Phương Pháp Tổ Chức Lớp Học Nhóm Hiệu Quả Từ Gia Sư Toàn Cầu

Học nhóm tại nhà là một cách học cực kỳ thông minh và hiệu quả. Nó giúp học sinh vừa học vừa chơi vừa tăng thêm tình cảm thân thiết bạn bè cùng trang lứa và lại có hiệu quả học tập cực lớn. Nếu bạn đang muốn tìm gia sư giỏi dạy kèm nhóm học sinh tại nhà thì hãy liên hệ với gia sư Toàn Cầu để được tư vấn về việc này. Vì chỉ có trung tâm chúng tôi là làm tốt vấn đề này nhất.

Học nhóm tại nhà là hình thức áp dụng cho các học sinh cùng lớp, cùng trường, gần khu vực với nhau, có mục đích nâng cao học tập tiến bộ cùng nhau, hoặc luyên thi vào trường cấp 3, luyện thi Tốt Nghiệp, Đại Học.

Chúng ta đã nói rất nhiều về học nhóm và tầm quan trọng của nó. Nhưng không phải ai cũng hiểu được bản chất và cách vận hành học nhóm thành một quá trình hoàn chỉnh và phát huy hiệu quả của nó.

Tổ chức lớp học nhóm tại nhà

Ưu điểm học nhóm tại nhà

  1. Tiết kiệm được chi phí học tập, sẽ giảm được 50% so với khi học một mình.
  2. Học sinh không phải đi lai xa, tiết kiệm được thời gian và công sức vì có gia sư đến nhà để dạy.
  3. Phụ huynh dễ dàng trao đổi với gia sư, theo dõi được quá trình học tập và sự tiến bộ của con tại nhà.
  4. Đa số là các bạn cùng trường, cùng lớp nên khi học các em sẽ thoải mái trao đổi, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
  5. Không gian thoải mái, không bị nhồi nhét học sinh quá đông như học ở Trung tâm.
  6. Gia sư dễ dàng quan sát, chỉ bảo tận tình cho các em. Thậm chí với cả những em nhút nhát, ít nói hay nghịch.

Gia sư toàn cầu chỉ cách tổ chức lớp học nhóm tại nhà

  • Có thể học tai nhà học sinh, hoặc tại nhà gia sư tùy theo điều kiện và yêu cầu từ phụ huynh.
  • Lớp học nhóm từ 2 – 5 em, phòng học thoáng đãng, có ghế ngồi, bảng viết và giáo án, đề thi đầy đủ.
  • Đa số các em học sinh có trình độ năng lực ngang nhau, cùng mục tiêu phấn đấu nâng cao kết quả học tập.

 Quản lý học nhóm như thế nào ?

  • Trung tâm sẽ sắp xếp giáo viên, gia sư giảng dạy, giáo án phù hợp thông qua những yêu cầu của gia đình, và theo đánh giá chuyên môn của thầy cô tại Trung Tâm
  • Hàng tuần, hàng tháng chúng tôi sẽ liên hệ với phụ huynh hoặc gia sư dạy nhóm tại nhà để đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh.
  • Chúng tôi khuyên các bạn nên thuê gia sư là sinh viên giỏi từ trung tâm gia sư toàn cầu. Bởi vì sinh viên họ rất gần vũi với học sinh. Họ vừa là bạn vừa là thầy nên rất phù hợp với việc học nhóm. Chưa kể với những bí kíp và kinh nghiệm đã từng trải trong quá trình học tập, thi cử sẽ giúp các bạn dễ hòa nhập, khơi dậy đam mê và quyết tâm trong học tập để đạt được thành tích cao.

Gia sư Toàn cầu cung cấp gia sư dạy nhóm tại nhà các môn

Toán – Lý – Hóa – Văn – Anh – Sinh – Sử – Địa …

Luyện chữ đẹp – Tập đọc – Toán – Tiếng việt…

Luyện thi vào các Trường chuyên – Thi vượt cấp – Thi tốt nghiệp – Thi đại học.

Ngoại ngữ: Tiếng Nhật – Pháp – Hàn – Trung – TOEIC – IELT.

Xem thêm: Gia sư toàn cầu nhận dạy kèm nhóm học sinh

Mục lục

  • Tổ chức lớp học nhóm tại nhà
    • Gia sư toàn cầu chỉ cách tổ chức lớp học nhóm tại nhà
    •  Quản lý học nhóm như thế nào ?
  • Gia sư Toàn cầu cung cấp gia sư dạy nhóm tại nhà các môn
  • Học nhóm và vai trò của học nhóm như thế nào?
  • Làm sao để học nhóm phát huy hiệu quả cao nhất ?
  • Các bước để xây dựng quá trình học nhóm hiệu quả
  • 5 nguyên tắc để tổ chức lớp học hiệu quả
  • Làm việc nhóm là phương pháp cơ bản của thời đại
    • Thay đổi hình thức thảo luận để tránh nhàm chán

Học nhóm và vai trò của học nhóm như thế nào?

