Kỹ Thuật Cách Nuôi Sóc Sinh Sản Từ Các Chuyên Gia | Pet Mart

Nuôi sóc sinh sản hiện nay đang là một ngành kinh doanh hái ra tiền. Do nhu cầu mua bán sóc cảnh rất lớn mà cung không đủ cầu. Nhìn chung nuôi sóc khá đơn giản, thời gian sóc mang thai ngắn và chế độ ăn không cầu kì phức tạp.

MỤC LỤC ẩn 1. Mùa sinh sản của sóc Đất, sóc Bông 2. Kỹ thuật chọn nuôi sóc sinh sản 2.1. Lựa chọn sóc giống 2.2. Quá trình phối giống 3. Dấu hiệu nhận biết sóc mang thai 4. Tăng cường quản lý sóc mẹ mang thai 5. Sóc mẹ đẻ con cần chú ý gì? 6. Lưu ý khi nuôi sóc sinh sản

Tuy nhiên không vì thế mà cho rằng sóc nuôi thế nào cũng lớn được. Nếu không có kinh nghiệm, bạn không nên thử nuôi. Do sóc rất nhỏ và yếu, nếu không chăm sóc tốt chúng sẽ rất dễ chết. Đặc biệt là khi sóc cảnh mang thai. Hãy cùng Pet Mart tìm hiểu cách nuôi sóc sinh sản qua bài viết này nhé.

Mùa sinh sản của sóc Đất, sóc Bông

Mỗi năm vào mùa xuân khoảng tháng 1, tháng 2 là thời gian loài sóc động dục, thời kì động dục khoảng hai tuần. Sau khi nuôi sóc sinh sản cùng với nhau không lâu thì sẽ có hành vi giao phối. Nhưng không phải mỗi lần giao phối đều có thể mang thai. Cũng không phải tất cả các con sóc đều sẽ kết đôi.

Sóc quá trẻ hoặc tuổi khá lớn thì sinh sản là một gánh nặng vô cùng lớn đối với cơ thể. Nó có thể giảm bớt tuổi thọ, khó sinh, ăn con. Thậm chí là tửu vong đều rất có thể sẽ xảy ra. Độ tuổi thích hợp để cho loài sóc bắt đầu sinh sản là sóc cái khoảng 8 – 9  tuần tuổi, sóc đực khoảng 9 – 10 tuần tuồi. Đối với loài sóc mà nói, mùa thu cũng là một thời kì phát dục.

Vào mùa không sinh sản, sóc đực và sóc cái trưởng thành lần lượt chiếm giữ một nơi nhất định để là lãnh thổ của chính mình. Ngoài tự nhiên, sóc cái bảo vệ một địa bàn với diện tính nhất định là để bảo vệ thức ăn.

Trong đó không cho phép sóc khác cùng loài đi vào, đối với sóc đực thì cũng giống như vậy. Nhưng vào mùa sóc sinh sản, rõ ràng sự bảo vệ phạm vi lãnh thổ được nới lỏng hơn, cho phép sóc đực được đi vào.

Kỹ thuật chọn nuôi sóc sinh sản

Lựa chọn sóc giống

Khi tiến hành cho sinh sản trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo, nhất định phải lựa chọn cá thể khỏe mạnh. Màu lông sáng bóng là tốt. Trạng thái tinh thần tốt, cá thể có sự ham muốn ăn uống mạnh.

Đối với cá thể đực thì yêu cầu về năng lực ham muốn giao phối mạnh. Còn đối với con cái thì yêu cầu cá thể có tính làm mẹ mạnh. Mang thai sinh đẻ nhiều, lượng sữa dồi dào. Dù là sóc Đất, sóc Bông, sóc Bay… đều có thể dựa trên những tiêu chí này.

