Thành Ngữ – Tục Ngữ: Trúc Ổ Tổ Nói Phét | Ca Dao Mẹ
Có thể bạn quan tâm
- Trúc Ổ tổ nói phét
Trúc Ổ tổ nói phét
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Bắc Ninh
- nói khoác
- Trúc Ổ
- Người đăng: Phan An
- 4 January,2015
Bình luận - Chủ đề:
- Văn chương họ Phí, lí sự họ Bùi
Văn chương họ Phí, lí sự họ Bùi
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 15 August,2024
- Chủ đề:
- Chồng đánh chẳng chừa, vẫn giữ cùi dừa bánh đa
Chồng đánh chẳng chừa, vẫn giữ cùi dừa bánh đa
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Trào phúng, phê phán đả kích
- Thẻ:
- bánh tráng
- ẩm thực
- Người đăng: Phan An
- 22 April,2024
- Chủ đề:
- Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi
Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- cái cầu
- Sài Gòn
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 7 April,2024
- Chủ đề:
- Gái Hòn Gai, trai Cẩm Phả
Gái Hòn Gai, trai Cẩm Phả
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Cẩm Phả
- Quảng Ninh
- Hòn Gai
- Người đăng: Phan An
- 10 January,2024
- Chủ đề:
- Trai Tân Trúc chặt tre thở hoi hóp
Trai Tân Trúc chặt tre thở hoi hóp, Gái Đông Hà đãi hến hát nghêu ngao
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- chơi chữ
- Quảng Trị
- Người đăng: Phan An
- 30 May,2023
- Chủ đề:
- Gái Hải Phòng, Trai Đất Cảng
Gái Hải Phòng, trai Đất Cảng
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 3 May,2023
- Chủ đề:
- Con gái quận 3 không bằng bà già quận 1
Con gái quận 3 không bằng bà già quận 1
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Trào phúng, phê phán đả kích
- Thẻ:
- Đà Nẵng
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 28 June,2022
- Chủ đề:
- Bút Cấm Chỉ, sĩ Thiên Lộc
Bút Cấm Chỉ, sĩ Thiên Lộc
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Hà Tĩnh
- Người đăng: Phan An
- 26 March,2022
- Chủ đề:
- Bánh tày nhân cá rô
Bánh tày nhân cá rô
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Hà Tĩnh
- Người đăng: Phan An
- 26 March,2022
- Chủ đề:
- Bà rú Lông đi ông rú Trà
Bà rú Lông đi ông rú Trà
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Quan hệ thiên nhiên
- Thẻ:
- thời tiết
- Nghệ An
- Người đăng: Phan An
- 26 March,2022
- Chủ đề:
- Chợ Chì là chợ Chì xa
Chợ Chì là chợ Chì xa, Chồng mong, con khóc, chém cha chợ Chì
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Tình cảm gia đình, bạn bè
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- chồng con
- chợ búa
- Bắc Ninh
- chợ Chì
- Người đăng: Phan An
- 25 August,2019
- Chủ đề:
- Chợ Chì bán xảo bán sàng
Chợ Chì bán xảo bán sàng Bắc Ninh bán những nhẫn vàng trao tay Đình Bảng bán ấm bán khay Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- chợ Chì
- con chó
- nghề truyền thống
- Bắc Ninh
- Phù Lưu
- Đình Bảng
- Người đăng: Phan An
- 28 September,2015
- Chủ đề:
- Sinh ra trên tổng Đông Ngàn
Sinh ra trên tổng Đông Ngàn Không ham vật võ khó làm thân trai
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Bắc Ninh
- đấu vật
- Hà Nội
- Đông Ngàn
- trò chơi dân gian
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 25 August,2015
- Chủ đề:
- Một giỏ ông đồ
Một giỏ ông đồ, Một bồ ông cống, Một đống ông nghè, Một bè tiến sĩ, Một bị trạng nguyên, Một thuyền bảng nhãn
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Bắc Ninh
- khoa bảng
