Kỹ Năng Ứng Phó Với Căng Thẳng Và Kiểm Soát Cảm Xúc
Có thể bạn quan tâm
Những kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc sẽ dạy cho bạn những cách thức lành mạnh để có thể vượt qua được những trở ngại, áp lực xảy ra trong cuộc sống. Đồng thời nó sẽ giúp bạn giảm thiểu được các tác hại và phòng tránh tốt mối căng thẳng có thể tiếp tục xảy ra.
Nguyên nhân gây ra sự căng thẳng
Trong thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra trạng thái căng thẳng, lo âu của con người. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các sự việc, tình huống khiến bản thân không thể kiểm soát tốt cảm xúc. Chẳng hạn như chuyển nhà, chia tay người yêu, mất người thân, khó khăn về tài chính,…
Tuy nhiên, để xác định được nguyên nhân khiến cho trạng thái căng thẳng của bạn luôn xuất hiện mỗi ngày lại là một vấn đề phức tạp hơn. Để có thể biết được lý do thực sự, bạn cần xem xét và đánh giá lại các thói quen và thái độ sống hàng ngày của bản thân.
- Bạn có xem căng thẳng như một phần thiết yếu trong cuộc sống và công việc hàng ngày hay không? Hoặc bạn có nhận thấy đó chính là một phần trong con người bạn, sự căng thẳng, lo lắng luôn tồn tại?
- Bạn có xem căng thẳng là trạng thái tạm thời vì hàng ngày phải có quá nhiều việc phải thực hiện? Bạn không còn nhớ nỗi lần cuối cùng mình được thư giãn, thoải mái là khi nào?
- Khi cảm thấy căng thẳng bạn có tìm cách đổ lỗi cho sự việc hoặc người khác hay không? Bạn coi điều đó là bình thường, không có gì quá đặc biệt?
Biểu hiện khi đối mặt với các tình huống căng thẳng
Tùy vào các sự kiện xảy ra, tính cách của từng người mà các phản ứng khi đối mặt với căng thẳng cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường bạn sẽ hay gặp phải các triệu chứng như:
- Dấu hiệu về cảm xúc: Khó chịu, ấm ức, sợ hãi, lo lắng, buồn bã, khóc lóc, hung hăng, chạy trốn.
- Dấu hiệu về sinh lý cơ thể: Tức ngực, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi, khó thở, ăn uống không ngon miệng, ra nhiều mồ hôi, nghiến răng,…
- Dấu hiệu về hành vi: Có những lời nói xúc phạm, nói nhanh, nói nhiều, thực hiện các hành vi làm tổn thương bản thân hoặc những người xung quanh, đi lang thang không chủ đích, uống rượu, hút thuốc, mất tập trung,…
Tại sao cần có kỹ năng ứng phó với căng thẳng?
Ứng phó với căng thẳng chính là các kỹ năng được xây dựng nhằm giúp bạn có thể dễ dàng đối mặt và giữ được sự bình tĩnh khi phải đối diện với các tình huống cản trở, khó khăn trong công việc, học tập. Với nhịp sống vội vã hiện nay, căng thẳng, stress là các yếu tố không thể tránh khỏi.
Trong thực tế, căng thẳng mang lại khá nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta, nó là nguồn động lực lớn giúp bạn có thể cố gắng và nỗ lực hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải sự căng thẳng nào cũng sở hữu những mặt lợi, mặt tốt.
Nếu bạn không biết cách kiểm soát cảm xúc, ứng phó tốt với căng thẳng sẽ dễ khiến tâm trạng bị xuống dốc, suy nghĩ dần trở nên tiêu cực. Vì thế, việc rèn luyện cho bản thân các kỹ năng ứng phó là vô cùng cần thiết để bạn tránh khỏi những hệ lụy nguy hiểm mà stress gây ra.