Học nhóm là cách thức học tập của nhóm người có sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ với nhau để cùng nhận dạng, phân tích và luận giải các vấn đề học tập đặt ra, từ đó lĩnh hội, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học và vận dụng chúng trong quá trình thi – kiểm tra đạt kết quả cao. Ngoài ra quá trình học nhóm còn giúp tình bạn giữa các học sinh gắn kết với nhau hơn.

Trong thời đại mới khi lượng tri thức ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi người. Với học sinh, sinh viên, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho học sinh khả năng hợp tác, chia sẻ tình cảm, bồi dưỡng, phát triển tư duy, nâng cao trình độ tri thức.

Làm sao để học nhóm phát huy hiệu quả cao nhất ?

Học nhóm phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của từng cá nhân và cả nhóm, giúp lĩnh hội và giải quyết các vấn đề học tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đây chính là phương pháp học tập và làm việc hiệu quả và tiên tiến nhất từ trước đến nay. Quá trình học nhóm giúp học sinh có điều kiện nắm kiến thức chắc hơn, lâu hơn và đây là cơ hội học hỏi các phương pháp, kinh nghiệm học tập, phương pháp ghi nhớ kiến thức, phương pháp trả lời, làm bài thi của các thành viên khác trong nhóm, từ đó nâng cao chất lượng học tập và thi – kiểm tra của mình.

Các nhà nghiên cứu đã tuyên bố rằng, “cho dù nội dung môn học như thế nào thì học sinh làm việc theo từng nhóm nhỏ cũng có khuynh hướng học được nhiều hơn những gì được dạy và nhớ lâu hơn so với các hình thức dạy học khác” – theo Barbara Gross Davis, Tools for Teaching.

Các bước để xây dựng quá trình học nhóm hiệu quả

Bước 1 là thành lập nhóm.

Số lượng học sinh tham gia trong nhóm khoảng 3- 5 thành viên. Các bạn học sinh chơi chung với nhau tự liên hệ lại với nhau tạo thành một nhóm học tập. Nên bầu ra 1 người trưởng nhóm để liên hệ với các bạn khác. Thường thì những nhóm phải được hình thành trên sự tự giác, tính tích cực, tinh thần trách nhiệm cao của mỗi thành viên và có thể. Các bạn học sinh có nhu cầu học nhóm nên tập hợp nhau lại để thuê ngay gia sư về dạy. Như vậy vừa giúp việc học tập đạt hiệu quả cao hơn và chi phí có khi rẻ hơn cả đi học tại nhà thầy cô. Đó là chưa kể các bạn không mất thời gian đi lại và gắn kết tình cảm sâu sắc với bạn bè.

Bước 2 là nghiên cứu và thảo luận.

Các thành viên tự nghiên cứu, suy nghĩ, giải quyết các câu hỏi ôn tập dưới dạng đề cương, vạch ra các vấn đề khúc mắc, khó hiểu, vấn đề chưa rõ ràng mà tự mình chưa hiểu, chưa giải quyết được cần phải được đưa ra trao đổi. Đồng thời tự ghi lại kết quả nghiên cứu của mình, các câu hỏi, bài tập chưa trả lời được để trao đổi trong nhóm. Giúp các bạn khác vừa học nhanh, nhớ lâu.

Giai đoạn này nhóm tiến hành trao đổi, trong đó một thành viên trong nhóm sẽ đưa ra ý kiến trao đổi, các thành viên còn lại chú ý lắng nghe, ghi chép tự rút ra các ưu điểm và nhược điểm của ý kiến đó và đưa ra ý kiến phản biện, bổ sung, điều chỉnh hoặc thay đổi.

Bước 3 là đưa ra kết luận ban đầu.

Nhóm tiến hành kết luận thống nhất các ý kiến trên cơ sở các thành viên đã tham gia vào phân tích, luận giải vấn đề học tập được đưa ra trao đổi dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. Lúc này cả nhóm đi đến thống nhất về cách hiểu, cách trả lời, cách trình bày, diễn đạt vấn đề học tập khi thi – kiểm tra.

Sau khi trao đổi, hợp tác với bạn ở nhóm giai đoạn này học sinh sẽ hỏi giáo viên về vấn đề bản thân còn băn khoăn, vướng mắc, chưa hiểu, chưa lí giải rõ ràng, khúc triết để tham khảo thêm ý kiến của giáo viên về sản phẩm học tập của mình, về cách làm bài thi, cách vận dụng tri thức vào thực tiễn.

Bước 4 là tự vận hành trao đổi và chia sẽ kiến thức.

