Kỹ Thuật Chăn Nuôi Dê Sơ Sinh, Sau Cai Sữa, Hậu Bị Và Sinh Sản
Có thể bạn quan tâm
I. CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG DÊ
1. Chăm sóc nuôi dưỡng dê con từ sơ sinh đến cai sữa (90 ngày tuổi)
- Giai đoạn bú sữa đầu (từ sơ sinh đến 15 ngày tuổi)
Dê con sau khi đẻ được lau khô mình, cắt rốn, cần đưa dê con vào nằm ở ổ lót rơm rạ cho ấm bên cạnh mẹ dê con sau khi đẻ 20-30 phút cho bú sữa đầu ngay, vì trong vòng 3-5 ngày đầu sữa dê mẹ có nhiều dinh dưỡng và kháng thể giúp dê con mau lớn tránh được các bệnh về tiêu hóa.
Nếu dê con mới đẻ không bú được phải vắt sữa đầu cho dê con bú bằng bình 3-4 lần/ngày. Chú ý trong 3-4 ngày đầu dê con còn yếu, phải hướng dẫn cho dê con bú đều cả hai vú của dê mẹ, nếu dê con bú một vú dễ dẫn đến bệnh viêm vú cho dê mẹ, dê con sẽ không có sữa để bú.
Trong giai đoạn này ta có thể hủy sừng dê, để tránh những tai nạn và thiệt hại do sừng của dê bằng cách dùng thanh sắt có đầu phẳng đường kính khoảng 1,0 cm, nung đỏ và dí vào mầm sừng nhú lên cho đến khi phẳng. Chú ý trong qua trình hủy sừng phải khống chế dê thật tốt để tránh tai nạn cho dê và người.
- Giai đoạn sau 15 ngày - 45 ngày
Tách dê con khỏi dê mẹ để vắt sữa dê mẹ, vắt 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều với dê có sản lượng sữa trên 1 lít.
Dê con được cho vào bú mẹ ngay sau khi vắt sữa để khai thác hết sữa của dê mẹ, dê con bú thêm 300-350 ml (2-3 lần/ngày), phải đảm bảo lượng sữa bú được trong ngày từ 400-600 ml/con.
Đối với chăn nuôi gia đình và dê cho sữa dưới 1 lít/ngày thì tách dê con khỏi dê mẹ ban đêm, vắt sữa 1 lần/ngày vào buổi sáng, cho dê con theo bú mẹ cả ngày không cần cho bú thêm sữa mẹ bằng bình.
- Giai đoạn từ 46-90 ngày
Ở giai đoạn này dê cần uống 600 ml sữa rồi giảm dần xuống 400 ml sữa/con/ngày chia thành 2 lần.
Từ 11 ngày tuổi trở đi nên bắt đầu tập cho dê con ăn các loại thức ăn dể tiêu: chuối chín, bột ngô, bột đổ tương rang, đặc biệt lá cỏ non, khô sạch … từ 24-45 ngày tuổi cho dê ăn 30-35g thức ăn tinh.
Trong giai đoạn 46-90 ngày tuổi cho ăn 50-100g thức ăn tinh. Lượng thức ăn tinh tăng dần đến gần 3 tháng tuổi khi dê con tự ăn không cần đến sữa mẹ, phải thỏa mãn nước sạch cho dê con.
Những dê con còi cọc, suy dinh dưỡng cần bổ sung thêm premix khoáng, vitamin hoặc loại bỏ giết thịt dê đực không đủ tiêu chuẩn giống để tránh lãng phí. Dê ở giai đoạn này cần được chăm sóc kỹ lưởng tránh suy dinh dưỡng và các bệnh thường xảy ra như tiêu chảy, ghẻ, cảm lạnh,…
Chăm sóc dê con
Thường xuyên quét dọn chuồng trại khô sạch, cho dê vận động ngoài sân chơi hoặc bãi chăn thả gần chuồng, không cho dê con theo mẹ chăn thả ngoài bãi xa trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa.
Chăm sóc giai đoạn sơ sinh - cai sữa
Trong thời kỳ dê con theo mẹ dê thường mắc bệnh đường hô hấp do lạnh, phải giữ ấm lót ổ cho dê con nằm, dê cảm nhiểm rất mạnh với bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm và lây lan rất nhanh phải giữ cho sàn chuồng, ổ lót khô ráo. Khi phát hiện phải cách ly dê con, điều trị bằng cách rữa sạch vết loét bằng cồn iod 10%, bôi thuốc mở kháng sinh.
