Kinh Tế Việt Nam 2019 ước Tăng 6,8%, Nhưng Cần Cải Cách để Khơi ...
Có thể bạn quan tâm
- Who We Are
- Tin tức
- Trang này bằng: VI dropdown
- English
- Tiếng Việt
- English
- In
- Tweet
- Share
- Share
-
- Digg
- 人人网
- Stumble Upon
- Delicious
- 新浪微博
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2019 — Kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong năm 2019 với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,8%, nợ công giảm gần 8 điểm % GDP so với năm 2016 và thương mại thặng dư liên tiếp bốn năm qua. Đây là những kết quả ấn tượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chững lại.
Báo cáo Điểm lại, cập nhật tình hình kinh tế bán thường niên của Ngân hàng Thế giới, được công bố hôm nay, khẳng định khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng GDP được duy trì nhờ vào khu vực kinh tế đối ngoại vững mạnh, với xuất khẩu dự kiến tăng 8% trong năm 2019 - cao hơn gần 4 lần so với bình quân trên thế giới. Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, bình quân dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết gần 3 tỷ USD mỗi tháng. Bên cạnh đó, tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình là một yếu tố ngày càng quan trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP, khi tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh và mức lương tăng lên. Đầu tư của các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân cũng tăng ở mức 17% so với cùng thời kỳ.
Triển vọng trước mắt và trong trung hạn là tích cực khi Ngân hàng Thế giới dự báo GDP tăng trưởng quanh mức 6,5% trong những năm tới. Các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng, Chính phủ đã tạo được dư địa tài khóa nhất định thông qua chính sách tài khóa thận trọng. Tuy nhiên, quốc gia vẫn chưa hoàn toàn miễn dịch với các cú sốc bên ngoài, với minh chứng là tăng trưởng xuất khẩu giảm từ 21% xuống còn 8% từ năm 2017 đến năm 2019. Tăng trưởng xuất khẩu còn giảm rõ rệt hơn nếu nhìn vào các thị trường xuất khẩu ngoài Mỹ, chỉ tăng được 3,6% trong 11 tháng đầu năm 2019. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các cơ sở sản xuất kinh doanh mới cũng tăng chậm lại 30% so với hai năm trước đó, kể cả sau khi đã tính đến sự tăng trưởng trong đầu tư qua kênh mua bán sát nhập (M&A).
Xét những rủi ro bên ngoài nêu trên, đồng thời để mang đến động lực tăng trưởng bổ sung cho nền kinh tế, báo cáo khuyến nghị cần ưu tiên phát triển khu vực tư nhân vững mạnh và năng động. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động ở thị trường trong nước vẫn đang phải đối mặt với những trở ngại lớn, hạn chế sự phát triển, trong đó được nói đến nhiều nhất là khả năng tiếp cận tín dụng.
“Xử lý những hạn chế về huy động tài chính cho doanh nghiệp cần nhận được sự quan tâm cao nhất của các nhà hoạch định chính sách nếu Việt Nam muốn tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bao trùm hướng tới trở thành quốc gia thu nhập cao trong những thập kỷ tới,” theo lời ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Báo cáo cho rằng cần phát triển các thị trường vốn vận hành tốt, làm nền tảng cho sự thịnh vượng của Việt Nam trong tương lai. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả ở khu vực Đông Á, thị trường cổ phiếu và trái phiếu hoạt động tốt có thể giúp huy động vốn cho sản xuất kinh doanh trong nước, bổ sung cho nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng và đa dạng hóa các nguồn huy động vốn. Điều này cũng góp phần nâng cao khả năng chống chịu của toàn bộ hệ thống tài chính nhờ đảm bảo thanh khoản sâu hơn và đa dạng hóa được rủi ro.
Mặc dù các thị trường vốn ở Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm qua, nhưng vẫn còn nhỏ so với Thái Lan và Ma-lay-xia lần lượt ở mức từ 1,5 đến 2 lần, và vẫn chủ yếu do một vài tổ chức lớn chi phối, bao gồm cả Chính phủ. Báo cáo khuyến nghị năm lĩnh vực mà các nhà lập chính sách cần quan tâm để đẩy mạnh sự phát triển của các thị trường vốn, bao gồm: hiện đại hóa nền tảng quy phạm pháp luật về thị trường vốn; cải thiện quản trị và công bố thông tin; mở rộng mạng lưới các nhà đầu tư; phát triển các sản phẩm sáng tạo; và tăng cường vai trò của Chính phủ trong phát triển các nguồn huy động tài chính dài hạn.
Liên lạc
Le Thi Quynh Anh (+84-24) 3937-8362 ale5@worldbank.org Api ApiTừ khóa » Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Năm 2019
-
Báo Cáo Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội Quý IV Và Năm 2019
-
Thông Cáo Báo Chí Về Tình Hình Kinh Tế – Xã Hội Quý IV Và Năm 2019
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Năm 2019 đạt 7,02%
-
Kinh Tế - Xã Hội Việt Nam Năm 2019 - Những Thành Tựu Nổi Bật
-
Kinh Tế Việt Nam Năm 2019 - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Chuyên Gia Lạc Quan Về Chỉ Tiêu Phát Triển Kinh Tế Năm 2019
-
Kinh Tế Việt Nam Năm 2019 Và Triển Vọng 2020 - Bộ Tài Chính
-
Kinh Tế Năm 2019 Có Sự Bứt Phá Vượt Mục Tiêu Tăng Trưởng
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Dự Báo đạt 7% Trong Năm 2019
-
GDP 2019 Với Tốc độ Tăng ấn Tượng 7,02%
-
GDP Năm 2019 đạt Kết Quả ấn Tượng Với Tốc độ Tăng 7,02%
-
Kinh Tế Việt Nam 2016-2019 Và định Hướng 2020
-
Tăng Trưởng GDP Trong 10 Năm Qua Của Việt Nam
-
[PDF] Asian Development Outlook (ADO) 2019
-
Kinh Tế Thế Giới Và Việt Nam 2019-2020: Củng Cố Nền Tảng, Vượt Lên ...
-
Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế (GRDP) Năm 2020 Tăng 6,23%
-
Những Con Số ấn Tượng Về Kinh Tế Việt Nam Năm 2019
-
[PDF] Tăng Trưởng Kinh Tế Trong đại Dịch Covid 19 Tại Việt Nam - OSF