Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc » Thuốc Thủy Sản Tiệp Phát
Có thể bạn quan tâm
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ LÓC
Cá lóc thường gặp và phân bố rộng có 2 loài là: Ophiocephalus maculatus và Ophiocephalus arbus, nhưng đối tượng nuôi phổ biến nhất là loài O.maculatus.
1. Tập tính sinh học Thích sống ở vùng nước đục, có nhiều rong cỏ. Tính thích nghi với môi trường xung quanh rất mạnh, nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá có thể sử dụng được oxy trong không khí. Ở vùng nước hàm lượng oxy thấp cá vẫn sống được, đặc biệt chỉ cần da và mang cá có độ ẩm nhất định cá vẫn có thể sống được thời gian khá lâu ở môi trường không có nước.
2. Tính ăn – Cá lóc thuộc loài cá dữ, tính ăn rộng. Cá nhỏ ăn các loại giáp xác, chân chèo, ấu trùng côn trùng; cá lớn hơn có thể ăn các loại côn trùng, các loại cá nhỏ, tôm nhỏ …; cá trưởng thành ăn tạp, ăn tất cả các loại cá, tôm, ếch, nhái. Trong điều kiện nuôi, cá cũng ăn thức ăn chế biến. – Khi thiếu thức ăn cá lóc sẽ ăn thịt lẫn nhau, con lớn sẽ ăn con bé. Cá ăn mạnh vào mùa hè, mùa đông cá không bắt mồi.
3. Sinh trưởng – Sinh trưởng nhanh, cá 1 tuổi dài 19 – 39 cm, nặng 95 – 760 g; cá 2 tuổi dài 38,5 – 40 cm, nặng 625 – 1.395 g; cá 3 tuổi dài 45 – 59 cm, nặng 1.467 – 2.031 g; cá lớn nhất có thể nặng 7.000 – 8.000 g. – Ở nhiệt độ trên 20oC cá sinh trưởng nhanh, dưới 15oC sinh trưởng chậm.
4. Tập tính sinh sản – Cá thành thục sớm, 10 – 12 tháng tuổi đã có thể sinh sản. Mùa sinh sản tự nhiên từ tháng 4 – 7, tập trung vào tháng 4 – 5, cá có thể đẻ 5 lần/năm. Số lượng trứng tuỳ theo trọng lượng thân, cá nặng 0,5kg số lượng trứng 8.000 – 10.000 (cái), cá nặng 0,25kg số lượng trứng 4.000 – 6.000 (cái). – Trong tự nhiên, cá lóc thường làm tổ đẻ trứng ở khu vực nước yên tĩnh, có nhiều cây cỏ thực vật thủy sinh. Tổ hình tròn, được làm từ cây cỏ, thực vật trong nước, đường kính khoảng 30 – 40 cm. Cá đẻ vào sáng sớm, sau những trận mưa rào. Sau khi đẻ trứng xong, cả cá đực và các cái sẽ ở quây quần bên tổ để bảo vệ trứng cho tới khi trứng nở thành cá con. Khi cá con đạt kích thước 3 – 4 cm sẽ tách đàn sống độc lập. Hiện nay lượng cá con trong thiên nhiên không đủ cung cấp cho nhu cầu của người nuôi, vì vậy người nuôi cá đã cho sản xuất giống nhân tạo để nâng cao hiệu quả khi nuôi và chủ động thời gian nuôi.
II. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG
1. Chọn cá bố mẹ – Chọn cá giống khỏe mạnh, nguồn gốc rõ ràng, được nuôi bằng thức ăn viên có hàm lượng Protein không dưới 40 – 45 % sẽ giúp cho con giống mạnh khỏe, trong quá trình nuôi cho cá giống ăn BEST FISH và VI FISH song song sẽ giúp cho cá giống khỏe mạnh và có sức đề kháng cao. – Để cho cá quen với điều kiện sống bị giam giữ (khác với môi trường tự nhiên), trong giai đoạn 1 – 3 tháng tuổi nuôi cá trong hồ xi măng, tập cho cá quen và ăn thức ăn viên được tốt, sau đó chuyển cá sang nuôi trong hồ đất để có được kích cỡ lớn hơn, sau khi cá được 6 – 8 tháng cá chuyển lại hồ xi măng để làm cá giống.
