Kỳ Lạ Làng Nói Phét | Sống 4 Màu | - Kiến Thức

  • Xã hội
    • Tuyển sinh
    • Đọc 30s
    • Soi - Xét
    • Sống 4 màu
    • Hỏi/Đáp
    • Người tốt - Việc tốt
    • Cải chính - Xin lỗi
  • Kho tri thức
    • Thâm cung
    • Di sản
    • Ta & Tây
    • Giải mã
    • Phong thủy
    • Tri thức Việt - Toàn cầu
    • Thiền
  • Khoa học & Công nghệ
    • Khoa học
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Tiền - Vàng
    • Nhà - Đất
    • Đại gia
    • Tiêu dùng
    • Hàng hót
  • Quân sự
    • Tin tức
    • Vũ khí
    • Quân đội
    • Quân sự Việt Nam
  • Thế giới
    • Thế giới 24h
    • Nóng - Sâu
    • Hồ sơ
    • Đời sống
  • Ô tô - Xe máy
    • Xe
    • Phụ kiện
    • Dân chơi
  • Đời sống
    • Tin tức
    • Làm đẹp - giảm cân
    • Mẹ & Bé
    • Ăn ngon
    • Dinh dưỡng - Thuốc
    • Yêu - tám
  • Giải trí
    • Chat Sao
    • VBiz
    • Showbiz ngoại
    • Mốt và phong cách
    • Phim - nhạc
  • Cộng đồng trẻ
    • Nhịp sống
    • Sốt mạng
    • Yêu
    • Thể thao
    • Chơi - Phượt
  • Bạn đọc - Điều tra
TRENDING KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH CỦA DÂN TỘC BIỆT THỰ TRÁI PHÉP TRÊN ĐẤT RỪNG ĐỒI 76 ĐẤU GIÁ ĐẤT HÀ NỘI LÊN 30 TỶ/M2 Xem thêm các dòng sự kiện
  • Trang chủ
  • Xã hội
  • Sống 4 màu
Kỳ lạ làng nói phét Cập nhật lúc: 13:00 23/11/2013 Google News facebook twitter - - + print friendly