- Người đăng: Phan An
- 14 July,2015
- Chủ đề:
- Ăn Bắc, mặc Kinh
Ăn Bắc mặc Kinh
Dị bảnĂn Bắc, mặc Nam
- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Thăng Long - Hà Nội
- Bắc Ninh
- Người đăng: Lê Minh Quang
- 12 July,2015
- Ghênh đẻ, Khe nuôi
Ghênh đẻ, Khe nuôi
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Lịch sử
- Thẻ:
- Bắc Ninh
- chúa Trịnh
- Người đăng: Phan An
- 7 July,2015
- Chủ đề:
- Trăm năm cũng chẳng có suy
Trăm năm cũng chẳng có suy Gia Bình ngũ hổ chầu về Thiên Thai
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Lịch sử
- Thẻ:
- trạng nguyên
- Thiên Thai
- Bắc Ninh
- Người đăng: Phan An
- 2 July,2015
- Chủ đề:
- Xa đưa văng vẳng tiếng chuông
Xa đưa văng vẳng tiếng chuông Kìa chùa Phả Lại chập chùng bên sông
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Bắc Ninh
- Hải Dương
- chùa chiền
- Phả Lại
- Người đăng: Nguiễn Sơn
- 7 March,2015
- Chủ đề:
- Đông Loan nói tức cả chó, cả gà
Đông Loan nói tức cả chó, cả gà Nội Hoàng nói tức không chừa hào mục, quan nha
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Bắc Giang
- nói khoác
- Đông Loan
- Nội Hoàng
- Người đăng: Phan An
- 19 January,2015
- Chủ đề:
- Hòa Làng ăn cơm rang nói phét
Hòa Làng ăn cơm rang nói phét
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Trào phúng, phê phán đả kích
- Thẻ:
- Bắc Giang
- nói khoác
- Hòa Làng
- Người đăng: Phan An
- 4 January,2015
- Chủ đề:
- Trúc Ổ Một làng nay thuộc xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Làng có truyền thống "nói tức," nghĩa là cố tình nói khoác cho người nghe bực mình.
- Văn chương họ Phí, lí sự họ Bùi Câu nói lưu truyền ở làng Hoàng Xá, xã Quyết Thắng (tên cũ Thanh Hà) thuộc huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
- Bánh tráng Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
- Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi Tên sáu cây cầu lâu đời ở Sài Gòn: cầu chữ Y, cấu Mống, cầu Bông, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Thị Nghè và cầu Bình Lợi.
- Hồng Gai Cũng gọi là Hòn Gai, tên cũ là Bang Gai hoặc Áng Gai, nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cuối thế kỷ 19 trở về trước, đây là một vùng vắng vẻ, cư dân thưa thớt, vốn chỉ là vũng biển đậu thuyền. Tại đây có mỏ Hòn Gai, một mỏ than đã được đưa vào khai thác từ thời Pháp thuộc.
Một góc mỏ than Hòn Gai thời Pháp thuộc
- Cẩm Phả Một địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tại đây từ xưa đã nổi tiếng với ngành khai thác than đá. Cẩm Phả cũng có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lượng thấp.
Cẩm Phả về đêm
- Gái Hòn Gai, trai Cẩm Phả Câu thành ngữ có từ thời Pháp thuộc. Có một số cách giải thích: - Gái Hòn Gai vùng cảng biển lanh lợi hoạt bát, có của ăn của để, còn trai Cẩm Phả ngày ấy phần lớn làm phu mỏ, đen đúa, ốm yếu và nghèo. - Hòn Gai là nơi tập trung những quan lại, chức dịch,[...] lựa chọn những gái xinh nhiều nơi về làm vợ, làm lẽ [...] Còn Cẩm Phả là nơi phu mỏ tụ tập. Đã là phu phải khỏe mới cáng đáng nổi việc [...]. Vậy nên gái Hòn Gai đẹp còn trai Cẩm Phả thì phải khỏe. (Trần Tâm — tiểu thuyết Người từ vùng than).
- Tân Trúc Một làng nay thuộc địa phận xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
- Đông Hà Địa danh nay là thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Trị.