a. Nuôi vỗ cá bố mẹ – Nuôi trong hồ xi măng, thả chung con đực và con cái, mật độ 10con/m2, tổng trọng lượng là 100kg cho một hồ có kích thước 50m2. – Đối với cá nhỏ, cho ăn thức ăn viên dạng nổi có hàm lượng protein 30%, cho ăn 2 lần/ngày, tỉ lệ thức ăn bằng 2% trọng lượng cơ thể cá. Theo dõi chất lượng nước và tình trạng hồ nuôi để tiến hành thay nước và vệ sinh hồ. Thay đổi thức ăn có hàm lượng protein cao hơn cho cá lớn.
b. Chọn cá bố mẹ cho sinh sản – Cá lóc được chọn làm cá bố mẹ phải khoẻ mạnh, ngoại hình đẹp, không bị xây sát, có trọng lượng từ 800 – 1000 g, không nên chọn con có kích cỡ quá béo hay quá gầy. – Con cái từ 1 tuổi trở lên, lỗ sinh dục nở ra và có màu hồng hoặc đỏ, bụng to, nếu dùng tay bóp nhẹ vào bụng sẽ có trứng chảy ra, trứng có màu vàng nhạt trong. – Con đực phải từ 2 tuổi trở lên, bộ phận sinh dục nên có màu hồng hồng. – Khi chọn lựa nên làm nhanh, không để quá lâu sẽ làm cá mất nhớt, cá dễ bị stress.
2. Tiêm kích dục tố – Dùng hoóc môn HM1 kết hợp với HM2 tiêm cho cá đực và cá cái 1 lần duy nhất. – Sử dụng 0,3ml HM1 kết hợp 0,7ml HM2 cho cá cái có trọng lượng 1kg/con; đối với cá đực có trọng lượng 1kg/con sử dụng 0,15ml HM1 kết hợp với 0,7ml HM2, tiêm vào gốc vây ngực hay phần cơ lưng của cá, chỉ tiêm một lần. Trong lúc tiêm, cá luôn luôn được ở trong nước và phải tiêm nhanh không dể cá bị căng thẳng, bị xây xát.
3. Giao phối Sau khi đã tiêm hoóc môn, thả con đực và con cái vào một thùng nhựa có đường kính là 30cm, nước sâu 60 – 70 cm, mỗi thùng một cặp, dùng dây ni lông xé nhỏ để cho cá làm tổ, bịt miệng thùng bằng lưới ni lông đen thưa ánh sáng có thể lọt qua, để 24 tiếng đồng hồ, cá sẽ quấn lấy nhau giao phối và đẻ trứng như trong thiên nhiên. Trứng cá sẽ nổi lên trên mặt nước. Chú ý: Khi giao phối cá rất cần sự yên tĩnh, nên để thùng chứa cá ở nơi yên tĩnh.
4. Ấp trứng – Trứng cá lóc có dạng hình cầu, trứng nổi, có nhiều mỡ, trứng tốt sẽ có màu vàng trong còn trứng cá hư sẽ bị đục. Dùng vợt lưới khít vớt trứng ra cho vào bể ấp. Vớt bỏ trứng hư trong suốt thời gian ấp trứng. – Việc ấp trứng theo hệ thống nước đóng kín và có hệ thống lọc tốt sẽ hiệu quả hơn hệ thống nước mở. – Ở nhiệt độ 25oC thời gian ấp nở từ 30 – 36 giờ, nhiệt độ 28 – 30oC trứng nở thành cá bột sau 20 – 26 giờ.