TIN LIÊN QUAN

Chuyện về làng hết Trung thu mới dám... cười

Chuyện về làng hết Trung thu mới dám... cười

Ám ảnh làng điên dưới chân đèo Phú Gia

(Kiến Thức) - Có lẽ trên dải đất hình chữ S của đất nước ta, không nơi nào có phong tục nói phét kỳ lạ như ở làng Huỳnh Công, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Không chỉ giỏi nói phét, người làng Huỳnh Công còn rất giỏi vẽ tranh trạng dựa theo những câu chuyện tiếu lâm mà người dân truyền tai nhau, tạo nên một giá trị văn hóa vô cùng độc đáo ở Việt Nam. Cả làng nói phét Theo sử liệu về làng Huỳnh Công thì truyền thống nói phét ở làng này đã trên 300 năm nay. Người làng Huỳnh Công được trời ban cho cái khiếu nói phét khiến người dân từ già đến trẻ có thể nói phét ở bất kỳ chỗ nào dù là đang làm đồng, ăn cơm, uống nước... thậm chí, họ còn tổ chức lễ hội lớn để người dân tha hồ nói phét... Đến làng Huỳnh Công hỏi về truyền thống nói phét, người dân nào cũng tủm tỉm cười và nếu cao hứng thì nói phét ngay lập tức khiến người nghe phải ôm bụng mà cười. Người Huỳnh Công có lẽ biết nói phét từ trong trứng nước, nên từ đứa trẻ mới lên sáu, bảy tuổi đã có thể nói phét sánh ngang với các bậc lão làng đã non trăm tuổi. Ông Trần Đức Tường, Trưởng thôn Tây 1, làng Huỳnh Công cho biết: "Mỗi năm, làng phải tổ chức một buổi để tất cả mọi người thi nhau nói phét. Nếu người nào kể chuyện mà làm cho tất cả khán giả ôm bụng cười thì người đó thắng cuộc. Những câu chuyện tiếu lâm này do người chơi tự nghĩ ra, thậm chí khi đến hội thi, người dân có thể không cần chuẩn bị câu chuyện nào từ trước mà căn cứ vào tình hình thực tế để nói phét gây cười". Theo các bậc cao niên trong làng thì truyền thống nói phét này ra đời cùng với đời sống cần lao vất vả, quanh năm gió táp mưa giăng, đất đai cằn cỗi. Trong quá trình lao động, người dân kể những câu chuyện tiếu lâm gây cười để quên đi mệt nhọc tiếp tục làm việc. Vì những câu chuyện này phát huy sức mạnh vô hình, mọi người có thể làm quần quật cả ngày trời quên đi đói khát, mệt nhọc cho nên đời sống dân cư mới no đủ, êm ấm. Chính vì thế nên truyền thống nói phét này mới được phát triển đến cực độ như một liều thuốc tăng lực chung của cả làng.
Ông Trí và bà Liệu nên duyên vợ chồng nhờ tài... nói phét.
Ông Trần Đức Thắng, một người dân làng Huỳnh Công kể lại câu chuyện để minh chứng cho truyền thống nói phét mấy trăm năm. Trước khi kể, ông nhìn chúng tôi một lượt, miệng tủm tỉm cười rồi đưa chén trà lên môi nhấm nháp và từ từ cất giọng: "Cách đây ít lâu, có mấy người dân trong làng bỏ sắn lên xe bò rồi kéo ra chợ huyện bán. Do đường xa, lại phải đi bộ nên họ phải đi từ lúc 4 giờ sáng. Khi ra đến đầu huyện thì mặt trời bắt đầu mọc, cạnh con đường lớn có mấy người công an đang làm nhiệm vụ. Trông thấy chiếc xe bò, họ chạy ra ngăn lại lập biên bản vì "chở gỗ lậu". Khi bị công an bắt, mấy người dân ôm bụng mà cười. Thấy vậy công an hỏi: "Cớ sao lại cười?", mấy người dân chở sắn liền dẫn mấy chú công an đến chiếc xe bò rồi dùng dao chặt một nhát, nước và bột sắn trắng xóa lưỡi dao. Đến lúc đó mấy chú công an mới tròn xoe đôi mắt ngỡ ngàng, không ngờ củ sắn làng Huỳnh Công lại to như khúc gỗ, dài đến mấy sải tay, thế nên họ mới bắt nhầm". Trên con đường dẫn vào làng Huỳnh Công, chúng tôi cũng bắt gặp những người dân đang dọn dẹp những đống cây keo bị bão số 10 bẻ gãy như vừa có trận bom quét qua. Họ vừa ra sức ghì lưỡi cưa máy vào mỗi gốc vừa í ới chọc ghẹo nhau: "Người thì bảo: "Bên đó về lấy quần mặc cho mấy con trâu thả rông rìa đường, ai lại để trâu cởi truồng ra đường thế không thấy xấu hổ à?"". Câu nói vừa dứt, non chục người đang bó củi ôm bụng cười khoái trá. Tiếng cười chưa dứt, từ bên kia cánh rừng vọng ra lời đáp: "Trâu nì trâu ri (trâu rừng), ngày cày trăm mẫu, củi kéo ngàn cây, mặc quần vào sợ vướng". Tiếng cười lại rộ lên một lần nữa trong khi người dân ai nấy đều ra sức thu dọn đống cây gãy như thể chưa hề có trận bão nào càn quét qua.
Chị Dạ Hương cũng là người vừa sưu tầm chuyện tiếu lâm vừa là người kể chuyện hay trong làng Huỳnh Công.
Nên duyên nhờ... nói phét Người làng Huỳnh Công không chỉ biết nói phét trong chiến tranh, trong lao động sản xuất mà trong tình yêu họ cũng biết phát huy cái khiếu nói phét ấy thành điểm đáng yêu được nhiều người ngưỡng mộ. Nhân chứng nức tiếng trong làng Huỳnh Công nên duyên vợ chồng nhờ nói phét đó chính là ông Huỳnh Đức Trí và bà Trần Thị Liệu ở thôn Tây 1, làng Huỳnh Công. Khi còn trẻ, ông thường kể chuyện tiếu lâm mỗi khi tụ tập với bạn bè, trong những buổi lao động công ích hoặc văn nghệ làng, xã. Tài nói phét của ông lan nhanh đến mức giới sưu tầm văn hóa trong tỉnh ngoài huyện đều biết đến. Thậm chí, khi Phòng Văn hóa huyện đến tìm ông để nghe nói phét ông cứ ngỡ là bị... bắt vì cái tội hay nói phét. Thế nhưng, các cán bộ làm văn hóa đến bày tỏ muốn được nghe ông kể lại những câu chuyện tiếu lâm từ cổ chí kim để đưa vào một cuốn sách mang tên "chuyện trạng Huỳnh Công" thì lúc đó ông mới té ngửa nhận ra rằng, chính ông đang kế thừa nét văn hóa khác lạ mấy trăm năm làng trạng. Nghe khách lạ hỏi về chuyện lấy được vợ nhờ tài nói phét. Ông phá lên cười sảng khoái, ông đưa chén nước lên môi nhấm nháp rồi kể về cuộc tình nhờ nói trạng trong khi miệng cười tủm tỉm. Ông gọi bà Trần Thị Liệu từ trong nhà ra rồi giới thiệu luôn: "Vợ tui đây nì. Hồi đó tui thường hay nói chuyện tiếu lâm ở đám đông đó, không ngờ bà ấy nghe được và thích thú, lần nào nghe tui kể chuyện bà ấy cũng cười lăn lộn, rồi qua mấy lần diễn văn nghệ cứ thấy bà nhiệt tình giúp đỡ mấy việc lặt vặt như trang điểm, rồi... ai ngờ bà ấy thương tui luôn đó". Bà Liệu thành thật rằng: "Ngày xưa ông ấy ngỏ lời tui cũng hơi... chột dạ, trong lòng thì vui sướng lắm nhưng cũng sợ là ông ấy chỉ... nói phét cho vui. Nhưng rồi hai chúng tui phải thề là phải nói... thật, thế là ông ấy ăn nói rất nghiêm túc, đứng đắn, lại còn đòi xin phép bố mẹ hai bên để làm lễ cưới. Đến lúc đó tui mới thở phào vì mọi chuyện là thật". Ông Trí nói vui với bà Liệu: "Vừa rồi thấy mấy đứa trẻ trong hội thi nói trạng của làng chúng nó cũng có biểu hiện như tui với bà ngày xưa đó". Nói rồi mọi người cười ngặt nghẽo vì cái phong thái, giọng điệu hài hước của ông nhiều hơn là câu chuyện. (còn tiếp) "Mỗi năm, lễ hội nói trạng được tổ chức một lần vào dịp Tết để cho người dân từ già tới trẻ tranh tài với nhau, người thắng thì được nhận phần thưởng là sự ngưỡng mộ của dân làng. Nhưng trên hết là phát huy được truyền thống văn hóa độc đáo của làng Huỳnh Công mà không nơi nào có được". Chị Hoàng Dạ Hương (Trưởng ban Văn hóa xã Vĩnh Tú) Dương Hòa