2. Chăm sóc và nuôi dưỡng dê giống hậu bị
Dê giống hậu bị được tuyển chọn sau khi cai sữa đến phối giống theo một số chỉ tiêu nhất định: cha mẹ có năng suất cao, dê con không bị bệnh có tăng trọng cao so với dê cùng lứa, ngoại hình và màu sắc tương ứng với giống mà ta muốn chọn.
Cho đầy đủ thức ăn thô xanh 2-5 kg/ngày bằng 75-80 % vật chất khô tổng khẩu phần ăn hằng ngày, phần còn lại bổ sung bằng thức ăn tinh và phụ phẩm thường cho ăn 0,1-0,5 kg con/ngày.
Cung cấp đủ nước sạch cho dê, tạo điều kiện cho dê có chổ để vận động 3-4 giờ/ngày, vệ sinh khô sạch sàn chuồng, nền chuồng, sân chơi, máng ăn, máng uống.
Dê đực con làm giống chăm sóc riêng sau 3 tháng tuổi và chỉ cho giao phối khi dê đạt 11-12 tháng tuổi.
Giai đoạn đầu của thời kỳ nuôi hậu bị và thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn bú mẹ sang thức ăn dê thường mắc bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi, phải vệ sinh sạch sẽ nguồn thức ăn, nước uống, sàn chuồng, sân chơi...giai đoạn này cần cung cấp 50-80% thức ăn thô xanh, cần bổ sung khoáng canxi và photpho, tránh cho dê quá mập, lượng ăn từ 3-7 kg cỏ xanh, 200-400 g thức ăn tinh/con/ngày, cung cấp đủ nước sạch, cho vận động nếu dê nuôi tốt hoàn toàn.
3. Chăm sóc nuôi dưỡng dê cái sinh sản
Phối giống cho dê
Đối với dê cái cho phối giống lần đầu, dê Bách Thảo 7-9 tháng tuổi trọng lượng 19-20 kg.
Trong thực tế bỏ 2 lần động dục đầu tiên của dê cái sau đó mới phối giống. Dê cái đang sinh sản sau khi đẻ 1,5-2 tháng cho phối giống lại.
Không cho dê đực phối giống với dê cái có quan hệ cận huyết.
Chu kỳ động dục của dê 19-21 ngày, động dục kéo dài 1-3 ngày, khi động dục âm hộ hơi sưng đỏ hồng, chảy dịch nhờn, kêu la bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác, nếu đang tiết sữa thì giảm sữa đột ngột.
Sau khi phát hiện dê động dục thì sau 18 - 36 giờ cho dê giao phối là thích hợp. Trong thực tế khi phát hiện dê động dục ngày hôm nay thì sáng hôm sau cho giao phối hai lần vào buổi sáng và chiều là phù hợp.
Phải có sổ theo dõi phối giống và ghi chép ngày phối, kết quả phối giống và dự định ngày dê đẻ, để đỡ đẻ cho dê.
Dê cái mang thai
Sau khi phối giống theo dõi nếu đến chu kỳ động dục bình thường (21-23 ngày) mà không thấy dê động dục trở lại, là có thể dê đã thụ thai.
Thời gian mang thai trung bình là 150 ngày (biến động từ 145-157 ngày) phải chuẩn bị đỡ đẻ dê trước 140 ngày.
Khi dê có chửa nhu cầu dinh dưỡng của dê tăng dần lên ở 2 tháng cuối cùng, dê cái ăn nhiều hơn bình thường cần phải đáp ứng đủ số lượng và chất lượng thức ăn để dê nuôi thai tốt và có nhiều sữa sau khi sanh.
Đối với dê đang cho sữa thì tuổi thai càng lớn lượng sữa của dê mẹ khai thác cũng giảm, để bào thai phát triển tốt và tránh được sản lượng sữa giảm ở các chu kỳ sau, cho dê cạn sữa từ từ bằng cách giảm dần số lần vắt sữa như ngày 1 lần, 2 ngày 1 lần, 3 ngày 1 lần và cắt hẳn.
Đối với dê chửa lần đầu cần xoa bóp nhẹ bầu vú để kích thích tuyến sữa phát triển và tập cho dê quen dần với việc vắt sữa sau này.