5. Ương cá bột thành cá giống a. Ương trong bể Cá con khi mới nở sẽ nổi trên mặt nước dưới dạng lật ngửa. Giai đoạn này cá chỉ nổi lên và đứng yên, ít chuyển động. Sau đó 2 – 3 ngày sẽ lật mình, bơi bình thường và sẽ bơi thành bầy trên mặt nước. Cá con mới nở ra sẽ sử dụng chất dinh dưỡng từ noãn hoàng mang theo trong thân cá, sang ngày thứ 4 sau khi túi dinh dưỡng noãn hoàng đã hết, cho trứng nước (bobo) với tỉ lệ 52 con/lít nước làm thức ăn cho cá con, khoảng 2 – 3 ngày sau đem thả xuống hồ đất để chăm sóc tiếp.
b. Ương trong ao đất Chuẩn bị hồ có kích cỡ khoảng 800m2, cho cám và cá xay theo tỉ lệ 2:1, rải xuống đáy hồ, mỗi hồ 5kg, cho nước vào khoảng 60cm, kết hợp sử dụng BIO COLOR hay MARINE BOOMER để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá bột. Sau khi thả cá, lấy cám trộn cá xay theo tỉ lệ 1:1, trộn với 3 lít nước, tạt đều xuống hồ mỗi ngày hai lần, mỗi lần 5kg, cho cá ăn liên tục trong 20 – 25 ngày, cá đạt kích cỡ 3 – 5 cm. Nếu cho ăn không đủ, kích cỡ cá chênh lệch cao và sẽ xảy ra tình trạng ăn thịt lẫn nhau, làm cho tỉ lệ sống thấp, khi đó phải thường xuyên tuyển chọn cá theo kích cỡ. Nên thay nước hàng ngày, mỗi ngày thay 50% lượng nước trong hồ. Sau 2 tháng nuôi cá đạt 9 – 12 cm, lúc này có thể đưa ra ao lớn nuôi thành cá thịt.
III. KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT BẰNG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP
1. Chuẩn bị ao – Diện tích ao 500 – 1000 m2 để dễ quản lý, độ sâu 1,5 – 2 m, nhiệt độ 23 – 32oC, pH 6,5 – 8. – Công tác chuẩn bị ao nuôi: + Phơi ao cho khô. + Dùng vôi diệt khuẩn và khử phèn trong ao theo liều lượng bằng 40 – 60 kg/1.000m2, để khoảng 5 – 7 ngày. + Dọn dẹp môi trường xung quanh, kiểm tra lỗ mọi, cống rãnh, bờ ao. Dùng lưới chắn hoặc đăng tre cao 0,8 – 1 m để tránh cá nhảy ra ngoài. Cống cấp và thoát nước phải chủ động. + Sử dụng HIVIDINE 90 diệt vi khuẩn, virus gây bệnh cho cá, 1 lit HIVIDINE 90 sử dụng cho 8.000 – 10.000 m3. Sau khi tạt diệt khuẩn 1 ngày tiến hành tạt BIO COLOR (1 lít/1.000m3) hoặc MARINE BOOMER (10kg/1.500 – 2.000 m3) để bổ sung thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho cá giống, 2 ngày sau có thể thả cá.
2. Chọn giống và thả giống a. Chọn giống Chọn cá giống phải có kích cở đồng đều, khỏe mạnh, không dị tật. Trước khi thả cá có thể dùng nước muối ăn 3% để tắm cá 3 – 5 phút; kiểm tra nhiệt độ nước thích hợp tránh gây shock cho cá khi thả, nên thả cá lúc sáng sớm hay chiều tối.
b. Mật độ nuôi Cá con trọng lượng 30 – 35 con/1kg, thả với mật độ 20 – 30 con/m2.
