Kỹ Năng đàm Phán Hợp đồng Thương Mại Quốc Tế - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Kỹ năng thuyết phục
  • Kỹ năng thương lượng
  • Đàm phán là gì
  • Đàm phán trong kinh doanh
  • Nghệ thuật đàm phán
  • HOT
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi Ro Doanh...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Kỹ Năng Mềm » Kỹ năng đàm phán Kỹ năng đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế

Chia sẻ: Nguyen CCC | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

Thêm vào BST Báo xấu 662 lượt xem 57 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo tài liệu Kỹ năng đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế nhằm giúp các bạn nắm được các đặc điểm của đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế, các phương thức đàm phán, các bước của quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Kỹ năng đàm phán hợp đồng
  • hợp đồng thương mại quốc tế
  • bản luận cứ luật sư
  • kỹ năng hành nghề luật
  • kỹ năng luật sư
  • cẩm nang cho luật sư

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế

  1. Kỹ năng đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế Đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một loại đàm phán trong đó có ít nhất hai bên chủ thể có trụ sở thương mại ở những nước khác nhau tham gia đàm phán để xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hoặc tài sản là đối tượng của hợp đồng ở nước ngoài đối với các bên hay sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ giao dịch ở nước ngoài đối với các bên. Đặc điểm của đàm phán Hoạt động đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bên cạnh những đặc điểm chung như đàm phán các loại hợp đồng thông thường khác thì cũng có những đặc điểm riêng biệt, đó là: - Các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường chịu sự điều chỉnh của một hoặc một số điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương, hoặc quy định của hệ thống pháp luật một quốc gia nhất định với tư cách là khuôn khổ pháp lý. - Đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế luôn chịu sự chi phối, tác động của các quy luật kinh tế. Bên cạnh đó, nó còn bị chi phối, ảnh hưởng bởi phương pháp và thủ thuật kinh doanh, đặc biệt là phương pháp marketing quốc tế và cạnh tranh. - Đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường chịu ảnh hưởng bởi
  2. sự biến động của nền kinh tế và thị trường quốc tế có tính chất thường xuyên, liên tục. - Đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố chính trị và ngoại giao do có yếu tố quốc tế và thường liên quan tới ít nhất hai quốc gia khác nhau. Các yếu tố cơ bản của hoạt động đàm phán - Bối cảnh đàm phán là tổng hợp các yếu tố khách quan có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động đàm phán và thường bao gồm các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị… Trong đó thời gian, địa điểm và ngôn ngữ đàm phán là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đàm phán. - Năng lực đàm phán là yếu tố thuộc về cá nhân người đàm phán nhưng có ảnh hưởng rất lớn và có tính chất quyết định tới tiến trình và kết quả đàm phán. - Đối tượng của đàm phán là các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ và các hoạt động liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ… có tính chất quốc tế. - Nội dung đàm phán là việc tiến hành các hoạt động bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất giữa các bên về các vấn đề chủ yếu của hợp đồng như đối tượng hợp đồng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, điều kiện giao – nhận hàng hóa, dịch vụ, quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên.
