Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Hiệu Quả Dành Cho Học Sinh, Sinh Viên

Làm việc theo nhóm là một hoạt động không còn xa lạ với học sinh, sinh viên hiện nay. Đặc biệt khi lên Đại học, hình thức làm việc theo nhóm càng phổ biến hơn với những bài thảo luận, thuyết trình…

CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM XÉT TUYỂN BỔ SUNG VỚI NHIỀU HỌC BỔNG HẤP DẪN

Làm việc nhóm là gì?

Làm việc nhóm hiểu đơn giản là việc nhiều người cùng nhau kết hợp để thực tốt một nhiệm vụ hướng tới một mục tiêu chung. Một nhóm có thể hình thành theo nhiều cách khác nhau: nhóm bạn học tập theo sự chỉ định của thầy cô, nhóm có sở thích chung, hình thành do sự rủ rê nhau….

Nhóm hoạt động chủ yếu theo hình thức họp nhóm. Thường thời gian họp nhóm tiến hành khoảng 45 đến 75 phút, vì sau thời gian này mức độ tập trung không còn được cao.

Làm thế nào để làm việc nhóm hiệu quả?

1. Hình thành nhóm

Ngoài trừ việc được thầy cô sắp đặt sẵn thành viên trong nhóm, nếu được tự do trong việc lập nhóm, hãy chọn các thành viên cùng có chí hướng thực hiện một vấn đề nào đó với nhau, những thành viên có cùng điều kiện về hoạt động (thời gian, vị trí…), các thành viên nghiêm túc trong học tập, có ý thức xây dựng nhóm…

Số lượng thành viên của mỗi nhóm trong khoảng 5 đến 8 thành viên, với số lượng này nhóm sẽ hoạt động đạt hiệu quả hơn.

2. Bầu trưởng nhóm

Trưởng nhóm có vai trò rất quan trọng trong việc điều hành 1 nhóm hoạt động tốt hay không. Cũng giống như đầu tàu, người trưởng nhóm cần có tố chất lãnh đạo, có uy tín và tính nghiêm túc trong học tập. Trưởng nhóm cũng cần là người có khả năng đánh giá, tổng hợp một vấn đề, có khả năng giao tiếp tốt, tạo được mối quan hệ thân thiện với các thành viên trong nhóm.

3. Xây dựng mục tiêu chung cho nhóm

Sau khi hình thành được nhóm, nhóm cần đề ra mục tiêu chung để cùng nhau xây dựng nhóm, hướng tới mục tiêu. Chẳng hạn như hoàn thành được đề tài nghiên cứu…

4. Tổ chức – phân công công việc

Các thành viên trong nhóm đều phải được phân công công việc rõ ràng, rành mạch và có ý thức hoàn thành công việc được giao, xây dựng nhóm vì mục tiêu chung. Cùng trao đổi để phân công công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhóm, phân chia khối lượng công việc đồng đều giữa các thành viên và đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ.

5. Chất vấn, thuyết phục, trình bày

Khi đã có 1 thời gian để hoàn thành công việc được giao, hãy mạnh dạn trình bày ý kiến, hiểu biết của bạn, chia sẻ những kiến thức bạn có để cùng nhau đưa ra phương pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề.

6. Tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau

Làm việc nhóm khác với làm việc độc lập ở chỗ, tất cả các thành viên đều phải biết trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau trong công việc. Nếu thành viên nhóm gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ. Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm lại với nhau. Một nhóm đoàn kết sẽ mang lại hiệu quả công việc hơn hẳn so với những nhóm còn lại.

* Những việc có thể khiến nhóm làm việc kém hiệu quả:

  • Quá nể nang các mối quan hệ
  • Lười biếng, ỷ lại
  • Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
  • Không đúng giờ

 

Từ khóa » Cách Xây Dựng Nhóm Học Tập