KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC CỐM - Hội Bác Sỹ

Skip to main content KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC CỐM
  1. Bài viết
  2. BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC
  3. KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC CỐM

KỸ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC CỐM

Cốm là dạng thuốc hiện nay cũng ít được sử dụng.Cốm là dạng thuốc rắn, hình dáng giống hạt cốm và có chứa tới 50% là đường hay mật.1. Thành phần1.1. Dược chất Bao gồm các loại dược liệu là thảo dược, động vật, khoáng vật đã được tán thành bột mịn hoặc chế thành cao mềm, cao lỏng hay rượu.1.2. Tá dượcThường dùng mật, đường (Xirô), bột gạo nếp,Bột mỳ làm chất dínhBột Calci Carbonat, Calci photphat… để dùng làm khô.2. Xử lý nguyên liệuXử lý giống như khi làm thuốc viên2.1. Nấu caoÁp dụng với đa số dược liệu. Mục đích để rút gọn thể tíc và làm cho thuốc dễ hấp thu, tác dụng nhanh.Đem một phần hoặc toàn bộ dược liệu sắc với nước hoặc chiết với các dung môi khác và cô thành cao lỏng theo tỷ lệ 1 :1 hay 1 : 2 (tức là 1 ml dịch chiết tương ứng với 1 hay 2 g dược liệu khô).2.2. Nghiền bộtÁp dụng cho dược liệu có nhiều tinh bột như Hoài sơn, ý dĩ… hoặc những dược liệu không chịu được nhiệt độ như hoa, lá, dược liệu chứa nhiều tinh dầu, Câu đằng….Với những dược liệu có khả năng làm ngọt như Cam thảo, làm thơm như Tiểu hồi, Đinh hương… cũng lấy một phần nghiền thành bột để kết hợp làm chất điều hương vị cho thành phẩm.Bột thuốc còn có vai trò là tá dược hút và rã.Lượng bột chỉ nên chiếm từ 10 – 30% khối lượng của toàn đơn.Bã dược liệu còn lại sau khi nghiền đưa phối hợp với các dựoc liệu khác để nấu cao.2.3. phương pháp tiến hành làm cốmKết hợp bột thuốc, cao thuốc và tá dược thích hợp để tạo khối dẻo. Tá dược dùng cho cốm chủ yếu là các tá dựoc điều vị, tá dược hút, tá dược dính, tá dược rã.Người ta lựa chọn để một tá dược đóng được vai trò của nhiều loại. Có hai nhóm tá dược chính.2.3.1. Nhóm tá dược lỏng Nhóm này bao gồm Mật ong, xirô là những chất làm ngọt, chất dính và làm thuốc dễ rã. Ngoài ra có thể có một ít tinh dầu để làm thơm.2.3.2. Nhóm tá dược rắn Nó bao gồm bột đường, bột bánh khảo, bột gạo rang tinh bột… là những chất làm ngọt, chất dính nội, chất hút và làm thuốc dễ rã.Sau khi phối hợp dược liệu theo nguyên tắc bào chế thuốc bột đơn hay bột kép thì người ta cho thêm tá dược.Nguyên tắc cho tá dược là: Nếu hỗn hợp dược liệu khô thì thêm tá dược lỏng và ngược lại nếu hỗn hợp dược liệu lỏng thì thêm tá dược rắn cho đến khi đảm bảo tạo thành khối dẻo thích hợp. Cách luyện này như là luyên thuốc tễ, không cần giã.Xát hạt qua rây và sấy khô. Chỉ nên xát hạt cốm nhỏ có đường kính từ 0,5 đến 1 mm để tạo được cốm đều và đẹp, dễ tan rã, và phát huy tối đa tác dụng.Cũng có khi tạo thành khối dẻo, người ta dàn mỏng lên khay men rồi sấy ở nhiệt độ thấp đến độ ẩm qui định, nghiền mịn, làm ẩm với cồn và xát hạt lại.Thường xát trên một chiếu rây đồng hoặc một cái sàng có mắt thích hợp.Khi sấy, cồn sẽ bay hơi làm cho cốm có màu sắc đồng nhất và đẹp hơn.Thuốc cốm đông dược dẽ hút ẩm, có thể chảy và kết dính. Sau khi sấy khô đến độ ẩm 10% đưa rây lại và đóng vào túi polyetylen.Chú ý: – Nếu khối dẻo cán mỏng cắt thành từng bánh hình tám giác, hình vuông, hình chữ nhật hay từng thỏi như chiếc bút chì ngắn hau đầu tròn thì được thuốc Đĩnh– Không nên làm khối thuốc dẻo quá như làm viên bằng khay chia viên. Dẻo quá cốm sẽ thành sợi dài, bánh sẽ rắn không xốp. Trái lại khô quá sẽ rời vụn.– Nếu công thức có nhiều chất lỏng thì cho thêm tá dược như: Calci carbonat, Calci photphat.– Không nên sấy cốm ở nhiệt độ cao quá, chỉ nên sấy ở nhiệt độ từ 45 – 60°C.4. Giới thiệu công thứcHiện nay, người ta thường chế biến một số laọi cốm đông dược như cốm Bổ, cốm Tiêu thực, cốm Nghệ… Sau đây xin giới thiệu Cốm NghệCông thức :      Nghệ vàng                                  500 gMai mực (ô tặc cốt)                     200 gCam thảo                                    100 gTiểu hồi hương                              50 gĐường kính                                   50 gMật ong                                    Vừa đủ                                    Các điều chế :Tán nghệ thành bột thô, ngấm kiệt với cồn 600 và lấy cao lỏng tỷ lệ 1/1.Mai mực, Cam thảo, Tiểu hồi hương và Đường kính nghiền riêng thành bột mịn vừa, trộn đều theo nguyên tắc trộn bột kép.Trộn bột thuốc với cao lỏng Nghệ.Thêm mật luyện hay xirô đơn vừa đủ tạo thành một khối dẻo, xát hạtSấy khô, đóng túi polyetylen. Trọng lượng 50 g thuốc/ túi.Công dụng :Chữa đau dạ dày nhất là đau dạ dày thể hư hàn.Ngày uống 10 g chia làm 2 lần với nước ấm.CÁCH THƯ LÁ TRẮNG-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM

Chia sẻ 0/50 ratings

Có thể bạn quan tâm

  • Calabash gourd (Hulu)
  • CÓC MẨN-Đa châu nằm-Polycarpon prostratum-cây thuốc chữa ho
  • Bạch đậu khấu
  • Chất độc trong mầm khoai tây
  • BA ĐẬU
  • ACTISÔ (Lá) Folium Cynarae scolymi
  • CÓC KÈN-Derris trifoliata-cây thuốc chữa chữa sốt rét kinh niên
  • SEN-Nelumbo nucifera
  • ĐỊNH NGHĨA MÔN DƯỢC LIỆU HỌC
  • Dichroa root (Changshan)-Dichroa fibrifuga
Bình luận đóng

Bài viết

  • BÈO LỤC BÌNH-CÔNG DỤNG CÁCH DÙNG-CÂY THUỐC NAM
  • Chẩn đoán điều trị bệnh Papilloma (u nhú) mũi xoang
  • Viêm ruột do bức xạ
  • Kiểm nghiệm dược liệu chứa saponin dựa trên khả năng tạo phức với cholesterol
  • Cách phân biệt Sâm ngọc linh giả ở Đắc Tô
  • Thuốc Kháng Khuẩn Đường Tiết Niệu
  • Phác đồ điều trị bệnh thận đái tháo đường
  • Khám triệu chứng chóng mặt – Tìm nguyên nhân và điều trị

Từ khóa » Tá Dược Dính Trong Thuốc Cốm