3. Cho ăn và quản lý chăm sóc a. Cho ăn – Sau khi thả cá, không cho cá ăn khoảng 1 – 2 ngày. Cho cá ăn thức ăn viên dạng nổi có hàm lượng protein 40 – 45 %. Mỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và tối, lượng ăn bằng 5 – 7 % trọng lượng thân. Mùa tăng trưởng nhanh cũng không cho ăn quá 10% trọng lượng thân. – Dùng sàn để cho cá ăn giúp dễ theo dõi lượng ăn của cá, điều chỉnh lượng ăn phù hợp.
b. Thay nước Thay nước 1 – 2 lần/tháng hay nhiều hơn vì thay nước thường xuyên sẽ ảnh hưởng tốt đến sự tăng trưởng của cá. Sử dụng nguồn thức ăn hàm lượng đạm cao dễ làm ô nhiễm môi trường nước, sinh mùi thối, vì vậy phải quản lý lượng thức ăn phù hợp, vừa đủ, kết hợp thay nước thường xuyên nhằm đảm bảo môi trường nuôi tốt nhất cho cá phát triển khỏe mạnh.
c. Phòng bệnh Việc nuôi cá bằng thức ăn viên giúp dễ quản lý lượng ăn, chất lượng nước, hạn chế mầm bệnh. Song việc sử dụng nguồn thức ăn đạm cao cũng dễ làm xấu nguồn nước gây bệnh cho cá nếu không quản lý tốt lượng ăn, ngoài ra còn rất nhiều tác nhân gây bệnh khác. Trong suốt quá trình nuôi phải định kỳ diệt khuẩn ao nuôi bằng HIVIDINE 90 hay GLUTADIN; bổ sung vitamin tổng hợp (VITALET PRO), men tiêu hóa (SPEED MAX), dinh dưỡng bổ gan – giải độc gan (HEPATIC); sử dụng cặp đôi sản phẩm BEST FISH – VI FISSH cung cấp đạm, khoáng chất, vitamin và các acid amin thiết yếu giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh gù lưng ở cá lóc.
4. Thu hoạch Hạ mực nước ao còn khoảng 40 – 50 cm, lấy lưới kéo đánh bắt dần. Khi thu hoạch toàn bộ thì phải tát cạn. Chu kỳ nuôi kéo dài, ít nhất là 5 – 6 tháng, trọng lượng trung bình 0,8 – 1 kg/con.
THÔNG TIN GIÁ CÁ, GIÁ ẾCH HÔM NAY ∼ THUỐC THỦY SẢN CÁ
IV. MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÁ LÓC
1. Bệnh do vi khuẩn a. Bệnh ghẻ lở, đốm đỏ – Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas fluorescens gây ra. – Triệu chứng: Cá ít ăn hoặc bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, da sậm, xuất hiện những vết loét màu đỏ trên da, bụng, quanh miệng, nắp mang. Những vết loét lan rộng, vẩy rụng, xuất huyết và viêm. Vết loét ăn sâu vào đến xương, thịt thối rữa và cá bị chết. – Cách điều trị: Xử lý nước bằng HIVIDIN 90 hoặc OBAMA, kết hợp cho ăn SULDOCIN hoặc COTRIM 20, tùy theo mức độ bệnh mà có thể cho ăn các loại thuốc khác nhau (SULDOCIN, COTRIM 20, GENTA 30, DOXY 4000,…) hoặc sử dụng kết hợp.
b. Bệnh xuất huyết – Nguyên nhân: Do các loại vi khuẩn như Aeromonas hydrophila, Streptococcus spp., … gây ra. – Triệu chứng: Cá bơi lội không bình thường, da chuyển sang màu sẫm, xuất hiện từng mảng đỏ trên thân, đuôi, vây và một số chỗ trên thân bị hoại tử, mắt mờ đục, sưng phù và có thể bị mù, cơ thể bị tuột nhớt. Gan, thận và lách bị sưng to, hoại tử. – Điều trị: Xử lý nước bằng HIVIDINE 90 hoặc OBAMA, tạt 2 ngày liên tục. Cho ăn GENTA 30 + SULDOCIN.