Quá trình phối giống

Sóc thường phát dục vào mùa xuân tháng 1, tháng 2. Thời gian phát dục khoảng 2 tuần. Vào thời gian tháng 1, tháng 2 hàng năm, sóc đực và sóc cái bắt đầu tình tự. Sóc đực đong dưa chiếc đuôi lớn bông xù nhảy nhót ở trên tán cây để theo đuổi sóc cái. Lúc này sóc cái cũng phấn khích không ngừng thuận theo một cách nhiệt liệt.

Khi phát tình, sự ham ăn của cá thể cái giảm xuống. Tăng cường hoạt động, căng thẳng bất an, có trạng thái hưng phấn. Có lúc liếm bên ngoài bộ phận sinh dục và thường xuyên đi tiểu. Cùng với đó phát ra tiếng kêu the thé, cho phép cá thể đực lại gần.

Lúc này người nuôi sóc sinh sản có thể thấy màu sắc của cửa bộ phận sinh dục cũng biến thành màu đỏ đậm. Có lúc có chất dịch màu trắng hoặc màu hơi vàng có trạng thái dính hoặc là đông cứng chảy ra. Thời gian Sóc phát tình kéo dài khoảng 2 tuần. Trong thời gian này sóc đực và sóc cái giống như hình với bóng không xa nhau.

Dấu hiệu nhận biết sóc mang thai

Sóc cái mang thai 35 – 40 ngày thì sẽ sinh con. Thông thường mỗi năm sinh 2 lứa, có lúc thì 3 lứa. Sóc cái sinh đẻ năm đầu tiên, mỗi lứa sinh được 3 đến 6 con non. Sau năm thứ 2 thì mỗi lứa đẻ được 5 đến 10 con.

Khi sóc non vừa mới chào đời thì trơn nhẵn không có lông. Toàn thân màu đỏ, hai mắt nhắm chặt, trọng lượng cơ thể khoảng 7g đến 8.5g. Chiều dài cơ thể khoảng 5.6cm. Chiều dài đuôi khoảng 2.4cm. Sóc con sau khi sinh ra được 8 – 9 tháng thì bắt đầu thành thục. Cũng chính là năm thứ 2 thì có thể sinh sản ngẫu phối.

Khi mang thai, bụng sóc cái to hơn so với bình thường và ít hoạt động hơn. Sóc cái sẽ tỏ ra hung dữ khi có sóc đực hoặc người lạ. Sóc ăn khỏe hơn thường ngày để có đủ dinh dưỡng nuôi sóc con.

Sóc cảnh có thời gian mang thai tương tự như Hamster và các động vật gặm nhấm nhỏ. Khi ấn nhẹ vào bụng nếu thấy khối cứng nghĩa là sóc đã mang thai. Còn nếu bụng mềm, cảm giác như có một lớp mỡ tích dưới da, khả năng sóc mang thai rất thấp.

Tăng cường quản lý sóc mẹ mang thai

Trong thời gian mang thai, thói quen ăn uống và sinh hoạt của sóc sẽ thay đổi khá nhiều. Sóc cái sẽ trở nên hung dữ hơn, có thể đánh nhau với sóc đực. Cho dù là nuôi cả 2 chung lồng từ nhỏ. Lúc này bạn phải tách riêng sóc cái để giữ an toàn cho chúng.

Khi mang thai, sóc cái thường nằm nghiêng để ngủ, đôi khi sẽ nằm ngửa. Thân hình từ thon dài trở thành hình quả lê, mông to hơn hẳn bình thường. Sóc sẽ tự chuẩn bị ổ đẻ, việc của bạn là cung cấp cho chúng thêm mùn cưa hoặc giấy lót nền, loại mềm và không mùi.

Nuôi sóc sinh sản, tốt nhất nên nuôi một mình. Vì khi mang thai, chúng sẽ trở nên cáu kỉnh và rất nhạy cảm. Nếu chúng được nuôi chung với sóc đực, chúng có thể đánh nhau, dễ bị thương và có thể gây hại cho thai nhi.