- Chơi chữ: trúc, tre, hóp là các loại cây cùng họ, cũng như hà, hến, nghêu, ngao đều cùng họ.
- Hải Phòng Một địa danh nay là thành phố Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất thuộc miền Bắc nước ta. Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn xứ Đông (Hải Dương) xưa - bao gồm cả Hải Phòng ngày nay - thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Đến cuối thế kỉ 19, Hải Phòng đã thành một trong các thành phố lớn nhất nước. Về văn hóa, tại đây có nhiều đền chùa thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lê Hoàn và Ngô Quyền, đồng thời là quê hương của các nhạc sĩ lớn như Văn Cao, Hoàng Quý, Đoàn Chuẩn, Ngô Thụy Miên... Hải Phòng cũng là một trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với bãi biển Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà. Vì có nhiều hoa phượng nên Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.
Một góc Hải Phòng
- Con gái quận 3 không bằng bà già quận 1 Quận 3 ở Đà Nẵng được cho là khu vực quận Sơn Trà, quận 1 được cho là khu vực quận Hải Châu ngày nay; ngày trước hai quận có mức sống rất chênh lệch.
- Cấm Chỉ Tên dân gian quen gọi ngõ Hàng Bông (cắt phố Hàng Bông và Tống Duy Tân), thời Pháp thuộc tên là phố Lông-đơ (rue Lhonde), sau 1945 đổi thành ngõ Cấm Chỉ, Hàng Bông Lờ, Hàng Bông. Về tên gọi Cấm Chỉ, có hai giả thuyết:
1. Đây là lối đi vào Dương mã thành, cấm đi lại khi đã có trống, chuông thu không (lúc chiều tối). 2. Chúa Chổm ra chỉ cấm không cho những người đòi nợ đi qua đây để đòi nợ tiếp.
- Can Lộc Tên cũ là Thiên Lộc, nay là một huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Đây là vùng đất giàu truyền thống hiếu học và có bề dày văn hóa, lịch sử nổi tiếng của tỉnh.
- Bút Cấm Chỉ, sĩ Thiên Lộc Ngõ Cấm Chỉ xưa kia sản xuất nhiều loại bút lông nổi tiếng, Thiên Lộc có nhiều kẻ sĩ hiển đạt lưu danh sử sách.
- Bánh tày Một loại bánh ở các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, làm từ gạo nếp và gói lá chuối, tương tự như bánh tét ở miền Trung và miền Nam.
- Cá rô Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
Cá rô đồng kho tộ
- Bánh tày nhân cá rô Chỉ sự quê mùa, lạc hậu ngày trước ở vùng Yên Thành, tỉnh Hà Tĩnh.
- Bà rú Lông đi ông rú Trà Về mùa gió Lào, gió thường đổi chiều từ rú Lông gây nên những cơn lốc nhỏ thổi xuống rú Trà (đều thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), gây hại cho nhà cửa, mùa màng. Người dân gọi hiện tượng này là bà thần rú Lông đi thăm ông thần rú Trà.
- Chợ Chì Ngôi chợ ở làng Chì, nay thuộc địa phận xã Bồng Lai, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Xảo Đồ đan bằng tre tương tự như giần nhưng có mắt thưa hơn nhiều, thường dùng để lọc lấy thóc và loại bỏ rơm rác. Động tác dùng xảo cũng gọi là xảo.
- Sàng Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
Sàng gạo
- Bắc Ninh Một tỉnh thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng, rất giàu truyền thống văn hóa. Bắc Ninh có nhiều lễ hội (hội Lim, hội Đền Đô, hội Phù Đổng...), nhiều đền chùa (chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phật Tích...), là quê hương của danh tướng Cao Lỗ, Lý Thái Tổ, Nguyên Phi Ỷ Lan, đồng thời là cái nôi của dân ca quan họ.