c. Bệnh gan thận mủ – Nguyên nhân: Do vi khuẩn Edwardsiella tarda gây ra. – Triệu chứng: Cá bị bệnh gan thận mủ thường ăn kém hoặc bỏ ăn tùy theo bệnh nhẹ hay nặng, xuất hiện những vết thương trên lưng, sau đó phát triển thành những khối u rỗng bên trong cơ, hoại tử vùng cơ. Vây bị tưa rách, cá bơi lội khó khăn. Gan, thận, lách có nhiều đốm trắng. – Điều trị: Xử lý nước bằng OBAMA. Cho ăn FLOFE 40 + GENTA 30 hoặc AYULITE, kết hợp cho cá ăn LIVOLIN giúp tăng cường chức năng của gan.
d. Bệnh bong mình, đốm đen – Triệu chứng: Cá bơi lờ đờ trên mặt nước, xuất hiện nhiều chỗ bị bong, bị đốm đen, da dần chuyển sang màu đen. Gan cá có màu vàng nhạt, có triệu chứng xuất huyết mang. – Điều trị: Trước tiên phải làm sạch nguồn nước, sử dụng men vi sinh xử lý HI – PZT hoặc dùng BEST YUKA. Cho ăn kết hợp MACXIN 100 + dinh dưỡng bổ gan GOOD LIVER, bổ sung BEST WAY cung cấp vitamin, tạo hồng cầu máu.
2. Bệnh ký sinh trùng a. Bệnh sán lá – Nguyên nhân: Thường do sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus và sán lá 18 móc Gyrodactylus gây ra. – Triệu chứng: Sán ký sinh chủ yếu trên da, vây và mang của cá. Chúng dùng các móc ở đĩa bám để bám vào ký chủ và tổ chức tuyến đầu của sán tiết ra men hialuronidaza phá hoại tế bào da, mang cá làm tiết nhiều dịch nhờn màu trắng đục cản trở hoạt động hô hấp của cá. Vùng da, mang bị sán ký sinh có hiện tượng viêm loét dễ dàng cho vi khuẩn, nấm, một số sinh vật khác xâm nhập và gây bệnh. Trường hợp nhiễm nặng các tổ chức tế bào sưng to, xương nấp mang cũng phồng lên, cơ thể thiếu máu dẫn đến gầy yếu, bơi lội chậm chạp. Cá ít hoạt động, thường nổi lên mặt nước đớp không khí hoặc tập trung nơi có dòng nước chảy, thậm chí mất dần khả năng vận động và bơi ngửa bụng. – Cách điều trị: Xử lý nước bằng LASER hoặc OBAMA, trong trường hợp cá bị nặng nên kết hợp ăn xổ nội ngoại ký sinh PANTIUM.
b. Bệnh trùng bánh xe – Nguyên nhân: Bệnh thường xuất hiện ở những ao nuôi mật độ dày và môi trường nuôi quá bẩn. Trùng bánh xe có dạng hình tròn, đường kính thay đổi từ 25 – 96 mm, khi vận động chúng quay tròn cơ thể như bánh xe quay. – Triệu chứng: Trùng bánh xe ký sinh trên da, mang, xoang miệng, gốc vây. Khi mới bị bệnh, da cá tiết nhiều nhớt màu trắng đục. Da chuyển qua màu xám. Cá có cảm giác ngứa ngáy và thường nổi đầu trên mặt nước. Khi cá bệnh nặng, một số lượng lớn trùng bánh xe bám gần kín bề mặt của mang khiến cá bị ngộp do không lấy đủ lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra, chúng còn phá huỷ cấu trúc của mang làm cho mang ngày càng mất dần chức năng hô hấp. Do mang bị kích thích nên tiết ra nhiều nhớt màu trắng đục. Cá bị bệnh nặng sẽ không định được hướng bơi, từ từ chìm xuống đáy ao hoặc bè rồi chết. – Cách điều trị: Dùng LASER tạt 2 ngày liên tục. Giai đoạn cá giống rất dễ bị trùng bánh xe ký sinh gây hao hụt nhiều nên phải định kỳ xử lý phòng bệnh bằng LASER hoặc HIVIDINE 90.
