Kỹ Năng Truyền Thông Là Gì? 3 Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Truyền Thông

Tiêu đề nội dung

Toggle
  • Tổng quan về kỹ năng truyền thông trong cuộc sống
    • Kỹ năng truyền thông là gì?
    • Quá trình truyền thông gồm những ai?
    • Các hình thức truyền thông
    • Yếu tố tác động đến quá trình truyền thông
    • Vai trò của kỹ năng truyền thông
  • “Bật mí” cách rèn luyện kỹ năng truyền thông hiệu quả
    • Quan sát và lắng nghe người khác
    • Truyền thông bằng nhiều hình thức
    • Học kỹ năng truyền thông trực tiếp trước công chúng
  • 5 kỹ năng truyền thông nội bộ chắc chắn doanh nghiệp phải biết
    • Kỹ năng làm việc nhóm
    • Kỹ năng phân tích vấn đề sâu sắc
    • Kỹ năng tổng hợp, đánh giá
    • Kỹ năng thuyết phục
    • Kỹ năng thông tin

Truyền thông là một kỹ năng cần thiết với những ai làm công tác vận động quần chúng. Các lĩnh vực như kinh doanh, showbiz, chính sách Nhà nước,… đều cần đến truyền thông để đưa các thông tin quan trọng đến người nghe, đọc một cách kịp thời. Nếu bạn đang cần hiểu thêm về những kiến thức về kỹ năng truyền thông, theo dõi ngay bài viết sau đây!

Tổng quan về kỹ năng truyền thông trong cuộc sống

Kỹ năng truyền thông là gì?

Truyền thông (Communication skills) là một quá trình liên tục mà trong đó có hai hoặc nhiều người chia sẻ thông tin, trao đổi tình cảm, kỹ năng, suy nghĩ để tạo ra sự liên kết với nhau. Từ đó cùng có một nhận thức chung về bất kỳ vấn đề nào đó đang truyền thông.

Kỹ năng truyền thông là những cách thức mà bạn vận dụng, sao cho các kế hoạch truyền thông được diễn ra hiệu quả. Các thông tin được quần chúng đón nhận kịp thời và đúng đắn.

 kỹ năng truyền thông
kỹ năng truyền thông

Quá trình truyền thông gồm những ai?

Trong 1 kế hoạch truyền thông, người công tác cần phải hiểu rõ các thành phần sau đây:

  • Người nói: Đây là chủ thể, nguồn phát của truyền thông. Có thể là một người, tập thể hoặc tổ chức.
  • Nội dung thông tin: Là những thông điệp người nói muốn chuyển đến cho người nghe.
  • Người nghe: Có thể là một người, tập thể, nhóm người hoặc cộng đồng. Là đối tượng nhận thông điệp từ người làm truyền thông.
  • Phương tiện truyền thông: Là công cụ được sử dụng để truyền tải nội dung đến người nghe.
  • Thông tin phản hồi: Là những phản hồi từ đối tượng được truyền thông. Yếu tố này giúp ta xác định được mức độ hoạt động tốt hay không của quá trình truyền thông. Ngoài ra, giúp ta biết được kết quả để điều chỉnh lại kế hoạch sao cho phù hợp.

Các hình thức truyền thông

Muốn đưa thông tin từ người nói đến người nghe, có thể dùng các phương thức truyền thông khác nhau. Trong đó, 2 hình thức phổ biến là trực tiếp và gián tiếp.

  • Truyền thông trực tiếp:

Đây là hình thức dùng lời nói trực tiếp để truyền tải nội dung đến người nghe. Có thể từ một người công tác truyền thông đến 1 người hoặc nhóm đối tượng.

Ưu điểm của phương pháp này là thông tin từ hai chiều. Người nói có thể nắm phản hồi của người nghe một cách nhanh chóng và điều chỉnh lại cho phù hợp. Tuy vậy, thông tin được tuyên truyền bằng cách này chỉ được chuyển đến cho 1 số ít người nghe, không lan tỏa rộng rãi.

  • Truyền thông gián tiếp:

Là hình thức sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để cung cấp các thông tin cho người nghe, chẳng hạn như: Tivi, đài, sách báo, phim ảnh, quảng cáo, áp phích,…

Sử dụng phương thức này sẽ truyền tải được thông tin đến nhiều người cùng lúc, tuy vậy chỉ thông tin được một chiều. Người nói nếu muốn biết được phản hồi của người nghe như thế nào cần phải tiến hành làm khảo sát.

Yếu tố tác động đến quá trình truyền thông

  • Đối với người nói:

Nội dung phải đảm bảo tính thiết thực và rõ ràng. Từ ngữ và minh họa phải phù hợp với các đối tượng hướng tới. Tránh nói dài dòng khiến người nghe nhàm chán. Thái độ cần vui vẻ, chân tình, biết động viên khuyến khích để tạo bầu không khí vui vẻ. Có thể dùng các hình thức như ca nhạc, tranh ảnh, sân khấu,… để minh họa.