Dê đẻ (sinh sản)
Dê đẻ nên nhốt riêng từng con ở chuồng đã vệ sinh tiêu độc, khô, sạch, kín ấm và yên tĩnh.
Trước khi đẻ 5-10 ngày, nên giảm bớt thức ăn tinh ở những dê cái có năng suất sữa cao, để tránh viêm vú, sốt sữa.
Dê sắp đẻ có những biểu hiện: dê khó đi, đi đái luôn, bầu vú và âm hộ sưng đỏ, bụng sa, bầu vú căng.
Âm hộ có dịch đặc chảy thành dòng và xuất hiện bọc nước ối là dê sắp đẻ, khi nước ối vở là dê đẻ thai bị đẩy ra từ 1-4 giờ tùy theo số lượng thai và vị trí thai.
Nếu dê con đang ra mà bị kẹt, khó đẻ, dê mẹ thường kêu la, cần hổ trợ bằng cách đưa tay đã sát trùng vào đẩy thai theo chiều thuận kéo thai ra cẩn thận, hai tay nắm phần thân ngoài kéo nhẹ ra theo nhịp rặn của dê mẹ.
Khi dê con được ra ngoài, dê mẹ tự liếm con, cần phải lau bằng khăn sạch, khô lau hết nhớt từ miệng, mũi, tai, mình, bốn chân của dê.
Sau đó vuốt sạch máu từ cuống rún trở ra ngoài, dùng dây chỉ thắt chặt cuống rún cách bụng khoảng 3-4 cm, dùng dao cắt phía ngoài 1-1,5cm sát trùng bằng cồn iôd 5%. Sau khi đẻ khoảng 0,5- 4 giờ nhau ra, không để dê mẹ ăn nhau. Trường hợp đẻ khó hoặc sau khi đẻ 4 giờ mà nhau vẫn chưa ra, nhờ bác sĩ thú y can thiệp.
Dê mẹ đẻ xong cho uống nứơc ấm có pha muối 0,5% hoặc nước đường 5 – 10%. Hằng ngày cho dê mẹ ăn thức ăn thô, xanh non, thức ăn tinh, chất lượng tốt theo khẩu phần xác định không cho dê mẹ ăn nhiều thức ăn tinh và củ quả để tránh dê mẹ bị chướng hơi.
Sau đó rữa sạch bầu vú và âm hộ, vệ sinh khô nơi dê đẻ nếu trường hợp dê bị sưng bầu vú thì chườm nước nóng và vắt sữa cho khỏi tắc các tia sữa.
II. QUẢN LÝ SỨC KHOẺ ĐÀN DÊ
1. Kiểm tra triệu chứng lâm sàng của dê
+ Cách kiểm tra một số chỉ tiêu sinh lý chức năng
Đo thân nhiệt: Cắm nhiệt kế qua hậu môn một cách nhẹ nhàng để yên 3 phút rồi lấy ra đọc chỉ số thân nhiệt.
Đếm nhịp thở: Để dê yên tĩnh đếm số dao động của thành lồng ngực dê trong 1 phút.
Đếm nhịp tim mạch: Đặt lòng bàn tay vào vùng tim, ngay sau khuỷu chân trước rồi đếm nhịp đập của tim trong 1 phút.
Đếm nhu động dạ cỏ: Đặt long bàn tay vào chỗ lõm ngay sau xương sườn cuối bên trái và đếm nhu động trong 2 phút.
Những biểu hiện bên ngoài và chỉ tiêu sinh lý của dê khoẻ và dê bệnh
Dê khoẻ Dê bệnh Linh hoạt và tỉnh táo, ăn ngon miệng Uể oải, cúi đầu, bỏ ăn Nhai lại và nhu động dạ cỏ bình thường 1-2 lần/ phút .
Ngừng nhai lại và nhu động dạ cỏ yếu hoặc ngừng hẳn. Mượt lông và nhẵn da Xù long Thân nhiệt bình thường: 38 - 39,5 độ C buổi sáng. 39,5 – 40,5 độ C buổi chiều Sốt : Thân nhiệt trên 40 - 41 độ C Nhịp thở bình thường:12 – 15 lần/phút (dê hậu bị, trưởng thành).15 – 30 lần/phút (dê con). Dê khó thở, ho Kết mạc mắt và niêm nạc mồm màu hồng Kết mạc mắt, niêm mạc thay đổi.