Hát quan họ
- Đình Bảng Tên một ngôi làng ở tỉnh Bắc Ninh, xưa là làng Cổ Pháp, có tên Nôm là làng Báng. Đây là quê hương của Lý Thái Tổ – vị vua sáng lập triều Lý, người đã dời đô về Thăng Long-Hà Nội.
Đền Lý Bát Đế, còn gọi là Đền Đô, thờ 8 vị vua nhà Lý ở làng Đình Bảng
- Phù Lưu Một ngôi làng cổ ở Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, còn gọi là làng Giầu, Chợ Giầu. Làng có truyền thống buôn bán và văn hóa. Vào các thế kỷ 15, 16, 17, Phù Lưu là một làng chợ lớn nên mới có tên chữ là Thị thôn (làng chợ). Nay Thị Thôn là tên một thôn ở xã Hán Quảng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Đông Ngàn Một địa danh cổ, tương ứng với diện tích thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, và một phần các huyện Đông Anh, Gia Lâm, thành phố Hà Nội ngày nay.
- Sinh đồ Một học vị trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến, được xác định trong kỳ thi Hương (là kỳ thi sơ khởi nhất để triều đình tuyển chọn người tài; người nào đỗ kỳ thi Hương thì năm sau mới được dự kỳ thi cao hơn là thi Hội, thi Đình).
- Bồ Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
Bồ và cối xay thóc
- Cống Học vị dành cho những người thi đỗ khoa thi Hương dưới chế độ phong kiến.
Nào có ra gì cái chữ Nho Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co (Chữ Nho - Tú Xương)
- Nghè Tên gọi dân gian của học vị Tiến sĩ dưới chế độ phong kiến.
- Tiến sĩ Học vị được trao cho những người đỗ tất cả ba kỳ thi: thi Hương, thi Hội và thi Đình, được ghi danh trong khoa bảng (trừ thời nhà Nguyễn, có thêm học vị Phó bảng không phải là tiến sĩ, nhưng cũng được chấm đỗ ba kỳ thi trên). Thời nhà Trần, những người đỗ Tiến sĩ được gọi là Thái học sinh.
- Trạng nguyên Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
- Bảng nhãn Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến, dưới Trạng nguyên và trên Thám hoa.
- Bài vè này nói về truyền thống hiếu học, khoa bảng của Bắc Ninh.
- Kinh Bắc Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Hội Gióng
- Thăng Long Tên cũ của Hà Nội từ năm 1010 - 1788. Tương truyền Lý Thái Tổ khi rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên mới gọi kinh đô mới là Thăng Long (rồng bay lên). Ngày nay, tên Thăng Long vẫn được dùng nhiều trong văn chương và là niềm tự hào của người dân Hà Nội.
Ai về xứ Bắc ta đi với Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Từ độ mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long (Huỳnh Văn Nghệ)
Trong thơ văn cổ, Thăng Long cũng được gọi là Long Thành (kinh thành Thăng Long), ví dụ tác phẩm Long Thành cầm giả ca (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) của Nguyễn Du.
Thăng Long - Kẻ Chợ qua nét vẽ của thương nhân người Hà Lan Samuel Baron (1865)
- Như Quỳnh Tên Nôm là làng Ghênh, xưa thuộc Gia Lâm, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc, nay là địa phận thị trấn Như Quỳnh, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Đây là quê của thái phi Trương Thị Ngọc Chử, mẹ của chúa Trịnh Cương, bà nội của chúa Trịnh Giang và Trịnh Doanh.
- Liễu Ngạn Xưa có tên là làng Khe, nay thuộc xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
- Ghênh đẻ, Khe nuôi Tương truyền, khi thái phi Trương Thị Ngọc Chử (người làng Ghênh) sinh ra chúa Trịnh Cương thì bị mất sữa, chúa khóc ngằn ngặt suốt ngày đêm, ai dỗ cũng không nín. Khi ấy em con dì ruột của bà Chử là Nguyễn Thị Cảo lấy chồng về làng Khe cũng vừa sinh con nên bà vời vào cung nuôi con cùng. Khi bà Cảo bế cháu lên tay thì Trịnh Cương liền nín khóc và đòi bú. Từ đó bà Cảo ở lại trong cung nuôi con nuôi cháu, dần dần trong dân gian lưu truyền câu này.