  3. - Mục đích đàm phán là những vấn đề liên quan đến lợi ích mà các bên hướng tới. Các phương thức đàm phán Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy có rất nhiều phương thức đàm phán khác nhau và các phương thức sau đây thường xuyên được các bên áp dụng: - Đàm phán qua thư tín là phương thức đàm phán được sử dụng phổ biến trong hoạt động kinh doanh hiện đại vì những ưu điểm của nó như tiết kiệm chi phí, thời gian… - Đàm phán qua điện thoại là một trong những phương thức đàm phán phổ biến hiện nay, nhất là trong thời đại phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật và công nghệ. - Đàm phán trực tiếp thường được áp dụng khi liên quan đến các hợp đồng lớn, phức tạp, nhiều chủ thể tham gia, phạm vi đa dạng. Các bước của quá trình đàm phán Thực tiễn cho thấy quy trình đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường diễn ra theo những bước sau: - Xác định tình huống đàm phán là tìm hiểu và kiểm tra bối cảnh đàm phán và những vấn đề có liên quan, chú ý những khía cạnh chủ chốt tác động đến mối quan hệ đàm phán, thiết lập các mục tiêu chung cho quan hệ đàm phán, đó là lợi ích cụ thể mà các bên đều hướng tới. - Lập kế hoạch đàm phán là công việc chuẩn bị trực tiếp cho việc đàm phán như tổ chức thu thập và xử lý thông tin, xây dựng kế hoạch, chương trình đàm phán, luyện tập việc thực hiện các chiến thuật đàm phán cụ thể…
  4. - Tổ chức đàm phán là cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều bên để bàn bạc và tiến tới thống nhất một số hoặc tất cả các vấn đề được nêu ra mà trước đó các bên chưa thống nhất được. Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Sau khi đã thống nhất các vấn đề cơ bản ở giai đoạn đàm phán, các bên tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Khi ký kết, các bên cần tuân thủ các nguyên tắc ký kết, đó là bình đẳng, tự nguyện, thỏa thuận song phương, tuân thủ pháp luật và thông lệ quốc tế. - Trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, các bên có thể áp dụng nhiều phương thức ký kết hợp đồng khác nhau như ký trực tiếp, ký gián tiếp, ký bằng văn bản hoặc qua thư điện tử. + Ký trực tiếp là việc các bên trực tiếp gặp gỡ, bàn bạc, thương lượng các nội dung (điều khoản) của hợp đồng và cùng nhau ký vào bản hợp đồng. + Ký gián tiếp là việc các bên ký kết hợp đồng thông qua các phương tiện thông tin như thư từ giao dịch, điện báo, telex, fax, điện tín, email… Trình tự đàm phán và ký kết hợp đồng theo phương thức gián tiếp gồm hai giai đoạn là chào hàng (Offer) và chấp nhận chào hàng (Acceptance): Chào hàng gồm các loại như chào hàng chủ động, chào hàng thụ động, chào hàng tự do (Free offer), chào hàng xác định (Firm offer); Chấp nhận chào hàng (Acceptance) phải đáp ứng các điều kiện do người được chào hàng gửi tới – mang tính vô điều kiện và được gửi trong thời hạn có hiệu lực của chào hàng. - Tùy từng điều kiện cụ thể, việc ký hợp đồng có thể được tiến hành bằng một trong các hình thức sau: Hai bên ký vào hợp đồng mua – bán (văn bản thường được soạn thảo theo mẫu chung thống nhất); người mua xác nhận bằng văn
  5. bản là người mua đã đồng ý với các điều khoản của thư chào hàng tự do; người bán xác nhận bằng văn bản chấp nhận đơn đặt hàng của người mua, hai bên trao đổi bằng thư xác nhận về việc đã đạt được những điều khoản thỏa thuận trong đơn đặt hàng (trong đó nêu rõ những điều đã được thỏa thuận). - Thời điểm ký kết hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng bởi thời điểm này quan hệ hợp đồng giữa các bên tham gia được xác lập và nếu hợp đồng mang tính chất ưng thuận thì sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý ràng buộc các bên với nhau. - Địa điểm ký kết khi các bên ở các nước khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng, bởi đây là tiêu chí xác định luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Theo điều 18, 23 của Công ước Viên 1980, địa điểm ký kết hợp đồng là nơi được chấp nhận chào hàng
  6. Nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa luật sư và chính quyền: Phụ thuộc vào cách thức tổ chức Trong hơn 01 năm qua, việc phối hợp hài hòa giữa cơ quan quản lý Nhà nước và Đoàn Luật sư (LS) đã giúp cho cả hai cơ quan này thực hiện tốt chức năng quản lý và phát huy vai trò tự quản. Tuy nhiên, để mối quan hệ này đạt hiệu quả thì còn cần đến những yêu cầu phối hợp cao hơn. Vẫn nhiều “lỗi” trong hoạt động LS Ngày 2/10, tại hội thảo “Nâng cao chất lượng hoạt động của LS và tổ chức hành nghề LS trên địa bàn Hà Nội”, do Sở Tư pháp và Đoàn LS TP. Hà Nội lần đầu tiên phối hợp tổ chức, bà Trương Thị Nga - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội - đánh giá, chất lượng hoạt động của các tổ chức hành nghề LS đang từng bước được nâng lên, hoạt động nghề nghiệp của LS góp phần tích cực trong bảo vệ công lý, quyền lợi hợp pháp của công dân, cải cách tư pháp. Các tổ chức LS cũng đã tích cực tư vấn pháp luật miễn phí, trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, tham gia xây dựng luật, cải cách hành chính, phổ biến pháp luật... Tuy nhiên, Trưởng phòng Quản lý LS (Sở Tư pháp TP.Hà Nội) Vương Sĩ Mạnh cho biết, năm 2008, chỉ có 50% tổ chức hành nghề nộp báo cáo và năm 2009, con số này là 70%! Điều đáng buồn đó lại là một trong những sai sót chủ yếu trong hoạt động của các tổ chức hành nghề LS. Bên cạnh đó là các “lỗi” chậm cập nhật sổ sách lưu trữ, mở văn phòng giao dịch, thay đổi trụ sở không thông báo cho cơ quan quản lý,… và không mua bảo hiểm trách
  7. nhiệm nghề nghiệp cho dù đã có hai doanh nghiệp bảo hiểm triển khai gói dịch vụ này. Thậm chí, hiện tượng một số cá nhân, tổ chức không phải là LS, không có chức năng tư vấn pháp luật nhưng lại hành nghề tư vấn như LS vẫn đang “nhức nhối” như nhận định của LS.Đào Ngọc Lý. Hiện tượng “tự do hành nghề” của những tổ chức, cá nhân này cần được đưa vào khuôn khổ quản lý để làm “trong sạch” hoạt động tư vấn pháp luật, tránh ảnh hưởng không tốt đến uy tín của giới LS TP. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này theo bà Nga là do trước đây, khi Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp đăng ký kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp, đã có sự nhầm lẫn về lĩnh vực hành nghề tư vấn. Vì vậy, Sở Tư pháp TP khi phát hiện đã đề nghị rà soát lại nhưng hiện vẫn còn 18 Cty có hiện tượng “làm trái phận sự” như trên. Do đó, về lâu dài, Sở KH&ĐT cần xác định rõ chức năng “tư vấn” như “tư vấn đầu tư” là tư vấn về cái gì, có phải là pháp luật đầu tư hay không, bởi nếu tư vấn pháp luật đầu tư, phải do Sở Tư pháp cấp phép... Có như vậy, “lỗi” hoạt động không đúng chức năng của một bộ phận cá nhân, tổ chức trong tư vấn pháp luật mới được giải quyết dứt điểm. LS muốn gây “ấn tượng” Từ quan điểm, “UBND TP giải quyết đơn thư ngày càng qúa tải, rất cần các LS hỗ trợ. Các LS cũng rất nhiều người sẵn sàng, nhưng cái chính là cách thức tổ chức như thế nào để phối hợp được”, LS.Nguyễn Văn Chiến
  8. khẳng định, “nếu UBND TP cần thì Đoàn LS sẽ đáp ứng” vì Luật LS đã qui định trách nhiệm của LS là tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người dân. Vấn đề gây “khó dễ” cho việc thực hiện nghĩa vụ xã hội này của LS là họ khó tự tổ chức các cuộc tư vấn pháp luật hay trợ giúp pháp lý miễn phí, hơn nữa các LS cũng không có điều kiện khảo sát nhu cầu của người dân. Do đó, “Sở Tư pháp nên làm đầu mối nắm bắt nhu cầu và tổ chức để các LS giúp người dân” - LS.Chiến đề nghị. Riêng với các dự án lớn như phục vụ giải phóng mặt bằng, đền bù, bồi thường... thì UBND TP có thể ký hợp đồng với cá nhân LS hoặc tổ chức hành nghề LS trong việc tư vấn pháp lý cho người dân. Như vậy, vừa bảo vệ quyền lợi cho người dân, vừa tạo điều kiện cho TP hoàn thành các kế hoạch. Quan điểm của giới LS là “sẵn sàng” hợp tác với chính quyền TP trong hoạt động tư vấn pháp luật. Nhưng ngược lại, LS Nguyễn Huy Thiệp (Phó Chủ nhiệm Đoàn LS Hà Nội) cho rằng, giới LS cũng muốn chính quyền TP “quan tâm” đến hoạt động LS như “con đẻ” để tạo điều kiện cả về cơ sở vật chất và hoạt động nhằm phát huy thế mạnh, vai trò, vị trí của giới LS , tạo “ấn tượng” tốt về đội ngũ LS của Thủ đô 1.000 năm văn hiến./. Huy Anh Qua báo cáo của các tổ chức hành nghề LS trên địa bàn TP, trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, các tổ chức
  9. này đã thực hiện hơn 18.000 vụ việc, trong đó có 1266 vụ án hình sự, 1080 vụ dân sự, tư vấn pháp luật 9250 vụ, dịch vụ pháp lý khác là 2550 vụ và trợ giúp pháp lý 2426 vụ... với doanh thu gần 377 tỷ đồng. Phó Giám đốc Sở Tư pháp Trương Thị Nga: “Sở Tư pháp sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ, giúp các LS cập nhật thường xuyên với hệ thống VBQPPL của TP, là “cầu nối” với TP để tạo điều kiện cho giới LS thuận tiện hơn khi hành nghề, cũng như trong việc LS hỗ trợ chính quyền TP, khi chính quyền cần”. Nguồn: http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Lists/Nghin%20cu%20trao%20i/View_Detail.asp x?ItemID=2799 (SUNLAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • Ðàm phán hợp đồng ngoại thương

