Kinh Tế - Xã Hội Việt Nam Năm 2019 - Những Thành Tựu Nổi Bật

logo tap chi Cơ quan ngôn luậnTổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - eISSN 2734-9144; ISSN 2734-9136
  • HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH
    • Tin tức - sự kiện
    • Thống kê tập trung
    • Thống kê Bộ, ngành
  • KINH TẾ - XÃ HỘI
    • Thời sự - Chính trị
    • Kinh tế
    • Văn hóa - Xã hội - Môi trường
  • TƯ LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
    • Số liệu thống kê
    • Kinh tế - Xã hội
    • Chuyên đề cơ sở
  • NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
  • SÁCH HAY THỐNG KÊ
  • QUỐC TẾ
    • Thống kê nước ngoài
    • Hội nhập quốc tế
  • LIÊN HỆ
  • THƯ VIỆN
    • Thư viện ảnh
    • Thư viện video
    • Thư viện tài liệu
  • GIỚI THIỆU
Trang chủ KINH TẾ - XÃ HỘI Kinh tế CTV gửi bài Site map Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2019 - những thành tựu nổi bật 27/12/2019 - 05:31 PM Cỡ chữ Năm 2019, kinh tế - xã hội nước ta khép lại với những thành tựu rất ấn tượng: Tăng trưởng kinh tế đạt 7,02%, đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát thấp nhất trong 3 năm qua. Công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ thị trường đóng vai trò động lực phát triển kinh tế đất nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vượt mốc 500 tỷ USD. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm dần, thu nhập của người lao động tăng lên. An sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Kinh tế - xã hội nước ta năm 2019 diễn ra trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức Kinh tế - xã hội nước ta năm 2019 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung và vấn đề địa chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu, gây ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin kinh doanh, quyết định đầu tư và thương mại toàn cầu. Các tổ chức quốc tế liên tục đưa ra dự báo thiếu lạc quan về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo mức tăng trưởng năm 2019 của toàn cầu 4 lần kể từ đầu năm nay (tháng 1 hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019 từ 3,7% xuống 3,5%; tháng 4 hạ dự báo xuống còn 3,3%; tháng 7 tiếp tục hạ dự báo còn 3,2%; tháng 10 dự báo còn 3%); Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn yếu, rủi ro và bất lợi gia tăng trong bối cảnh bất ổn chính sách ngày càng tăng và niềm tin kinh doanh giảm, OECD dự báo tăng trưởng thế giới năm 2019 đạt 2,9%; Ngân hàng Thế giới dự báo chỉ tăng 2,6%. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2018, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng cũng đối mặt không ít khó khăn, thách thức với thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng; ngành chăn nuôi gặp khó khăn với dịch tả lợn châu Phi diễn ra tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tăng trưởng chậm lại của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch. Xác định năm 2019 là năm “bứt phá” phấn đấu thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 với phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, ngày 1/1/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; và Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Ngày 1/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg về các giải pháp tập trung tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng 6 tháng và cả năm 2019. Đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi cho thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức nhiều Hội nghị chuyên đề để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất của các ngành, các địa phương; đẩy mạnh triển khai thực hiện các hiệp định thương mại nhằm tìm kiếm thị trường, thúc đẩy sản xuất trong nước, nỗ lực phấn đấu cao nhất để hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội quý IV và cả năm 2019 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả nổi bật. GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011-2017[1]. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%, đóng góp 4,6% vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,90%, đóng góp 50,4%; khu vực dịch vụ tăng 7,3%, đóng góp 45%. Về sử dụng GDP năm 2019, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,23% so với năm 2018; tích lũy tài sản tăng 7,91%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 6,71%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,35%. Trong mức tăng trưởng 8,9% của khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2019 duy trì mức tăng trưởng cao với 8,86%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng với mức tăng 11,29%, đóng góp 2,33 điểm phần trăm. Ngành công nghiệp khai khoáng tăng nhẹ 1,29% sau 3 năm giảm liên tục[2] nhờ khai thác than tăng cao, bù đắp cho sự sụt giảm của khai thác dầu thô, đóng góp 0,09 điểm phần trăm. Ngành xây dựng duy trì đà tăng trưởng tích cực với tốc độ 9,1%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Khu vực dịch vụ năm 2019 tăng 7,3%, trong đó tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ thị trường đạt 8,41%, cao hơn tốc độ tăng 7,02% của GDP, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm năm 2019 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,82% so với năm 2018, là ngành có tốc độ tăng trưởng cao thứ hai trong khu vực dịch vụ nhưng đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế (0,96 điểm phần trăm); hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,62%, đóng góp 0,56 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 9,12%, đóng góp 0,3 điểm phần trăm. Nhìn chung, hoạt động thương mại, dịch vụ của cả nước năm 2019 tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng khá. Lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 tăng cao 11,8% so với năm trước, mức tăng cao nhất giai đoạn 2016-2019[3]. Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt mức tăng trưởng thấp do hạn hán, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng, ngành chăn nuôi chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi, nông sản gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá xuất khẩu. Tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 đạt 2,01%, chỉ cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016 trong giai đoạn 2011-2019[4]. Ngành nông nghiệp đạt mức tăng thấp 0,61%, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2019[5], đóng góp 0,07 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 4,98% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm. Điểm sáng của khu vực này là ngành thủy sản tăng trưởng khá ở mức 6,3%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm do sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt khá. Chất lượng tăng trưởng và hiệu quả kinh tế được cải thiện Tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển theo chiều sâu, tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 46,11%, bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011-2015. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 ước tính đạt 110,4 triệu đồng/lao động, tương đương 4.791 USD/lao động, tăng 272 USD so với năm 2018. Tốc độ tăng NSLĐ đạt 6,2% cao nhất trong các năm 2016-2019. Hiệu quả đầu tư được cải thiện với nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ mức 6,42 năm 2016 xuống 6,07 năm 2019. Bình quân giai đoạn 2016-2019 hệ số ICOR đạt 6,14, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015. Độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn, năm 2019 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP đạt 210,4%, điều này chứng tỏ Việt Nam khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước, đồng thời tranh thủ được thị trường thế giới. Cơ cấu kinh tế năm 2019 tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP (giảm 0,72 điểm phần trăm so với năm 2018); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49% (tăng 0,26 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ chiếm 41,64% (tăng 0,52 điểm phần trăm); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% (Cơ cấu tương ứng của năm 2018 là: 14,68%; 34,23%; 41,12%; 9,97%). Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu khác cũng cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Theo báo cáo của Nikkei, tâm lý kinh doanh vẫn rất lạc quan khi chỉ số PMI của Việt Nam trong 11 tháng năm 2019 luôn duy trì mức trên 50 điểm- mức cao hơn nhiều nước trong khu vực, đứng ở nhóm quốc gia có chỉ số PMI cao của thế giới. Trong tháng 11/2019, sản lượng tăng lần đầu tiên trong 3 tháng qua và số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh. Các nhà sản xuất cho rằng sản lượng sẽ tăng trong thời gian tới và kỳ vọng nhu cầu thị trường cải thiện, số lượng đơn đặt hàng mới tăng. Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo do Tổng cục Thống kê thực hiện trong quý IV/2019 cũng cho thấy đa số các doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và tốt hơn quý trước với tỷ lệ 83% trên tổng số doanh nghiệp được điều tra. Xuất, nhập khẩu hàng hóa xác lập kỷ lục mới Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 đạt 516,96 tỷ USD. Đáng chú ý, khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt tới 17,7%, cao hơn nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (4,2%). Cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 ước tính xuất siêu 9,9 tỷ USD, mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu[6]. Đây là kết quả đáng mừng đối với xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh thương mại toàn cầu và kinh tế của các nước có quan hệ thương mại lớn với Việt Nam suy giảm. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2019 ước tính đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 82,10 tỷ USD, tăng 17,7%, chiếm 31,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 181,35 tỷ USD, tăng 4,2%, chiếm 68,8% (tỷ trọng giảm 2,5 điểm phần trăm so với năm trước). Trong năm 2019 có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63,4%). Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2019 ước tính đạt 253,51 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 108,01 tỷ USD, tăng 13,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 145,50 tỷ USD, tăng 2,5%. Trong năm 2019 có 37 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm tới 90,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (4 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 45,8%). Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tiếp tục tăng cao Trong năm 2019, cả nước có 138,1 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.730,2 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 1.254,4 nghìn lao động, tăng 5,2% về số doanh nghiệp, tăng 17,1% về vốn đăng ký và tăng 13,3% về số lao động so với năm trước; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 12,5 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm trước. Nếu tính cả 2.273 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 40,1 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm 2019 là 4.003,2 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có 39,4 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 15,9% so với năm 2018, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2019 lên 177,5 nghìn doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có gần 14,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Đầu tư có nhiều tín hiệu vui Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2019 đạt mức tăng 10,2% so với năm 2018, trong đó khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 17,3% với tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay (46%). Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục giữ đà phát triển, tăng 7,9% so với năm trước, số vốn FDI thực hiện 20,4 tỷ USD cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Vốn đầu tư khu vực Nhà nước tăng 2,6%, tuy nhiên, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chưa cải thiện nhiều, đạt 89,5% kế hoạch năm, tăng 5,8% so với năm trước, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2019. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến 20/12/2019 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong năm nay có 164 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 403,1 triệu USD, đồng thời có 29 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 105 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) trong năm 2019 đạt 508,1 triệu USD. Khách quốc tế đến Việt Nam cao nhất từ trước đến nay Năm 2019 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam giữ vững danh hiệu "Điểm đến hàng đầu châu Á" do Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) 2019 bình chọn. Khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 18 triệu lượt người, tăng 16,2% so với năm trước. Trong đó, khách đến từ châu Á đạt 14,4 triệu lượt người, chiếm 79,9% tổng số khách quốc tế, tăng 19,1% so với năm trước; khách đến từ châu Âu đạt 2,2 triệu lượt người, tăng 6,4%; khách đến từ châu Mỹ đạt 973,8 nghìn lượt người, tăng 7,7%; khách đến từ châu Úc đạt 432,4 nghìn lượt người, giảm 1,2%; khách đến từ châu Phi đạt 48 nghìn lượt người, tăng 12,2%. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2019 chỉ tăng 2,79%, thấp nhất trong 3 năm qua Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2019 tăng 1,4% so với tháng trước, đây là mức tăng cao nhất trong 9 năm qua[7], trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 3,42%, chủ yếu do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi làm nguồn cung thịt lợn giảm, giá các sản phẩm chế biến từ thịt lợn và thay thế thịt lợn tăng. Nhưng tính bình quân năm 2019, CPI chỉ tăng 2,79% so với bình quân năm 2018, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra, đây cũng là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 3 năm qua[8]. Lạm phát cơ bản tháng 12/2019 tăng 0,68% so với tháng trước và tăng 2,78% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2019 tăng 2,01% so với bình quân năm 2018. Chất lượng dân số được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm Dân số trung bình của Việt Nam năm 2019 là 96,48 triệu người, trong đó tỷ trọng dân số sống ở khu vực thành thị tiếp tục xu hướng tăng lên. Chất lượng dân số được cải thiện, tuổi thọ trung bình tăng, tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong mẹ và trẻ em giảm mạnh. Tình hình lao động, việc làm năm 2019 của cả nước có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm, số người có việc làm tăng, thu nhập của người lao động làm công hưởng lương có xu hướng tăng. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm nhanh, lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động của nền kinh tế. Dân số trung bình năm 2019 của cả nước ước tính 96,48 triệu người, tăng 1.098,8 nghìn người, tương đương tăng 1,15% so với năm 2018. Trong tổng dân số, dân số thành thị 33,46 triệu người, chiếm 34,7%; dân số nông thôn 63,02 triệu người, chiếm 65,3%; dân số nam 48,02 triệu người, chiếm 49,8%; dân số nữ 48,46 triệu người, chiếm 50,2%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2019 là 55,8 triệu người, tăng 417,1 nghìn người so với năm 2018; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 49,1 triệu người, tăng 527,7 nghìn người so với năm trước. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2019 là 54,7 triệu người, bao gồm 19 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 34,7% tổng số (giảm 3 điểm phần trăm so với năm trước); khu vực công nghiệp và xây dựng 16,1 triệu người, chiếm 29,4% (tăng 2,7 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ 19,6 triệu người, chiếm 35,9% (tăng 0,3 điểm phần trăm). Tính chung năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước ước tính là 1,98%; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,16%; tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) ước tính là 6,39%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2019 ước tính là 1,26%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 0,67%; khu vực nông thôn là 1,57%. Tóm lại, trong bối cảnh tình hình thế giới năm qua biến động phức tạp, kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm nhưng nhờ sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước nên bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2019 đã đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng cao, đây là năm thứ hai liên tiếp trong giai đoạn chiến lược 10 năm nền kinh tế đạt mức tăng trưởng trên 7%, vượt mục tiêu đề ra, quy mô được mở rộng với chất lượng ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề vững chắc, là hy vọng để bước sang năm 2020 nước ta tiếp tục đạt được những thành tựu mới./.
Điểm sáng trong các khu vực kinh tế - Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng tăng 16,5% so với năm 2018, nhóm cây ăn quả đạt sản lượng thu hoạch khá, đặc biệt ngành thủy sản là điểm sáng của khu vực này (tăng 5,6%) với sản lượng nuôi trồng và khai thác đều tăng khá. - Trong khu vực công nghiệp: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giữ đà tăng trưởng cao, trong đó các ngành trọng điểm, sử dụng nhiều lao động, sản xuất hàng xuất khẩu giữ tốc độ tăng khá. Ngành khai khoáng đã có mức tăng trưởng dương 1,29% sau 3 năm giảm liên tục. - Khu vực dịch vụ: Đạt mức tăng trưởng 7,3%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế, trong đó các ngành dịch vụ thị trường có mức tăng cao 8,41%, là động lực chính cho tăng trưởng năm nay của Việt Nam. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thể hiện nhu cầu tiêu dùng trong dân tăng cao 11,8%, cao nhất trong giai đoạn 2016-2019. - Cơ cấu vốn đầu tư chuyển dịch theo hướng tỷ trọng vốn khu vực ngoài nhà nước tăng đều qua các năm, giảm tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước. Năm 2019, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước đã đạt 46% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, mức tỷ trọng cao nhất từ trước đến nay, khẳng định rõ chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế ngoài nhà nước trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. - Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân năm 2019 chỉ tăng 2,79%, thấp nhất trong 3 năm qua. - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa lần đầu tiên vượt qua mốc 500 tỷ USD. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trong nước đối với lĩnh vực xuất khẩu khi có tốc độ tăng trưởng đạt 17,7%, cao hơn rất nhiều tốc độ tăng 4,2% của khu vực FDI. - Số doanh nghiệp thành lập mới năm nay đạt mức kỷ lục 138,1 nghìn doanh nghiệp, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thể hiện sức khỏe của các doanh nghiệp gia nhập thị trường đạt 12,5 tỷ đồng, mức cao nhất trong những năm trở lại đây. - Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ diễn ra mạnh mẽ trong năm 2019, đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. - Hoạt động du lịch lập kỷ lục mới khi thu hút được 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2019, cao nhất từ trước đến nay.
(Theo Tổng cục Thống kê) [1] Tốc độ tăng GDP các năm 2011-2019 lần lượt là: Năm 2011 tăng 6,24%; năm 2012 tăng 5,25%; năm 2013 tăng 5,42%; năm 2014 tăng 5,98%; năm 2015 tăng 6,68%; năm 2016 tăng 6,21%; năm 2017 tăng 6,81%; năm 2018 tăng 7,08%; năm 2019 tăng 7,02%. [2] Tốc độ tăng/giảm giá trị tăng thêm ngành khai khoáng các năm 2016-2019 lần lượt là: giảm 4%; giảm 7,1%; giảm 3,11%; tăng 1,29%. [3]Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của các năm giai đoạn 2016-2019 lần lượt là: 10%; 11,6%; 11,6%; 11,8%. [4] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản một số năm: Năm 2011 tăng 4,23%; năm 2012 tăng 2,92%; năm 2013 tăng 2,63%; năm 2014 tăng 3,44%; năm 2015 tăng 2,41%; năm 2016 tăng 1,36%; năm 2017 tăng 2,9%; năm 2018 tăng 3,76%; năm 2019 tăng 2,01%. [5] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp một số năm: Năm 2011 tăng 4,16%; năm 2012 tăng 2,57%; năm 2013 tăng 2,19%; năm 2014 tăng 2,51%; năm 2015 tăng 2,03%; năm 2016 tăng 0,72%; năm 2017 tăng 2,07%; năm 2018 tăng 2,89%; năm 2019 tăng 0,61%. [6]Năm 2016 xuất siêu 1,6tỷ USD; năm 2017 xuất siêu 1,9 tỷ USD; năm 2018 xuất siêu 6,8 tỷ USD; năm 2019 xuất siêu 9,9 tỷ USD. [7] Tốc độ tăng/giảm CPI tháng Mười Hai so với tháng trước của các năm giai đoạn 2011-2019 lần lượt là: tăng 0,53%; tăng 0,27%; tăng 0,51%; giảm 0,24%; tăng 0,02%; tăng 0,23%; tăng 0,21%; giảm 0,25%; tăng 1,4%. [8]Tốc độ tăng CPI bình quân năm so với năm trước một số năm như sau: năm 2017 tăng 3,53%; năm 2018 tăng 3,54%; năm 2019 tăng 2,79%. Về trang trước In trang Các bài viết khác Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, phấn đấu GDP năm 2025 đạt khoảng 8%  Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, phấn đấu GDP năm 2025 đạt khoảng 8%