Tin tài trợ

  • Vốn hóa AIG bốc hơi 3.000 tỷ sau hơn 1 tháng lên sàn

    Vốn hóa AIG bốc hơi 3.000 tỷ sau hơn 1 tháng lên sàn

    Xây dựng Bình Dương ACC 'rót' 500 tỷ đầu tư vào hai công ty bất động sản

    Xây dựng Bình Dương ACC 'rót' 500 tỷ đầu tư vào hai công ty bất động sản

    Cổ đông họ 'Sông Đà' mỏi mòn chờ ngày nhận cổ tức

    Cổ đông họ 'Sông Đà' mỏi mòn chờ ngày nhận cổ tức

  • Kê khai sai thuế, Gốm Mỹ Xuân bị phạt và truy thu 850 triệu đồng

    Kê khai sai thuế, Gốm Mỹ Xuân bị phạt và truy thu 850 triệu đồng

    Dệt may Thành Công lãi 263 tỷ đồng trong 11 tháng, vượt 63% kế hoạch

    Dệt may Thành Công lãi 263 tỷ đồng trong 11 tháng, vượt 63% kế hoạch

    Chân dung tân Giám đốc cao cấp Tài chính của PNJ

    Chân dung tân Giám đốc cao cấp Tài chính của PNJ

  • Con gái bầu Đức muốn mua 1 triệu cổ phiếu HAG

    Con gái bầu Đức muốn mua 1 triệu cổ phiếu HAG

    Cổ phiếu VMC tăng trần 3 phiên sau kế hoạch thoái vốn của Vinaconex

    Cổ phiếu VMC tăng trần 3 phiên sau kế hoạch thoái vốn của Vinaconex

    Cổ đông CII sẽ nhận được cổ tức bằng tiền trước Tết Nguyên đán

    Cổ đông CII sẽ nhận được cổ tức bằng tiền trước Tết Nguyên đán

Bình luận về bài viết này Chia sẻ Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu Sử dụng lại thông tin email và họ tên từ lần bình luận gần nhất Gửi Nhập lại Họ tên (*) Email (*) Hoàn thành