  • Về các phương tiện truyền thông đại chúng:

Người công tác truyền thông cần hiểu rõ các kênh công cụ mà nhóm đối tượng đang hướng đến thường xuyên sử dụng. Những phương tiện nào tác động rõ ràng và hiệu quả đến trong việc thay đổi thái độ, suy nghĩ,… của người nghe. Ví dụ như ở thành phố thì Tivi sẽ hiệu quả hơn Radio, ở nông thôn thì đài phát thanh là một công cụ có thể tiếp cận tốt.

  • Đối với người nghe:

Xem xét, nghiên cứu các đặc điểm của nhóm người nghe là một điều quan trọng. Vì càng hiểu rõ thì khả năng truyền thông càng hiệu quả. Từ đó đưa ra các chiến lược, kế hoạch phù hợp hơn với nhóm đối tượng đó.

kỹ năng truyền thông
kỹ năng truyền thông

Vai trò của kỹ năng truyền thông

Sau đây là một số vai trò thiết thực mà bạn cần hiểu rõ của kỹ năng truyền thông:

  • Truyền thông là một trong những phương tiện giúp mang thương hiệu đến gần với khách hàng hơn. Thông qua các hình như truyền thông như truyền miệng, truyền hình, truyền thanh, mạng internet,… Thông điệp và hình ảnh của doanh nghiệp dễ dàng lan tỏa và phát triển trên mạng xã hội, được đông đảo quần chúng biết đến.
  • Truyền thông là công cụ chính là định hướng khách hàng. Góp phần xây dựng thương hiệu và thu hút được lòng tin của khách hàng thông qua quá trình truyền tải và quảng bá.
  • Truyền thông là được xem là một hoạt động mang tính đa chiều. Vì vậy bạn cũng cần nhận biết rõ về các phản hồi của khách hàng bao gồm tích cực và tiêu cực. Từ đó tiếp thu kiến để sửa đổi, điều chỉnh và phát huy tối ưu hiệu quả truyền thông của bạn.

“Bật mí” cách rèn luyện kỹ năng truyền thông hiệu quả

Bất kỳ một kỹ năng nào cũng cần phải thông qua quá trình rèn luyện, đào tạo, tiếp thu và học tập mới trở nên thành thạo. Kỹ năng truyền thông cũng thế, dưới đây là một số kinh nghiệm mà Camly Academy muốn chia sẻ đến các bạn!

kỹ năng truyền thông
kỹ năng truyền thông

Quan sát và lắng nghe người khác

Mỗi người có một khả năng, lợi thế truyền thông riêng. Vì vậy bạn có thể quan sát, học hỏi từ họ, đặc biệt là những người thành công trong lĩnh vực này. Quan sát, lưu ý xem cách họ truyền thông như thế nào, thực hiện các phương pháp hiệu quả nào.

Ngoài ra, bạn cần lắng nghe những ý kiến đóng góp từ người nghe. Xác định ra những lợi ích quan trọng, cố gắng tìm ra điểm chung người bạn và người nghe. Để cuộc trò chuyện trở nên ý nghĩa và thú vị hơn.

Truyền thông bằng nhiều hình thức

Nếu như bạn thấy cách truyền thông mà mình sử dụng chưa có hiệu quả. Hãy thử thêm nhiều hình thức khác để làm cho thông điệp và nội dung được rõ ràng hơn. Ví dụ có vài người sẽ phản ứng nhanh hơn trước hình ảnh, văn bản. Nhưng nhiều người lại có ngôn ngữ linh hoạt. Vì vậy bạn có thể ứng biến sao cho phù hợp.

Học kỹ năng truyền thông trực tiếp trước công chúng

Một hoạt động truyền thông trực tiếp có đạt hiệu quả tốt hay không còn phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng thương thuyết của người thực hiện. Một số lưu ý nhỏ khi bạn thực hiện truyền thông trực tiếp:

  • Mở đầu:

– Mở đầu buổi truyền thông với cách nói nhiệt tình.

– Nhìn lướt qua tất cả khán phòng.

– Tư thế tự tin, trang phục phù hợp, tránh các điệu bộ, cử chỉ buồn cười.

– Không nhìn vào tài liệu khi bắt đầu nói.

  • Trình bày:

– Nói to rõ và tốc độ vừa phải, không quá nhanh cũng không quá chậm.

– Ngẩng cao đầu, nhìn thẳng người nghe.

– Điệu bộ, ngữ âm rõ ràng, phù hợp. Tránh sử dụng nhiều thuật ngữ khó hiểu.

– Không trịch thượng hay đố người nghe cần động nào tìm ra hướng giải quyết.

– Nên hài hước, giữ một bầu không khí vui vẻ, thoải mái.

– Nét mặt, cử chỉ tế nhị, tự nhiên. Chú ý đến cử động, trạng thái của thính giả để điều chỉnh cho phù hợp.

– Không ngắt quãng phần trình bày, tránh giải thích dài dòng hay tham luận một vấn đề quá lâu.