01/12/2024

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

01/12/2024

Sức lan tỏa mạnh mẽ từ “giấc mơ thế kỷ” đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam Sức lan tỏa mạnh mẽ từ “giấc mơ thế kỷ” đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam

30/11/2024

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật

30/11/2024

Thu hút đầu tư nước ngoài chờ đột phá Thu hút đầu tư nước ngoài chờ đột phá

29/11/2024

M&A là kênh huy động vốn hiệu quả khi kinh tế phục hồi M&A là kênh huy động vốn hiệu quả khi kinh tế phục hồi

28/11/2024

Việt Nam góp mặt trong 30 nền kinh tế xuất khẩu nhiều nhất thế giới Việt Nam góp mặt trong 30 nền kinh tế xuất khẩu nhiều nhất thế giới

26/11/2024

Vài nét đo lường khu vực phi chính thức ở Việt Nam, giai đoạn 2020-2022 Vài nét đo lường khu vực phi chính thức ở Việt Nam, giai đoạn 2020-2022

25/11/2024

Việt Nam - Hàn Quốc: Đẩy mạnh kết nối đầu tư và chuyển giao công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc: Đẩy mạnh kết nối đầu tư và chuyển giao công nghệ

25/11/2024

Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024 Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

21/11/2024

Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số

20/11/2024

Chuyển đổi số tiếp tục chuyển mình mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực Chuyển đổi số tiếp tục chuyển mình mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực

19/11/2024

Thị trường mua bán - sáp nhập Việt Nam năm 2024: Khởi sắc trong những tháng cuối năm Thị trường mua bán - sáp nhập Việt Nam năm 2024: Khởi sắc trong những tháng cuối năm

15/11/2024

Tận dụng tốt cơ hội để về đích xuất nhập khẩu năm 2024 Tận dụng tốt cơ hội để về đích xuất nhập khẩu năm 2024

14/11/2024

Tập trung thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công Tập trung thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

12/11/2024

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Kinh tế - xã hội tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, với nhiều điểm sáng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Kinh tế - xã hội tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, với nhiều điểm sáng

12/11/2024

Chủ động ứng phó với thách thức trong công tác điều hành giá những tháng cuối năm Chủ động ứng phó với thách thức trong công tác điều hành giá những tháng cuối năm

11/11/2024

Việt Nam sẽ vươn lên đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành bán dẫn Việt Nam sẽ vươn lên đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành bán dẫn

08/11/2024

Quyết tâm tháo gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU tại lần thanh tra thứ 5 của EC Quyết tâm tháo gỡ cảnh báo "thẻ vàng" IUU tại lần thanh tra thứ 5 của EC

07/11/2024

Việt Nam tiếp tục xuất siêu 2 con số trong 10 tháng năm 2024 Việt Nam tiếp tục xuất siêu 2 con số trong 10 tháng năm 2024

07/11/2024

Bức tranh kinh tế cả nước 10 tháng nhiều điểm sáng Bức tranh kinh tế cả nước 10 tháng nhiều điểm sáng

07/11/2024

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bắt nhịp đà tăng trưởng tiêu dùng cuối năm Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bắt nhịp đà tăng trưởng tiêu dùng cuối năm

06/11/2024

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

06/11/2024

Tổng quan thị trường giá cả tháng Mười và 10 tháng năm 2024 Tổng quan thị trường giá cả tháng Mười và 10 tháng năm 2024

06/11/2024

Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2024 Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2024

06/11/2024

Vượt thách thức, đưa ngành logistics Việt Nam phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh Vượt thách thức, đưa ngành logistics Việt Nam phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh

04/11/2024

Từng bước chinh phục thị trường thực phẩm Halal toàn cầu Từng bước chinh phục thị trường thực phẩm Halal toàn cầu

31/10/2024

Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử

31/10/2024

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2024: Kỳ vọng lập kỷ lục 1,3 tỷ USD Xuất khẩu hồ tiêu năm 2024: Kỳ vọng lập kỷ lục 1,3 tỷ USD

30/10/2024

Tận dụng lợi thế EVFTA đem lại hiệu quả tích cực Tận dụng lợi thế EVFTA đem lại hiệu quả tích cực

30/10/2024

Đến năm 2030, hệ thống đô thị và nông thôn sẽ được sắp xếp, phân bố thống nhất, hiệu quả, toàn diện Đến năm 2030, hệ thống đô thị và nông thôn sẽ được sắp xếp, phân bố thống nhất, hiệu quả, toàn diện

25/10/2024

Kinh doanh trạm sạc xe điện - lối đi đầy tiềm năng cho chủ cây xăng tư nhân Kinh doanh trạm sạc xe điện - lối đi đầy tiềm năng cho chủ cây xăng tư nhân

25/10/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam sẽ phát triển ngành Halal chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại, bền vững, hiệu quả Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam sẽ phát triển ngành Halal chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại, bền vững, hiệu quả

24/10/2024

Phát triển công nghiệp ô tô - Lực đẩy từ chính sách và thị trường Phát triển công nghiệp ô tô - Lực đẩy từ chính sách và thị trường

23/10/2024

Chính phủ đặt ra 11 nhiệm vụ, giải pháp để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 là 7-7,5% Chính phủ đặt ra 11 nhiệm vụ, giải pháp để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 là 7-7,5%