- Gia Bình Địa danh nay là một huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh, bên bờ Nam sông Đuống.
- Gia Bình ngũ hổ Năm con hổ đất Gia Bình, chỉ năm trạng nguyên quê ở Gia Bình, Bắc Ninh: Lê Văn Thịnh (đỗ Trạng năm 1075), Lý Đạo Tái (1298), Nguyễn Quang Bật (1484), Nguyễn Lượng Thái (1553), và Vũ Giới (1557).
- Thiên Thai Một dãy núi gồm chín ngọn núi liền nhau (ngọn cao nhất cao 150 mét) tạo thành hình rồng lượn, nằm bên bờ sông Đuống, về phía tây bắc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Trên núi có nhiều đền chùa, từ xưa đã là một thắng cảnh.
Trên núi Thiên Thai Trong chùa Bút Tháp Giữa huyện Lang Tài Gửi về may áo cho ai? (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
- Chùa Phả Lại Xưa tên Chúc Thánh, một ngôi chùa cổ nay thuộc thôn Phả Lại, xã Đức Long, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thờ thiền sư Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không - hai vị thiền sư có công lớn với vua Lý và tu ở chùa Phả Lại, sau khi mất, hai vị thiền sư được nhân dân tạc tượng thờ và tôn làm Thành hoàng làng.
Cũng có một ngôi chùa khác tên Phả Lại thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Đông Loan Tên một làng nay thuộc xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng được mệnh danh là "làng nói tức."
- Nội Hoàng Địa danh nay là một xã thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng Nội Hoàng thuộc xã Nội Hoàng là một trong 8 làng cười của tỉnh.
- Hào mục Người có thế lực ở làng xã thời phong kiến. Dưới thời nhà Nguyễn, mỗi làng thường có hội đồng hào mục; những người có chức sắc trong làng đều có quyền tham dự.
- Nha Sở quan (từ Hán Việt), nơi các quan làm việc. Theo Thiều Chửu: Ta gọi là quan nha 官衙 hay là nha môn 衙門 vì ngày xưa trước quân trướng đều cắm lá cờ có tua như cái răng lớn, nên gọi là nha môn 衙門, nguyên viết là 牙門.
- Hòa Làng Tên một làng nay thuộc xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Làng là một trong 8 làng cười truyền thống của tỉnh, gồm có: Hòa Làng, Dương Sơn, Tiên Lục, Đông Loan, Nội Hoàng, Phụng Pháp, Cao Lôi, và Khả Lý.
Từ khóa » Trúc ổ Tổ Nói Phét
-
Trúc Ổ Tổ Nói Phét | - Cộng đồng Tri Thức & Giáo Dục
-
Làng “nói Phét Gia Truyền” ở Bắc Giang - Báo Giao Thông
-
ăn Tục Nói Phét Là Gì? - Từ điển Thành Ngữ Tiếng Việt
-
Chết Cười Nghe Dân Làng Văn Lang, Phú Thọ Nói Khoác - VTC News
-
Cả Làng… Nói Phét! - An Ninh Thủ đô
-
Thăm Làng “nói Phét” Truyền Thống ở Bắc Giang - Môi Trường Đô Thị
-
Người Gom Nhặt Truyện Cười Xứ Bắc
-
Kỳ Lạ Làng Nói Phét ở Bắc Giang Khiến Du Khách Ngã Ngửa
-
Có Một Làng “nói Phét” ở Ngoại Thành Hà Nội - ThanhtraVietNam
-
Khám Phá Những Làng Nói Phét Nổi Tiếng Việt Nam - TravelMag
-
Làng Nói Phét “gia Truyền” | Báo Dân Trí
-
Những Ngôi Làng Có Truyền Thống Nói Phét Nổi Tiếng Nhất Việt Nam ...
-
Kỳ Lạ Làng Nói Phét | Sống 4 Màu | - Kiến Thức