Quy Trình Sản Xuất Thuốc Cốm, Thực Phẩm Chức Năng Dạng Hạt Cốm

Thuốc cốm là gì? Phương pháp bào chế và quy trình sản xuất thuốc cốm, thực phẩm chức năng dạng cốm như thế nào. Hãy cùng Đông Nam tìm hiểu tại bài viết dưới đây cũng như các tiêu chí để quý độc giả có thể nắm bắt kỹ hơn áp dụng trong nghiên cứu và sản xuất.

Quy trình sản xuất thuốc cốm
Quy trình sản xuất thuốc cốm

Định nghĩa thuốc cốm

Hoạt chất bào chế dạng hạt cốm – là dạng thuốc rắn từ dược chất và tá dược thích hợp để tạo thành hạt có kích thước đường kính từ 1-2mm hoặc dạng sợi ngắn và xốp. Thuốc cốm thường được dùng đường uống.

Phân loại thuốc cốm

Cốm pha dung dịch uống

Cốm để pha hỗn dịch uống

Cốm để đóng viên nang

Ưu nhược điểm của dạng thuốc cốm

Ưu điểm: 

  • Mặt thẩm mỹ: thích hợp dùng cho trẻ em, bắt mắt, dễ uống hơn.
  • Dễ bảo quản: sản xuất dạng thuốc cốm dễ bảo quản hơn thuốc bột do ít hút ẩm hơn.
  • Dễ đóng gói: thể tích nhẹ và gọn hơn các dạng dung dịch và hỗn dịch.
  • Dễ phối hợp với các thành phần tương kỵ: Sản xuất thuốc cốm có thể phối hợp các thành phần tương kỵ vào các cốm khác nhau ví dụ như: làm cốm sủi bọt để tách thành phần acid và natri bicarbonate
  • Thuốc cốm thích hợp cho bệnh nhân khó nuốt: người già, trẻ nhỏ.
  • Thích hợp đóng gói viên nang trong sản xuất thực phẩm chức năng,…

Thành phần của thuốc cốm

Dược chất: thường là các dược chất kém bền ở dạng lỏng, hoặc khó dập luôn thành viên nén, dễ bị thủy phân như các kháng sinh, men vi sinh, thuốc hạ sốt,… Các thuốc có mùi vị khó chịu cũng được bào chế dạng cốm sủi bọt hoặc cốm pha siro.

Dược liệu: Đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe muốn bào chế dạng viên nang, dạng cốm để thuận tiện khi sử dụng thì phải đi từ bột cao dược liệu. Các bột cao dược liệu áp dụng sản xuất dạng cốm hay theo phương pháp tạo hạt ướt đó là bột nhẹ, khó dập thành viên, có mùi vị khó chịu, khó uống thường được bào chế thành hạt cốm sau đó phối trộn thêm tá dược trơn để đóng gói dạng viên nang hoặc dập viên nén thành viên.

Tá dược: Để sản xuất được hạt cốm cần nhiều loại tá dược như:

Các loại tá dược
Các loại tá dược

Tá dược độn: thường sử dụng như saccarose, tinh bột, lactose,… đảm bảo khối lượng cho một liều, hoặc đóng viên. Nó còn có công dụng điều vị, làm tăng độ nhớt và giảm sa lắng của tiểu phân trong quá trình phân liều chính xác.

Tá dược trơn: giống như thuốc bột hay thuốc dạng viên nén dập thẳng. Tá dược trơn làm giảm ma sát, chống dính, dễ chảy khi phân liều hay đóng viên, nhờ vậy đảm bảo đồng đều khối lượng. Các tá dược trơn hay được sử dụng trong thuốc cũng như thực phẩm chức năng hay sử dụng đó là: talc, aerosil, acid stearic, magie stearate,…

Tá dược dính: Tá dược dính là thành phần quan trọng giúp xát được hạt cốm, tá dược dính sử dụng tạo khối ẩm khi trộn bột giúp tạo hạt và sợi cho cốm. Các tá dược dính hay được sử dụng nhất là siro, dung dịch PVP, dung dịch CMC, đối với bột dược liệu tá dược dính có thể dùng luôn cồn hoặc nước.

Tá dược rã: tùy theo tính chất của hoạt chất mà có thể thêm tá dược rã vào để làm tăng nhanh quá trình phân tán của chế phẩm khi pha vào nước hoặc khi vào ruột dễ dàng giải phóng hoạt chất. Tá dược rã hay được sử dụng đó là natri croscarmellose, natri starch glycolat…

Ngoài các thành phần kể trên, thuốc cốm có thể sử dụng thêm các loại tá dược điều vị, điều hương, chất gây thấm hoặc chất gây phân tán để tăng sức hấp dẫn cho chế phẩm.

Phương pháp bào chế thuốc cốm

Có 3 phương pháp phổ biến để bào chế cốm thuốc là:

  • Phương pháp tạo hạt ướt
  • Phương pháp tạo hạt khô
  • Phương pháp tạo hạt tầng sôi

Thông thường đối với quy mô sản xuất vừa và nhỏ người ta dùng phương pháp tạo hạt ướt để tiết kiệm kinh phí đầu tư máy tạo hạt tầng sôi, còn quy mô sản xuất lớn người ta đầu tư máy tạo hạt tầng sôi để gia tăng tốc độ sản xuất. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu quy trình sản xuất thuốc cốm theo phương pháp xát hạt ướt để nắm rõ tường tận các bước nhé.