22/10/2024

Tọa đàm trao đổi về thông tin đầu vào xây dựng Báo cáo Ổn định Tài chính - Tình hình kinh tế Việt Nam Tọa đàm trao đổi về thông tin đầu vào xây dựng Báo cáo Ổn định Tài chính - Tình hình kinh tế Việt Nam

21/10/2024

Tin tức nổi bật Sức lan tỏa mạnh mẽ từ “giấc mơ thế kỷ” đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam Sức lan tỏa mạnh mẽ từ “giấc mơ thế kỷ” đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2024 Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2024 Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - Brazil nâng tầm quan hệ sẽ đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD năm 2030 Việt Nam - Brazil nâng tầm quan hệ sẽ đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD năm 2030 Giới thiệu Tạp Chí IN Kỳ II tháng 12 năm 2023 (660) Kỳ II tháng 12 năm 2023 (660) Kỳ I tháng 12 năm 2023 (659) Kỳ I tháng 12 năm 2023 (659) Kỳ II tháng 11 năm 2023 (658) Kỳ II tháng 11 năm 2023 (658) Kỳ I tháng 11 năm 2023 (657) Kỳ I tháng 11 năm 2023 (657) Tinh hình kinh tế xã hội - cả nước Chi số giá Emagazine Tư liệu MP3 Infographic Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2023 Tình hình kinh tế - xã hội cả nước tháng Mười và 10 tháng năm 2023 Tin qua ảnh Chùm tin ảnh Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Tổng cục Thống kê Chùm tin ảnh Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Tổng cục Thống kê Chùm ảnh Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tham dự Diễn đàn Thống kê Trung Quốc - ASEAN lần thứ 9 Chùm ảnh Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tham dự Diễn đàn Thống kê Trung Quốc - ASEAN lần thứ 9 Chùm ảnh Tống thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam Chùm ảnh Tống thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam Chùm ảnh Hội nghị tập huấn điều tra người khuyết tật năm 2023 và điều tra chi tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam Chùm ảnh Hội nghị tập huấn điều tra người khuyết tật năm 2023 và điều tra chi tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam Hội thảo quốc tế Quản lý hệ sinh thái, quản trị dữ liệu, giám hộ dữ liêu Hội thảo quốc tế Quản lý hệ sinh thái, quản trị dữ liệu, giám hộ dữ liêu Video Sôi nổi hội thi Đôi đũa vàng GSO năm 2024 Sôi nổi hội thi Đôi đũa vàng GSO năm 2024 Diễn đàn kinh tế: Bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2024 Diễn đàn kinh tế: Bức tranh kinh tế 9 tháng năm 2024 Điều tra Thu nhập bình quân đầu người (tiêu chí 10) thuộc bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại TP. Đà Nẵng năm 2024 Điều tra Thu nhập bình quân đầu người (tiêu chí 10) thuộc bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại TP. Đà Nẵng năm 2024 Liên kết website Liên kết websiteChọn liên kếtTổng cục Thống kê Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Tôi đánh giá cao Tôi rất hài lòng Bình thường Không có gì nổi bật Đánh giá Xem kết quả Kết quả Đánh giá của đọc giả về thông tin chúng tôi cung cấp Tổng cộng: phiếu

TẠP CHÍ CON SỐ & SỰ KIỆN

Đơn vị chủ quản: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Giấy phép xuất bản số: 340/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 09 tháng 6 năm 2021 Phó Tổng biên tập phụ trách: Bùi Bích Thủy Trụ sở chính: 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84-24) 3734.4920 - 3734.4970 - 3734.4971 | Fax: 84-24-3734.4969 Email: [email protected] Website: consosukien.vn Chung nhan Tin Nhiem Mang © 2018 Thuộc về Tổng cục thống kê. All rights reserved. Đang online: 257 Tổng truy cập: 55.040.877 Top

Từ khóa » Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Năm 2019