    BÀI ĐỌC NHIỀU

  • Thủ tướng chưa kịp trả lời về tham nhũng

    Thủ tướng chưa kịp trả lời về tham nhũng

  • Cận cảnh vỡ đường ống khiến 70.000 hộ dân mất nước

    Cận cảnh vỡ đường ống khiến 70.000 hộ dân mất nước

  • Hài cốt “cậu Thủy” tìm ở Quảng Trị là xương lợn, mèo

    Hài cốt “cậu Thủy” tìm ở Quảng Trị là xương lợn, mèo

  • Hà Nội: Phát hiện mẹ thắt cổ tự tử ở tầng 4

    Hà Nội: Phát hiện mẹ thắt cổ tự tử ở tầng 4

  • Trụ sở cơ quan Nhà nước ngốn tiền “khủng“

    Trụ sở cơ quan Nhà nước ngốn tiền “khủng“

Tin tức Sống 4 màu mới nhất

  • Báo ngoại viết thị trấn Hội An đẹp nhất Việt Nam (29/06, 07:32)
  • Khám phá nét đẹp đời thường qua Triển lãm Cuộc sống quanh ta 2024 (27/06, 06:30)
  • Triển lãm 1001 rùa biển bằng gốm: Thông điệp bảo tồn rùa biển (17/06, 00:05)
  • Người dân TPHCM đổ xô đến trung tâm thương mại tránh nóng (01/05, 07:10)
  • Phố đi bộ Hồ Gươm đông đúc trong ngày nóng bức (01/05, 07:08)
  • Người dân Hà Tĩnh kéo nhau lên núi tắm suối giải nhiệt (01/05, 07:04)
  • Khám phá "thủy cung không nước" tại Hà Nội (28/04, 13:44)
  • Xanh mướt hàng rào bằng cây duối trăm tuổi ở Hà Tĩnh (27/04, 07:14)
  • Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng (16/04, 19:04)
  • Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Hành trình trải nghiệm thú vị (11/04, 17:00)

Bình luận(0)

ĐỌC NHIỀU NHẤT

  • Cuộc sống của bà Lê Hoàng Diệp Thảo hậu ly hôn nghìn tỷ

  • Ukraine chưa kịp ăn mừng, đã dính đòn “hồi mã thương” của Nga

  • “Kiểm kê” khối tài sản gần 400 tỷ của Lý Nhã Kỳ

  • Việt Nam phát hiện loài cây chưa từng xuất hiện trên thế giới

  • Phát hiện tấm vải ngàn tuổi, sửng sốt thấy 8 chữ tiên tri năm 2040

  • Người về quê nghỉ Tết bất ngờ khi được CSGT... chặn dừng

  • Nhan sắc vợ thứ hai kém 14 tuổi của nhạc sĩ Huy Tuấn

  • Danh tính cô gái cười tươi rói ngay sau khi rời tòa ly hôn

  • Phát hiện loài động vật mới chấn động nhất Việt Nam 2023

  • Salon tóc để nhân viên nữ mặc mát mẻ khiến khách phẫn nộ

  • Cô gái ngày xưa Đoàn Văn Hậu từng lỡ dở giờ ra sao?

  • Loài động vật “dai sức” nhất hành tinh, cần đến 8 giờ để giao phối

  • Cận cảnh biệt phủ 10.000 m2 của Thanh Bạch và “bà trùm” Thúy Nga

  • Dùng AI phục dựng đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng, giật mình dung mạo

  • Vũ khí của Quân đội Nga gây chấn động chiến tuyến Ukraine

  • Góc ảnh đặc biệt gây kinh ngạc về cuộc sống ở Triều Tiên

  • 4 tuổi giàu nhất từ Rằm tháng Giêng Giáp Thìn, đổi đời chóng mặt

  • Đi tập gym, cô gái Quảng Ninh tự tin diện đồ "bằng bàn tay"

  • Bất ngờ cuộc sống của người lao động ở Triều Tiên

  • Mất tích gần 30 năm trong vũ trụ, phi hành gia bất ngờ tái xuất?

  • Tuyệt chủng 11 triệu năm trước, thú quý hiếm bỗng “tái xuất” ở Việt Nam

  • Israel thua trận đầu ở Gaza, Hamas tiêu diệt tổng cộng 24 xe tăng

  • Loài cây kịch độc trong Sách Đỏ thế giới, ở Việt Nam mọc đầy

  • Hot girl Phú Thọ sở hữu nhan sắc vạn người mê

Từ khóa » Trúc ổ Tổ Nói Phét