Trong thời kỳ cạnh tranh như hiện nay, truyền thông nội bộ trở thành một phần không thể thiếu của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn. Vì thế, việc trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông nội bộ là cực kỳ quan trọng, giúp doanh nghiệp đầu tư đúng và đủ để thu được hiệu quả cao.

Kỹ năng làm việc nhóm

Dù bạn có năng lực đến đâu nhưng từng cá nhân không thể làm việc một mình, đặc biệt là công việc gồm nhiều công đoạn như truyền thông. Làm thế nào để hòa hợp giữa các thành viên trong nhóm? Làm thế nào tìm ra được ý kiến phù hợp nhất, sáng tạo nhất và được sự đồng thuận của tất cả mọi người? Kỹ năng làm việc nhóm chính là chìa khóa giúp giải quyết vấn đề. Thực hành tốt kỹ năng này, bộ phận truyền thông nội bộ của doanh nghiệp chắc chắn sẽ hoạt động trơn tru, hiệu quả.

Kỹ năng phân tích vấn đề sâu sắc

Truyền thông nói chung và truyền thông nội bộ nói riêng là một công việc cần rất nhiều yếu tố tập thể và cần sự góp ý từ nhiều phía. Càng nhiều ý tưởng thì việc truyền thông càng độc đáo, sáng tạo, mới lạ. Nhưng “chín người mười ý”, chính trong những lúc nhiều ý kiến nhất, giám đốc truyền thông nội bộ cần phát huy kỹ năng phân tích vấn đề toàn diện, biết cách đặt câu hỏi để nhân viên tự nhận ra ưu – nhược điểm để cải thiện ý tưởng và rút ra kết luận cuối cùng.

Đồng thời, các thành viên khác trong nhóm cũng cần có thói quen đào sâu, phản biện với chính những ý kiến mình đưa ra. Có thế, khâu brainstorm ý tưởng mới đạt hiệu quả cao nhất.

Kỹ năng tổng hợp, đánh giá

Để truyền thông nội bộ hiệu quả, điều đầu tiên là bạn cần xác định đối tượng truyền thông của mình là ai. Do đó, người làm truyền thông nội bộ phải có khả năng tổng hợp thông tin về thói quen, sở thích, nhận thức, mong muốn và tâm tư của họ. Các bản tin, thông tin, hoạt động trên các kênh truyền thông cần lấy nhân viên là trọng tâm phản ánh và thực sự hữu ích, gây hứng thú với họ. Để làm được điều này, sau bước tổng hợp thông tin, người làm truyền thông nội bộ cần đánh giá và rút ra kết luận từ những quan sát về thông tin nhân viên.

Kỹ năng thuyết phục

Thuyết phục luôn là kỹ năng quan trọng trong bộ kỹ năng truyền thông nội bộ. Bởi lẽ, khi làm việc teamwork, ngoài khả năng sáng tạo, mỗi người cần phải có khả năng thuyết phục người khác nghe theo ý kiến của mình. Việc này tương đối khó, đặc biệt là những nhóm đông người. Việc làm việc thẳng thắn, nhanh chóng mà không để cảm xúc và cái tôi cá nhân xen vào công việc là một thử thách lớn. Vì vậy, người làm truyền thông nội bộ luôn cần ý thức rèn luyện việc trình bày ý tưởng thuyết phục.

kỹ năng truyền thông
kỹ năng truyền thông

Kỹ năng thông tin

Content truyền thông nội bộ gồm rất nhiều mảng: cập nhật tất cả thông tin của doanh nghiệp, khen thưởng các cá nhân xuất sắc, lên dây cót tinh thần cho nhân viên,… Bài toán đặt ra là làm sao để thông tin vẫn được cập nhật kịp thời nhưng không bị loãng, làm người xem khó theo dõi mà phải đều thể hiện một chủ đề chung xuyên suốt từng giai đoạn. Việc này đòi hỏi người làm truyền thông nội bộ phải có tư duy logic, hệ thống, phân cấp thông tin từ thấp đến cao và chia thành những nội dung nhỏ phù hợp.

Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!

SEMTEK Co,.LTD

🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM 📧 Email: info@semtek.com.vn ☎️ Hotline: (+84)098.300.9285

Từ khóa:

  • Giáo trình kỹ năng truyền thông
  • Bài giảng Kỹ năng truyền thông
  • Môn kỹ năng truyền thông
  • Kỹ năng truyền thông giao tiếp
  • Kỹ năng truyền thông cơ bản
  • 7 kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe
  • Kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe

Nội dung liên quan:

  • Lắng nghe phương tiện truyền thông xã hội cho mục đích phi lợi nhuận: Hướng dẫn cách thực hiện
  • Hoạt động truyền thông là gì? Các bước tiến hành hoạt động truyền thông
  • Bảo trợ truyền thông là gì? Giải pháp bảo trợ truyền thông hiệu quả

Từ khóa » Skill Truyền Thông