    doc 9 p | 913 | 286

  • Kỹ năng đàm phán hợp đồng ngoại thương

    pdf 9 p | 688 | 246

  • Thuyết trình: Kỹ thuật đàm phán trong kinh doanh

    ppt 46 p | 588 | 198

  • Kỹ năng then chốt trong đàm phán

    pdf 4 p | 381 | 188

  • Bài giảng Đàm phán hợp đồng ngoại thương - TSKH. Đặng Công Tráng

    ppt 29 p | 572 | 176

  • Đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế

    pdf 6 p | 334 | 114

  • Bài giảng Kỹ năng đàm phán hợp đồng

    pdf 11 p | 425 | 103

  • Kỹ năng đàm phán ký kết hợp đồng

    doc 9 p | 328 | 64

  • Bài giảng Kỹ năng đàm phán - Nguyễn Tuấn Anh

    pdf 121 p | 228 | 52

  • Học Kỹ năng đàm phán ký kết hợp đồng

    pdf 17 p | 172 | 34

  • Bài giảng Kỹ năng đàm phán và những điều lưu ý trong việc đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế - Trần Hồng Hải

    pdf 8 p | 304 | 32

  • Nghệ thuật giao tiếp nơi công sở và các kỹ năng đàm phán, thương thảo, ký hợp đồng đạt hiệu quả: Phần 1

    pdf 188 p | 82 | 27

  • Cẩm nang kỹ năng đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại

    pdf 10 p | 181 | 20

  • Kỹ năng đàm phán trong M&A

    pdf 6 p | 125 | 18

  • Nghệ thuật giao tiếp nơi công sở và các kỹ năng đàm phán, thương thảo, ký hợp đồng đạt hiệu quả: Phần 2

    pdf 309 p | 77 | 16

  • Giáo trình Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng: Phần 1

    pdf 77 p | 29 | 6

  • Giáo trình Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng: Phần 2

    pdf 50 p | 15 | 5

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » đàm Phán Hợp đồng Thương Mại Quốc Tế Là Gì