ta như một con tàuMũi thuyền ta đó mũi Cà Mau.Anh ta lao đến như một mũi tên.Nó dùng mũi hít hít mấy lần rồi mới bắt đầu ăn.Từng mũi kim đều đặn trên tay áo. Câu 30 (1đ):

Cho biết ý nghĩa của từ "xuân" trong các trường hợp sau:

"Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua""Xuân" chỉ tuổi, năm."Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân""Xuân" chỉ mùa, thời gian chảy trôi, gấp gáp."Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê""Xuân" chỉ tuổi trẻ, vẻ đẹp của người thiếu nữ. 25% Đúng rồi ! Đang tải dữ liệu câu hỏi Hôm nay, bạn còn lượt làm bài tập miễn phí. Hãy đăng nhập hoặc đăng ký và xác thực tài khoản để trải nghiệm học không giới hạn! Luyện tập ngay Nộp bài! Hướng dẫn giải Tiếp tục làm bài Kết thúc A A 00:00 Luyện tập lại Cập nhật Hủy Cập nhật Hủy K Khách

Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây

Hủy Xem thêm Cập nhật Hủy Cập nhật Hủy K Khách

Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây

Hủy Xem thêm OLM©2022OLM \copyright 2022 Không Có
Báo lỗi câu hỏi
Bạn đã gặp lỗi gì ở câu hỏi này, hãy mô tả vào ô bên dưới. Với mỗi lỗi thông báo đúng, OLM sẽ tặng bạn 1-3 ngày VIP! Loại lỗi: Hình ảnh Âm thanh Chính tả Kiến thức Khác Mô tả lỗi: Bạn có thể báo lỗi bằng hình ảnh tại đây!!! Báo lỗi Hủy Học liệu Hỏi đáp Link rút gọn Link rút gọn Học toán với OLM Để sau Đăng ký
Các khóa học có thể bạn quan tâm
Mua khóa học Tổng thanh toán: 0đ (Tiết kiệm: 0đ) Tới giỏ hàng Đóng
Yêu cầu VIP

Học liệu này đang bị hạn chế, chỉ dành cho tài khoản VIP cá nhân, vui lòng nhấn vào đây để nâng cấp tài khoản.

Từ khóa » Bồ Kinh Tế Nghĩa Là Gì