Giai đoạn này học sinh, sinh viên cần tự kiểm tra, đánh giá lại toàn kiến thức của mình, từ đó tự điều chỉnh, bổ sung nếu chúng cần thiết. Tự rút kinh nghiệm về cách phân tích, luận giải các vấn đề học tập, về cách học, cách làm bài thi – kiểm tra môn học.

Xem thêm: Danh sách các lớp mới mở theo nhóm

Nhóm là một tập thể nhiều cá nhân, mỗi cá nhân lại có một suy nghĩ khác nhau. Nếu phối hợp tốt sẽ có nhiều sáng tạo nhưng nếu không phối hợp tốt sẽ rất dễ xảy ra bất đồng. Vì vậy, cần tuân thủ 5 nguyên tắc sau:

5 nguyên tắc để tổ chức lớp học hiệu quả

Đầu tiên, tổ chức các nhóm phải chặt chẽ, có cơ cấu tổ chức hợp lý hợp thành thể thống nhất, từng thành viên và nhóm trưởng phải phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quy trình học nhóm khi học tập các môn học.

Hai, cần tuân thủ các khâu, các bước của quy trình học nhóm; cần quản lý chặt chẽ kế hoạch học nhóm của mỗi nhóm tránh tạo thành buổi trao đổi ngoài những nội dung học tập.

Ba, phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, trình độ, sở trường của từng thành viên, mỗi người phải nhận rõ trách nhiệm của mình trong quy trình học nhóm.

Bốn, cần tạo ra bầu không khí trao đổi cởi mở, thân thiện, hợp tác, hỗ trợ nhau cùng tiến bộ; không áp đặt lối suy nghĩ riêng của cá nhân trong quá trình trao đổi, khi họp nhóm cần chú ý tính toán thời gian bảo đảm mỗi cá nhân có đủ thời gian để tiến hành ôn tập riêng trong học tập.

Và cuối cùng, tiến hành rút kinh nghiệm sau mỗi lần học nhóm khi kết thúc môn học kịp thời bổ sung, điều chỉnh cách thức phối hợp hoạt động trong nhóm để nâng cao chất lượng học tập của học sinh hiện nay.

Vai trò của gia sư trong việc tổ chức nhóm.

Khi tổ chức lớp học, các chuyên gia sư phạm thường khuyến khích giáo viên lựa chọn phương pháp làm việc nhóm hoặc phương pháp ‘bể cá’. Đây là hai phương pháp, đơn giản và phổ biến nhất để xây dựng giờ học hiệu quả dành cho những nhóm học tập có từ 3 đến 5 thành viên.

Làm việc nhóm là phương pháp cơ bản của thời đại

Theo TS Đinh Văn Tiến, chuyên gia phương pháp sư phạm của tổ chức giáo dục quốc tế INWENT, làm việc nhóm là phương pháp tổ chức lớp học cơ bản nhưng đem lại hiệu quả tức thì trong việc khuyến khích sự sáng tạo và tích cực của mọi thành viên trong lớp học từ 80 – 100 người. “Tại các đợt tập huấn về phương pháp giảng dạy, chúng tôi thường chia lớp để áp dụng phương pháp làm việc nhóm theo các bước tuần tự như sau: (1) giới thiệu nội dung làm việc, (2) giao nhiệm vụ, (3) chia nhóm, (4) tổ chức công việc, (5) trình bày kết quả, (6) tổng kết bổ sung”, TS Đinh Văn Tiến nói.

Trong quy trình thực hiện phương pháp làm việc nhóm, TS Huỳnh Văn Tiến Lộc (ĐH Fulbright Việt Nam) cho rằng hai nội dung đầu tiên đóng vai trò rất quan trọng. Nội dung làm việc nhóm cần có khả năng tranh luận, càng mang tính thời sự càng tốt nhưng phải gắn bó chặt chẽ vào mục tiêu bài giảng. Khi giao nhiệm vụ cho nhóm, giảng viên nên quy định rõ ràng thứ tự, thời gian thực hiện và trình bày của mỗi nhóm, tránh giao những nội dung công việc mơ hồ, có sự trùng lắp hoặc một nội dung mà chia nhỏ ra thành quá nhiều phần cho nhiều nhóm.

TS Đinh Văn Tiến lưu ý rằng thành viên của mỗi nhóm học tập chỉ nên dao động từ 5-10 người để đảm bảo sự kiểm soát và hiệu quả làm việc. Trong quá trình thực hiện bài tập, giảng viên hướng dẫn cần quan tâm sâu sát từng nhóm thông qua tiến độ làm việc hoặc bản thảo, xem các học viên đã thảo luận đúng trọng tâm chưa, mỗi người có đóng góp thực sự đầy đủ hay không…

Thay đổi hình thức thảo luận để tránh nhàm chán

Phương pháp Bể cá ám chỉ việc lớp học được sắp xếp theo mô hình bể nuôi cá cảnh. Cá trong bể chính là người dạy và người học cùng tham gia thảo luận vòng trong. Còn người chơi (phần còn lại của lớp học) thì theo dõi “bể cá” từ vòng ngoài.

