Kỹ Thuật Nhân Giống Vải (phần 1: Nhân Giống Hữu Tính)
Có thể bạn quan tâm
Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt.
* Những ưu điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt:
- Kỹ thuật đơn giản, dễ làm.
- Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp.
- Hệ số nhân giống cao.
- Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao.
- Cây trồng bằng hạt thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh.
* Những nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt:
- Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ.
- Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn.
- Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm.
* Do những nhược điểm như vậy nên phương pháp nhân giống bằng hạt chỉ được sử dụng trong một số trường hợp:
- Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép.
- Sử dụng gieo hạt đối với những cây ăn quả chưa có phương pháp khác tốt hơn.
- Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống.
* Những điểm chú ý khi nhân giống bằng hạt:
- Phải nắm được các đặc tính, sinh lý của hạt: Một số hạt chín sinh lý sớm, nảy mầm ngay trong hạt (hạt mít, hạt bưởi); một số hạt có vỏ cứng cần xử lý hóa chất, bóc bỏ vỏ cứng trước khi gieo (hạt xoài, hạt mận) và một số hạt khi để lâu sẽ mất sức nảy mầm (hạt nhãn, hạt vải).
- Phải đảm bảo các điều kiện các điều kiện ngoại cảnh cho hạt nảy mầm tốt: Nhiệt độ, không quá thấp hoặc quá cao, độ ẩm đất đảm bảo 70-80% độ ẩm bão hòa và đất gieo hạt phải tơi xốp, thoáng khí.
- Phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước chọn lọc: Chọn giống có khả năng sinh trưởng khỏe, năng suất cao và phẩm chất tốt; chọn những cây mang đầy đủ các đặc điểm của giống muốn nhân; chọn những quả có hình dạng đặc trưng của giống; chọn những hạt to, mẩy, cân đối và chọn cây con to, khỏe, sinh trưởng cân đối.
* Các phương pháp gieo hạt làm cây giống
- Gieo ươm hạt trên luống đất:
+ Đất gieo hạt phải được cày bừa kỹ, bón lót 50 - 70kg phân chuồng hoai mục + 0,5 - 0,7kg supe lân/100m2 và lên thành các luống cao 10 - 15cm, mặt luống rộng 0,8 - 1m, khoảng cách giữa các luống 40 - 50cm.
+ Hạt được gieo thành hàng hoặc theo hốc với các khoảng cách tùy thuộc vào loại cây ăn quả, gieo ươm để lấy cây ra ngôi hoặc gieo trực tiếp lấy cây giống. độ sâu lấp hạt từ 1 - 3cm tùy thuộc vào thời vụ gieo và tùy thuộc thời vụ gieo và tùy thuộc vào hạt giống cây ăn quả đem gieo.
+ Các khâu chăm sóc phải được làm thường xuyên như: tưới nước giữ ẩm, nhổ cỏ, xới xáo phá váng, bón phân, đặc biệt là theo dõi, phát hiện và phòng trừ bệnh kịp thời. Bón thúc bằng nước phân chuồng pha loãng 1/10 - 1/15 hoặc các loại phân vô cơ pha loãng 1%.
- Gieo ươm hạt trong bầu:
Phương pháp gieo ươm hạt trong túi bầu được sử dụng cho cả phương pháp nhân giống bằng hạt và gieo ươm cây gốc ghép cho nhân giống bằng phương pháp ghép. Hạt giống được gieo trực tiếp vào túi bầu tiêu chuẩn hoặc gieo vào túi bầu nhỏ rồi tiến hành ra ngôi sau. Hạt giống thường được xử lý và ủ cho nứt nanh mới tiến hành gieo. Hỗn hợp bầu đang được sử dụng là đất + phân chuồng hoai mục với tỷ lệ là 1m3 đất mặt + 200 - 300kg phan chuồng hoai mục + 10 - 15kg supe lân. Các khâu kỹ thuật chăm sóc được tiến hành tương tự như phương pháp gieo ươm hạt trên luống đất.