c. Bệnh trùng quả dưa – Nguyên nhân: Bệnh do nguyên sinh động vật Ichthyopthirius multifiliis. Trùng trưởng thành có hình dạng rất giống quả dưa, đường kính cơ thể từ 0,5 – 1,0 mm. Ở mặt bụng phần phía trước cơ thể có miệng hình xoắn ốc là nơi trùng bám vào cơ thể cá để hút chất dinh dưỡng. – Triệu chứng: Trùng quả dưa ký sinh trên da, mang và vây của cá, trùng bám tập trung thành các hạt lấm tấm màu trắng, có thể thấy được bằng mắt thường. Da và mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh nổi đầu từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ do trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Bệnh thường gặp và gây chết nhiều ở cá giống. – Cách điều trị: Xử lý nước bằng LASER + TCCA 99.
d. Bệnh giun sán ký sinh trong ruột – Nguyên nhân: Tác nhân gây bệnh là các loài giun đầu móc, giun tròn, sán dây, … chui vào ruột, ống dẫn mật, túi mật. – Triệu chứng: Cá hay giật mình, ăn yếu, bơi lờ đờ, cá chậm lớn, gầy yếu. Giun sán ký sinh có thể gây tắc ruột, tắc ống dẫn mật hoặc thủng ruột và làm cá chết. – Điều trị: Sử dụng PANTIUM cho ăn liên tục 2 – 3 ngày, sau 7 ngày cho ăn thuốc xổ PANTIUM thêm lần nữa. Nên định kỳ xổ giun sán cho cá (20 – 30 ngày/lần).
e. Bệnh nấm mang – Nguyên nhân: Do nấm thuộc giống Branchiomyces gây ra, bào tử nấm bám vào mang, phát triển thành sợi nấm, sợi nấm phân nhánh và theo các mạch máu ăn sâu vào bên trong làm loét mang, đứt rời các sợi mang gây khó khăn hô hấp và chết hàng loạt. Bệnh xảy ra nhiều ở những ao nuôi mật độ cao, nhiều chất hữu cơ. – Triệu chứng: Cá bơi lờ đờ, trắng mình, bị mất nhớt. Bệnh xảy ra nhiều ở giai đoạn 1 – 2 tháng tuổi, phát triển rất nhanh, chỉ trong vài ngày có thể lây lan toàn bộ số cá nuôi, gây chết hàng loạt. – Điều trị: Xử lý nước bằng OBAMA tạt 2 ngày liên tục, cho ăn bổ sung BEST WAY.
Xem thêm: Bệnh Lở Loét trên Cá Lóc
Tiệp Phát
Từ khóa » Cá Lóc đặc điểm Dinh Dưỡng
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Của Cá Lóc | Vinmec
-
Cá Lóc - đặc điểm Sinh Học Và Phương Thức Nuôi
-
Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Lóc - 2lua
-
Tìm Hiểu đặc điểm Dinh Dưỡng Của Cá Lóc (channa Sp ... - Xemtailieu
-
Cá Lóc – đặc điểm, Công Dụng Và Cách Nuôi Chuẩn Năng Suất Cao
-
Cá Lóc Là Cá Gì? Cá Lóc Bao Nhiêu Calo Và ăn Cá Lóc Có Tác Dụng Gì?
-
Chiến Lược Dinh Dưỡng Cho Cá Lóc - Tạp Chí Thủy Sản
-
Đặc điểm Sinh Học Và Sinh Sản Của Cá Lóc - Agriviet
-
Cá Lóc – Loài Cá đồng Lớn Con Nhất - Thegioidongvat.Co
-
Ðặc điểm Sinh Học Của Cá Lóc (cá Quả) Là Gì? | Farmvina Nông Nghiệp
-
Những Thông Tin Liên Quan đến Cá Lóc Và Mô Hình Nuôi Cá Lóc ...
-
Cách Chọn Cá Lóc Tươi Ngon, Không Lo Bị ươn
-
Nuôi Cá Lóc Thương Phẩm - De Heus Vietnam
-
Tìm Hiểu đặc điểm Dinh Dưỡng Của Cá Lóc (channa Sp ...