Theo TS Huỳnh Văn Tiến Lộc: “Thay đổi hình thức thảo luận cũng là một cách tạo cho lớp học nguồn cảm hứng mới, tránh sự khô khan, nhàm chán mà vẫn đạt mục tiêu đề ra”. Phương pháp Bể cá thích hợp với mọi loại hình lớp học. Phương pháp này đòi hỏi năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của từng cá nhân người học trước nội dung, chủ đề mà giảng viên cho trước, đồng thời phát huy trí tuệ của họ trong quá trình hình thành tri thức. Để tiến hành xây dựng “bể cá”, đầu tiên, cách chuẩn bị đề tài, tình huống, câu hỏi thảo luận, thời gian làm việc cũng tương tự phương pháp làm việc nhóm truyền thống.

Điểm khác biệt duy nhất là mời đại diện của các nhóm vào vòng thảo luận. Vòng thảo luận có thể bố trí thành vòng mở, tức là có thêm ghế trống để các thành viên vòng ngoài đăng ký phát biểu. Đối với lớp ít người, có thể hình thành “bể cá” theo hình tròn và chia ra vòng trong, vòng ngoài. Đối với lớp đông người, không nên yêu cầu người học di chuyển, dễ gây xáo trộn, “bể cá” có thể bố trí trên bục giảng.

Theo TS Đinh Văn Tiến, quy trình thảo luận là từng đại diện vào vòng trong phát biểu ý kiến, các đại diện khác sẽ trao đổi, bổ sung hoặc tranh luận những ý kiến mà mình cảm thấy chưa thỏa đáng. Các đại diện vòng ngoài lắng nghe, nếu thấy cần thể hiện quan điểm cá nhân thì tiến lên ghế trống phát biểu trong tối đa 5 phút, sau đó trở về vị trí. “Đây là hình thức thảo luận mới mẻ, hấp dẫn người học, thúc đẩy mong muốn tham gia và phát huy tính tích cực chủ động. Những thành viên tham dự sẽ có cơ hội tư duy độc lập, biết cách vận dụng kiến thức để trình bày, tập dượt cách phát biểu trước đám đông, vượt qua sự rụt rè, e ngại”, TS Đinh Văn Tiến nói.

Mặc dù phương pháp “bể cá” có nhiều ưu điểm nhưng TS Huỳnh Văn Tiến Lộc cũng lưu ý rằng phương pháp này đòi hỏi kỹ năng điều hành, quản lý lớp học rất cao. Giảng viên phải dẫn dắt cuộc thảo luận đi đúng hướng, khéo léo khuyến khích mọi người cùng tham gia, không ai đứng ngoài cuộc thảo luận.

“Nếu giảng viên không bao quát hết lớp học thì sẽ dẫn đến tình trạng người vòng trong làm việc, người vòng ngoài ngồi chơi, mất trật tự, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc thảo luận”, TS Huỳnh Văn Tiến Lộc lý giải. Các chuyên gia cùng cho rằng phương pháp “bể cá” hoàn toàn áp dụng được vào mọi thời điểm của buổi học, đặc biệt có thể áp dụng để cộng điểm hoặc làm kiểm tra giữa kỳ. Tuy nhiên, giảng viên chỉ nên áp dụng phương pháp “bể cá” vào mục đích phát triển, mở rộng, khai thác sâu nội dung bài giảng. Tránh sử dụng để mở đầu hay chốt kiến thức bài giảng vì công tác chuẩn bị rất mất thời gian.

TS Đinh Văn Tiến khuyến khích giảng viên nên dành thời gian của buổi học trước để giao cho các nhóm chuẩn bị sẵn áp phích, tranh ảnh, video hoặc sản phẩm minh họa. Riêng giảng viên phải chuẩn bị sẵn một số đầu sách hay nguồn tư liệu có liên quan để định hướng nghiên cứu cho sinh viên.

“Cần lưu ý đây là buổi thảo luận dựa trên kết quả làm việc nhóm chứ không phải buổi trình chiếu powerpoint, các nhóm hay đại diện nhóm cần thể hiện quan điểm bằng kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ, tránh tình trạng “đá bóng nhầm sân”. Giảng viên chỉ nên đặt câu hỏi và điều chỉnh sự trình bày lan man, chứ không nên tham gia góp ý quá sâu, sẽ biến cuộc thảo luận thành buổi giảng dạy truyền thống”, TS Huỳnh Văn Tiến Lộc nói.

Đánh giá bài viết

Từ khóa » Cách Xây Dựng Nhóm Học Tập