Kỹ thuật chọn và nhân giống vải
- Tiêu chuẩn cây giống: Phải chọn cây giống đúng giống quy định. Với các giống chín sớm phải có đường kính gốc là: 1-1,5cm; đường kính cành ghép: 0,7cm, chiều dài cành ghép trên 40cm. Với các giống chính vụ, các chỉ tiêu tương ứng là: 0,8-1cm, 0,5-0,7cm và 30-40cm. Cây giống phải có 2-3 cành cấp I trở lên và không được nhiễm các loại sâu bệnh nguy hiểm.
- Tuyển chọn các giống vải địa phương, đặc biệt quan tâm tới các giống vải có thời gian quả chín sớm và chín trung bình, chất lượng khá, được người tiêu dùng chấp nhận. Nên chú ý đầu tư thâm canh và mở rộng diện tích trà vải quả chín sớm và chín giữa vụ.
- Áp dụng cả 2 phương pháp chiết cành và ghép cành để nhân nhanh diện tích các giống vải lại.
- Hợp tác khoa học giữa Việt Nam và Trung Quốc để nghiên cứu, nhập nội và trồng thử nghiệm một số giống vải, nhãn của Trung Quốc có năng suất cao, chất lượng tốt, có thời gian quả chín và thu hoạch khác với vải thiều của Việt Nam.
- Tích cực tổ chức tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm bón, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại vải… cho nông dân vùng trồng vải.
Có thể nhân giống bằng hạt, ghép và chiết cành. Chiết cành là phương pháp phổ biến nhất: Chọn cây vải mẹ hàng năm sai quả, có chất lượng cao, tuổi từ 8-15 năm. Chọn cành khỏe, đường kính 1-1,5cm, mọc hơi xiên ở phía ánh sáng. Bóc khoanh, cắt một đoạn vỏ đài 2-3cm dùng dao cạo sạch, để khô trong khoảng 3-4 ngày, rồi dùng đất mầu đã trộn sẵn với phân mục, rơm mục, bao quanh chỗ cắt, ngoài bầu đất bọc giấy pôliêtylen, trên đầu buộc hơi lỏng, phía dưới buộc chặt. Mùa chiết cành tốt nhất là tháng 3-4 hoặc tháng 7-8. Sau 3 tháng bầu có rễ, cắt đem giâm trong vườn ươm (hạ thổ), 4-6 tháng sau trồng ra vườn. Nếu gặp hạn cần tưới cho bầu đủ ẩm.
Nguồn: theo Khang Việt tổng hợp Xem thêm chủ đề: cây vải, phương pháp nhân giống vải, nhân giống hữu tính cây vải, kỹ thuật trồng vải bằng hạt FLC Sầm SơnTừ khóa » Cách ươm Hạt Vải Thiều
-
Cách Trồng Vải Thiều Bằng Hạt Năng Suất Cao Và Bền Vững
-
Cách Ươm Hạt Vải Thiều.. Cực Dễ - YouTube
-
Cách Trồng Vải Từ Hạt Nảy Mầm Sau 10 Ngày - How To ... - YouTube
-
Cách Trồng Vải Bằng Hạt đơn Giản, Hiệu Quả Cao
-
Cách Trồng Vải Từ Hạt Nảy Mầm Sau 10 Ngày - How To ... - Blog
-
Cách Trồng Cây Vải Thiều Bằng Hạt - Hàng Hiệu
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Vải Cho Người Dân
-
Cách Trồng Cây Vải Thiều Từ Hạt Giống Trong Chậu - BÁCH NÔNG
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Vải Thiều Cho Năng Suất Cao
-
Trồng Vải Thơm Ngọt Ngay Trong Nhà Hóa Ra Dễ đến Vậy
-
Cách Trồng Cây Vải-cây ăn Quả được Yêu Thích
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Vải Thiều - Du Lịch Ba Vì
-
Cách Trồng Chăm Sóc Cây Vải Không Hạt
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Vải Thiều