- Nhợt nhạt (thiếu máu do ký sinh trùng), vàng (bệnh về gan) và đỏ thẫm (bệnh truyền nhiễm). Phân bình thường: Cứng và dạng viên Ỉa chảy: Phân nhão, lỏng..
2. Vệ sinh phòng bệnh cho dê
Vệ sinh chung cho đàn dê
- Điều cần thiết là phải đảm bảo chuồng trại thông thoáng tránh ẩm độ cao, không khí ngột ngạt có thể gây bệnh viêm phổi.
- Không được cho dê ăn thức ăn ướt dễ bị tiêu chảy. Nếu thức ăn ướt phải phơi khô trước khi cho dê ăn.
- Cung cấp nước sạch cho dê. Cung cấp đá liếm để bổ sung khoáng, muối tránh bệnh thiếu khoáng.
- Hằng ngày phải kiểm tra bệnh từng con, thường xuyên kiểm tra ve, ghẻ và giun sán.
- Cắt móng chân thường xuyên sẽ giảm được bệnh gây thối móng.
- Tẩy giun sán thường xuyên tối thiểu 2 lần/năm. Nếu có điều kiện gởi mẫu phân đến phòng chẩn đoán để điều trị ngay những con nhiễm nặng.
Cần tiêm phòng định kỳ một số bệnh truyền nhiễm bằng vắc xin: Bệnh tụ huyết trùng và viêm ruột hoại tử.
Vệ sinh cho dê bệnh
Khi dê bệnh cần điều trị kịp thời. Cách ly ngay dê bệnh khỏi đàn dê khoẻ, lồng chuồng dê bệnh nên sát trùng hằng ngày, khi tiếp xúc với dê bệnh xong cần phải rữa và sát trùng tay trước khi tiếp xúc với dê khỏe. Nhốt dê mắc bệnh truyền nhiễm thêm ít nhất 2 tuần sau khi khỏi bệnh. Bồi dưỡng sức khoẻ, cho dê ăn uống đầy đủ bổ sung thêm khoáng, vitamin.
Từ khóa » Sóc đất Sinh Sản Vào Tháng Mấy
-
Kỹ Thuật Cách Nuôi Sóc Sinh Sản Từ Các Chuyên Gia | Pet Mart
-
Kỹ Thuật Nuôi Sóc đất Sinh Sản
-
Nuôi Sóc đất Sinh Sản đơn Giản Mà Lại đem đến Hiệu Quả Cao Cho Bà ...
-
Kỹ Thuật Cách Nuôi Sóc Sinh Sản Từ Các Chuyên Gia | Pet Mart
-
NHẬN BIẾT MÙA SÓC SINH SẢN, Chuẩn Bị Cho Mùa Sóc Baby
-
Mua Sóc Giá Rẻ Vào Thời Điểm Nào - Mùa Sóc Sóc Sinh Sản
-
Kinh Nghiệm Nuôi Sóc Sinh Sản Tốt Nhất - Yêu Pet
-
Tất Tần Tật Về Cách Nuôi Sóc Đất Tốt Nhất - Nobipet
-
Cách Nuôi Sóc đất Từ Baby Cho Tới Trưởng Thành. - PetXinh
-
Cách Làm ổ đẻ Cho Sóc | Tin Tức Về Nuôi Sóc đất Sinh Sản - THÚ CƯNG
-
Kỹ Thuật Cách Nuôi Sóc Đất Con Tới Khi Trưởng Thành - t
-
Sóc đất ăn Gì? Cách Nuôi Và Huấn Luyện Ngay Tại Nhà - IAS Links
-
Mình Có đôi Lời... - Sóc Đất - Sóc Bông - Thú Cưng Sài Gòn | Facebook
-
Mình Có đôi Lời... - Sóc Đất - Sóc Bông - Thú Cưng Sài Gòn | Facebook
-
Sóc Bông Giá Bán Nguồn Gốc đặc điểm Và Tính Cách
-
Cách Nuôi Sóc đất Con Chưa Mở Mắt đúng Cách - Wiki Cách Làm
-
Cách Nuôi Sóc Dạ đỏ đúng Kỹ Thuật - Bẫy Chim Hay
-
Nuôi Sóc Nghề Mới Giống Thịt Rừng đang Phổ Biến - Agriviet