Nên hiểu rằng, tất cả các vấn đề xoay quanh cuộc sống đều có thể khiến bạn trở nên phiền muộn, căng thẳng. Bạn hoàn toàn không thể né tránh được tất cả nên cách duy nhất là đối mặt và vượt qua chúng. Những người có được kỹ năng ứng phó tốt với các tình huống gây căng thẳng sẽ có chất lượng cuộc sống cao hơn, họ dễ dàng điều chỉnh và cân bằng trạng thái tâm lý của bản thân.
Làm thế nào để ứng phó và kiểm soát căng thẳng?
Khi gặp phải các tình huống gây căng thẳng, nhiều người thường lựa chọn cách tìm kiếm một hoạt động khác để thay thế như xem tivi, ngủ, chơi game, rượu bia, thuốc lá hoặc thậm chí là họ tự cô lập bản thân, từ chối tất cả các cuộc gặp gỡ. Tuy nhiên, thực tế khi áp dụng các cách này chỉ giúp bạn tạm thời ổn định tâm trạng nhưng khi bạn liên tục làm như thế sẽ vô tình gây ra các tác hại nghiêm trọng hơn.
Do đó, để ứng phó tốt với căng thẳng, bạn cần thực hiện một số biện pháp tích cực và lành mạnh như:
1. Vận động
Theo một số nghiên cứu chuyên khoa học nhận thấy, khi cơ thể được vận động đúng cách sẽ gia tăng khả năng sản sinh ra các hormone hạnh phúc, làm giảm thiểu các cảm xúc tồi tệ đang gặp phải. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải liên tục vận động hàng giờ đồng hồ.
Bất kì hình thức vận động nào cũng có khả năng giải tỏa stress, xóa tan nhanh chóng sự giận dữ, kích động. Vì thế, mỗi khi phải đối mặt với các tình huống khó chịu, căng thẳng bạn có thể đứng dậy đi bộ, đạp xe, nhảy một bài nhạc theo sở thích, tập gym, bơi lội, đi thang bộ,…
2. Giao tiếp và trò chuyện cùng người khác
Đây được xem là cách hiệu quả nhất giúp bạn có thể dễ dàng kiểm soát và cân bằng lại những lệch lạc về mặt cảm xúc. Khi bắt đầu chia sẻ với người khác bạn sẽ tránh được sự quá khích, bình tĩnh hơn và cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Đặc biệt là khi bạn giao tiếp với những người biết cách lắng nghe bạn sẽ cảm thấy an tâm khi được thấu hiểu và đồng cảm.
Hãy cởi mở chia sẻ về những cảm xúc của bản thân, những vấn đề mà bạn đang phải chịu đựng để nhận lại những sự quan tâm của người khác. Việc bạn cứ cố chịu đựng, cất giấu những lo lắng trong lòng chỉ khiến cho mọi chuyện càng trở nên tồi tệ, sự căng thẳng sẽ càng tăng cao và nguy cơ bạn sẽ đưa ra các quyết định sai lầm.
3. Tránh né các tình huống gây căng thẳng
Tránh né được xem là một trong các kỹ năng cần thiết và vô cùng quan trọng để bạn có thể ứng phó tốt với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc hiệu quả. Căng thẳng chính là phản ứng tự động của hệ thần kinh khi bạn đối mặt với các tình huống khó chịu.
Tuy nhiên, trong cuộc sống có những tình huống bạn có thể đoán trước được chắc chắn nó sẽ gây căng thẳng, chẳng hạn như các con đường thường kẹt xe, những cuộc hẹn, buổi gặp mặt,…Nếu có thể dự đoán trước, tốt nhất bạn hãy tìm cách né tránh và hạn chế tối đa để chúng có thể xảy ra. Trước khi đưa ra bất kì quyết định hay lựa chọn bất kì tình huống nào, bạn hãy tuân thủ theo thứ tự: Né tránh – thay đổi – thích nghi- chấp nhận.