Giữ cho lồng nuôi, bát ăn và chậu nước sạch sẽ, đồng thời cố định chắc chắn để không bị lật đổ hoặc làm ướt môi trường bên trong lồng. Thay lớp lót và giữ cho môi trường khô ráo để tránh vi khuẩn phát triển.

Đặt một vài loại rác vụn khác nhau để làm nguyên liệu cho sóc mang thai xây tổ. Nuôi sóc sinh sản trong môi trường yên tĩnh. Sóc mẹ khi mang thai rất nhạy cảm với âm thanh. Nếu môi trường quá ồn sẽ gia tăng căng thẳng tinh thần của chúng, có thể khiến sóc bị sảy thai.

Sóc mẹ đẻ con cần chú ý gì?

Sinh con sóc là hành vi bản năng của sóc. Trong những trường hợp bình thường, chủ nuôi không cần đỡ đẻ giúp Sóc. Trừ khi là tình huống đặc biệt, chẳng hạn như vào lúc sinh sản, Sóc con chỉ chui ra một phần, toàn bộ thai nhi bị mắc kẹt một thời gian dài, lúc này nhất định cần đến sự giúp đỡ của chủ nuôi rồi.

Nhiều chủ nuôi đến khi đột nhiên phát hiện ra trong lồng có thêm vài quả bóng thịt nhỏ mới biết rằng Sóc yêu đã trở thành mẹ mất rồi, vì vậy bạn không cần lo lắng về chúng. Hãy thực hiện công việc chăm sóc trước khi sinh thật tốt, sinh con là bản năng của chúng.

Dù có yêu chúng đến mức nào cũng xin đừng can thiệp vào sự chào đời của sóc con, chúng ta đã nói, Sóc là loài có tính tự giác rất tốt, chúng có thể “tự thân vận động” để hoàn thành mọi việc từ dựng nhà, kiếm ăn.

Vậy việc sinh sản chắc chắn cũng không phải vấn đề quá khó khăn với sóc. Tuy nhiên, chủ nuôi cũng nên làm tốt công tác chuẩn bị trước và sau khi sinh cho sóc nhé, như vậy mới giúp sóc “mẹ tròn con vuông” được!

Lưu ý khi nuôi sóc sinh sản

Nuôi sóc trong giai đoạn mang thai nên dùng thức ăn chuyên dụng cho thú cưng nhỏ. Vì các loại thức ăn hỗn hợp có thành phần dinh dưỡng cân đối và đa dạng. Dinh dưỡng cần bằng giúp sóc mẹ có năng lượng để chuẩn bị cho việc sinh sản và nuôi con.

Thành phần các loại thức ăn cho sóc chuyên dụng cần có: 25% lúa mạch, 20% ngô, 15% bã đậu, 10% đậu nành, 6% bột cá, 20% da động vật, 3% bột xương gia súc và 1% muối ăn. Hàm lượng dinh dưỡng phải có 20% chất đạm, 6% chất béo, 42% chất bột.

Ngoài thức ăn chuyên dụng, sóc cái cần ăn nhiều hoa quả và trứng gia cầm, Anbumin động vật. Anbumin là thành phần quan trọng giúp hình thành nội tạng trong cơ thể. Giúp sóc con phát triển đầy đủ.

Sóc con mới sinh hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ. Sau 1 tháng tuổi chúng mới bắt đầu mở mắt. Khoảng nửa tháng sau mới có thể ăn thức ăn cứng. Cần chú ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ sóc mẹ nuôi con.

Phương pháp nuôi sóc sinh sản này có thể áp dụng cho sóc Đất, sóc Bông, sóc bay Úc… và các loại sóc cảnh phổ biến tại Việt Nam. Hi vọng các bạn đã có thêm những kỹ thuật để chăm sóc tốt cho thú cưng của mình.

4.3/5 - (9 bình chọn)

Từ khóa » Sóc đất Sinh Sản Vào Tháng Mấy