Quy trình sản xuất thuốc cốm

Kỹ thuật bào chế thuốc cốm thông thường trải qua những gia đoạn sau:

Xử lý nguyên liệu

Giai đoạn này bao gồm quá trình nghiền và rây các nguyên liệu nhằm làm nhỏ kích thước tiểu phân, thuận lợi cho quá trình trộn các thành phần được đồng đều. Kích thước tiểu phân nhỏ làm tăng quá trình giải phóng dược chất và hòa tan thuốc do đó làm tăng sinh khả dụng của thuốc.

Thiết bị hay sử dụng: dùng máy nghiền búa, máy nghiền bi, máy nghiền trục cán, máy nghiền cắt hoặc dùng thiết bị nghiền siêu mịn có thể thu được kích thước hạt như mong muốn.

Rây: đảm bảo thu được kích thước hạt mong muốn, đồng đều nhau sẽ cải thiện độ trơn chảy và giảm phân lớp khi trộn bột.

Máy nghiền bột siêu mịn công nghiệp
Máy nghiền bột siêu mịn công nghiệp

Xem thêm: Máy nghiền bột siêu mịn công nghiệp

Quá trình trộn bột ướt

Đối với quá trình trước xát hạt: việc phối trộn có tá dược dính nên cần máy có cánh đảo để đồng đều khối bộn.

Thông thường theo quy định người ta trộn bột khô trước theo quy tắc đồng lượng 1:1, để bột được trộn đều đồng nhất. Sau đó thêm từ từ tá dược dính vào để trộn thành khối ẩm. Nhưng dược liệu khối lượng nhiều nên thường cho dược liệu, tá dược độn, tá dược điều vị vào trộn luôn. Chất bảo quản phải hòa tan bằng dung môi hòa tan thích hợp (cồn hoặc nước) mới cho vào, sau đó cho tá dược dính vào nhào tiếp tạo khối ẩm có liên kết

Xát hạt

Xát hạt ướt
Xát hạt ướt

Xát hạt gồm 3 lần nên dùng 3 kích thước rây, giai đoạn này dùng kích thước rây lớn nhất. Thông thường dùng rây 2mm

Sấy hạt

Hạt được cho vào máy sấy sấy ở nhiệt độ 60-70 độ C trong 1-2 giờ. Sử dụng máy sấy công nghiệp

Ứng dụng của máy sấy công nghiệp 12 khay

Các loại máy sấy công nghiệp Đông Nam

  • Máy sấy công nghiệp 12 khay vuông với năng suất sấy từ 50-70kg/mẻ.
  • Tủ sấy công nghiệp 24 khay với năng suất sấy lên đến 100kg/mẻ.

Sửa hạt

Sửa hạt bằng máy xát hạt lắc qua rây 1,5 mm.

Sấy hạt

Sấy hạt ở nhiệt độ 60 – 70°C trong khoảng 3-5 giờ, đến khi hàm ẩm: < 3%.

Sửa hạt

Sửa hạt bằng máy xát hạt lắc qua rây 1,0 mm.

Lưu ý: Đối với cốm sợi dạng dài thì người ta thường chỉ sát hạt 1 lần không qua bước sửa hạt tránh vỡ 

Trộn đồng nhất

Đối với quá trình trộn hạt khô với tá dược trơn tạo thành phẩm: dùng thiết bị trộn lắc không có cánh đảo để đảm bảo hạt cốm không bị vỡ, người ta dụng máy trộn bột chữ V hoặc máy trộn bột lập phương.

Đóng gói

Cốm thành phẩm được đem đóng gói theo yêu cầu.

Thông thường người ta đóng gói trong túi PE 2 lớp phân liều, hoặc dạng hỗn dịch phân liều trong chai, hoặc có thể cho vào máy đóng viên nang hay dập thẳng thành viên nén.

Như vậy quy trình sản xuất thuốc dạng hạt cốm tuy tốn nhiều thời gian và công đoạn nhưng lại ứng dụng sản xuất được nhiều thành phần hoạt chất, dược liệu khó dập thẳng được luôn thành viên. Hiện nay phương pháp sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng phần lớn đều áp dụng theo cách xát hạt này. Quý khách có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, mua máy sản xuất thuốc dạng hạt vui lòng liên hệ đến Đông Nam chúng tôi để được tư vấn tại:

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ KỸ THUẬT ĐÔNG NAM

Địa chỉ: Số 562 đường Phúc Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Xưởng sản xuất: Cụm công nghiệp Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội

Hotline: 0363.999.318 / 0869 286 525 / 0386.222.816 

Facebook: Cơ Khí Đông Nam

Website: www.cokhidongnam.vn

Xem thêm: Chính sách bảo hành sản phẩm

Top 5 lý do nên mua máy móc tại cơ khí Đông Nam

Từ khóa » Tá Dược Dính Trong Thuốc Cốm