4. Thay đổi tình huống
Trong trường hợp bạn không thể nào lẩn trốn và tránh né các tình huống gây căng thẳng thì hãy cố gắng thay đổi nó. Ví dụ như nếu một ai đó liên tục nhờ đến sự giúp đỡ của bạn và bạn cũng thấy không thoải mái với điều đó thì hãy lên tiếng từ chối, thể hiện thái độ dứt khoát.
Hãy bắt đầu bằng cách thể hiện cảm xúc của bản thân một cách rõ ràng, đừng cố gắng che giấu chúng. Nếu một sự việc nào đó hoặc một người nào làm cho bạn cảm thấy phiền lòng thì hãy thẳng thắn và mạnh dạn nói ra suy nghĩ của bản thân với thái độ tôn trọng và cởi mở.
Bạn cũng có thể sẵn sàng thỏa hiệp trước các tình huống gây cản trở. Đối với các tình huống không có khả năng thay đổi thì cách tốt nhất là bạn nên tự thay đổi các hành vi, cách nhìn nhận của bản thân. Trong cuộc sống bạn cần biết cách quản lý tốt thời gian của bản thân, lên kế hoạch cụ thể cho các việc cần làm để đảm bảo hoàn thành công việc một cách thuận lợi, hạn chế trường hợp làm việc quá sức.
5. Chấp nhận những điều không thể thay đổi
Trong thực tế có rất nhiều các tình huống mà bạn không thể lẩn trốn hay thay đổi nó. Chẳng hạn như cái chết của một người thân yêu, thiên tai, căn bệnh quái ác,…Trong các tình huống căng thẳng như vậy lựa chọn tốt nhất của bạn đó chính là chấp nhận đối mặt.
Tuy rằng đây là một kỹ năng khá khó khăn nhưng khi bạn có thể rèn luyện được tốt thì bạn sẽ dễ dàng ứng phó được với hầu hết các tình huống căng thẳng. Theo thời gian, sự chấp nhận sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn cứ tìm cách đối đầu với căng thẳng trong khi các vấn đề đó nằm ngoài tầm kiểm soát.
Đừng cố gắng điều chỉnh những thứ ngoài tầm với. Trong cuộc sống có rất nhiều điều mà bạn không thể làm chủ và kiểm soát, chẳng hạn như lời nói, hành vi của người khác. Thay vì cứ tập trung và căng thẳng vì chúng thì bạn hãy lựa chọn phản ứng với một vấn đề khác cần thiết hơn.
Hãy cố gắng hướng suy nghĩ về các mặt tích cực, cố gắng tìm kiếm cơ hội để bản thân có thể phát triển tốt hơn. Nếu sự căng thẳng của bạn xuất phát từ những sai lầm của bản thân thì cách tốt nhất là bạn hãy suy ngẫm và rút ra bài học cho chính mình.
Ngoài ra, hãy học cách tha thứ, buông bỏ. Bạn nên chấp nhận rằng cuộc sống không có gì là hoàn hảo, đôi lúc bạn phải đối diện với những điều tồi tệ, với những sai lầm không thể khắc phục. Do đó, hãy mỉm cười và chấp nhận nó với một trạng thái tích cực nhất chính là kỹ năng cần thiết để bạn ứng phó với căng thẳng.
6. Thích nghi, thư giãn và giải trí
Một kỹ năng cần thiết mà bạn không thể bỏ qua đó chính là thích nghi với căng thẳng, các cảm xúc tiêu cực. Cũng bởi căng thẳng là một phần tất yếu và không thể tránh khỏi trong cuộc sống sống. Nếu bản thân không thể thích ứng tốt với nó thì chắc hẳn bạn không thể nào gặt hái được những thành công dù là những việc nhỏ nhặt nhất.
Mọi căng thẳng có thể được giải tỏa tốt khi bạn biết cách chăm sóc và yêu chiều bản thân của mình. Đừng cố gắng ép buộc mình phải chạy theo nhịp sống vội vã mà quên nhu cầu thực sự của bản thân. Nếu bạn có thể dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí lành mạnh thì sẽ giảm bớt được sự căng thẳng, mệt mỏi.
Hãy lên kế hoạch và sắp xếp lịch trình làm việc hàng ngày của bạn, đừng để bản thân phải đối mặt với khối lượng công việc quá lớn khiến đầu óc căng thẳng. Sau khi hoàn thành xong các việc cần phải thực hiện trong ngày thì hãy dành cho bản thân một chút thời gian thoát khỏi trách nhiệm, hãy tận hưởng những giây phút yên bình, thoải mái.
Bạn có thể dành ra khoảng 30 phút để làm những điều mà mình yêu thích hoặc đơn giản là nằm nghe một bản nhạc nhẹ nhàng, vui vẻ. Đồng thời hãy tập cho mình một ít khiếu hài hước, hãy giữ nụ cười luôn rạng rỡ để đón chào ngày mới tươi đẹp. Điều này sẽ giúp bạn chống lại sự căng thẳng, dễ dàng kiểm soát cảm xúc của bản thân.
7. Chữa lành tâm trí cùng chuyên gia
Căng thẳng và mất kiểm soát cảm xúc trong một thời gian dài mà không có biện pháp can thiệp kịp thời thì rất dễ dẫn tới rối loạn lo âu, trầm cảm… Nhiều người đã điều trị bằng việc uống thuốc nhưng biện pháp này có nguy cơ để lại nhiều tác dụng phụ và sự lệ thuộc vào thuốc. Chính vì vậy trên thế giới hiện nay, trị liệu tâm lý không dùng thuốc đang là một giải pháp hàng đầu được nhiều người tin tưởng lựa chọn để vượt qua tình trạng căng thẳng, mất cân bằng cảm xúc.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết thêm được một số kỹ năng ứng phó tốt với căng thẳng. Hi vọng bạn có thể trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức hữu ích để có thể làm chủ cuộc sống, phòng ngừa sự ảnh hưởng của các tình huống căng thẳng, áp lực.
Tham khảo thêm:
- Căng Thẳng Stress Ảnh Hưởng Đến Dạ Dày Bạn Như Thế Nào?
- Stress Có Thể Gây Giảm Ham Muốn Và Chức Năng Tình Dục
- Stress Vì Xung Đột Gia Đình Và Lời Khuyên Giúp Bạn Vượt Qua
Từ khóa » Bài Thuyết Trình Kỹ Năng ứng Phó Với Căng Thẳng
-
KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG CĂNG THẲNG - Tài Liệu Text
-
6 Cách Rèn Luyện Kỹ Năng ứng Phó Với Căng Thẳng, Quản Lý Cảm Xúc
-
Bài Thuyết Trình Kỹ Năng ứng Phó Với Căng Thẳng
-
Kỹ Năng ứng Phó Với Căng Thằng - HỌC BỔNG NỮ SINH
-
Kỹ Năng ứng Phó Với Căng Thẳng - Bài Giảng Điện Tử
-
Bài Giảng Kĩ Năng Quản Lí Cảm Xúc, ứng Phó Với Căng Thẳng
-
ứng Phó Với Căng Thẳng - Bài Giảng - Lê Hoàng Ngân
-
LỚP 9 -TIẾT 5: KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG - YouTube
-
Rèn Luyện Kỹ Năng ứng Phó Với Căng Thẳng Và Kiểm Soát Cảm Xúc
-
KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG ...
-
Kỹ Năng ứng Phó Với Căng Thẳng - TaiLieu.VN
-
Kĩ Năng ứng Phó Với Căng Thẳng Và Quản Lí Cảm Xúc Của Bản Thân
-
Kĩ Năng ứng Phó Với Căng Thẳng Và Quản Lí Cảm Xúc Của Bản Thân
-
Kỹ Năng ứng Phó Với Cảm Xúc Căng Thẳng