Những Thông Tin Liên Quan đến Cá Lóc Và Mô Hình Nuôi Cá Lóc ...
Có thể bạn quan tâm
Cá Lóc hay còn gọi là cá quả là một trong những đặc sản miền tây với món khô cá lóc. Cá lóc cũng là một món ăn quen thuộc của bữa cơm gia đình Việt. Hàm lượng dinh dưỡng trong thịt cá lóc rất tốt cho sức khỏe con người. Trong bài viết này BaoKhuyenNong xin chia sẻ đến các bạn đọc những thông tin về cá lóc để các bạn nắm rỏ hơn về loài cá đặc sẳn này nhé.
Đặc điểm chung của cá lóc
Phân loại
Cá lóc (cá quả) thường gặp và phân bố rộng có 2 loài là : Ophiocephalus maculatus và Ophiocephalus arbus, nhưng đối tượng nuôi quan trọng nhất là loài O.maculatus thuộc Bộ cá quả, họ cá quả, giống cá quả.
Đặc điểm hình thái
Vây lưng có 40 – 46 vây; vây hậu môn có 28 – 30 tia vây, vảy đường bên 41 – 55 cái. Ðầu cá quả O.maculatus có đường vân giống như chữ “nhất” và 2 chữ bát còn đầu cá O.arbus tương đối nhọn và dài giống như đầu rắn.
Tập tính sinh học
Thích sống ở vùng nước đục có nhiều rong cỏ, thường nằm phục ở dưới đáy vùng nước nông có nhiều cỏ. Tính thích nghi với môi trường xung quanh rất mạnh, nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên nó có thể hít thở được O2 trong không khí. ở vùng nước hàm lượng O2thấp cũng vẫn sống được, có khi không cần nước chỉ cần da và mang cá có độ ẩm nhất định vẫn có thể sống được thời gian khá lâu.
Thức ăn
Cá lóc thuộc loại cá dữ. Thức ăn là chân chèo và râu ngành; thân dài 3 – 8cm ăn côn trùng, cá con và tôm con; thân dài trên 8cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg có thể ăn 100 – g cá. Trong điều kiện nuôi nó cũng ăn thức ăn chế biến. Mùa đông không bắt mồi.
Đặc điểm sinh trưởng
Tương đối nhanh. Con lớn nhất đến 5 kg, nhìn chung cá 1 tuổi thân dài 19 – 39cm nặng 95 – 760g; Cá 2 tuổi thân dài 38,5-40cm, nặng 625 – 1.395g; cá 3 tuổi thân dài 45-59cm, nặng 1.467 – 2.031g (con đực và cái chênh lệch lớn); khi nhiệt độ trên 20oC sinh trưởng nhanh, dưới 15oC sinh trưởng chậm.
Đặc điểm sinh sản cá lóc
Cá lóc thường sinh sản vào mùa mưa, ở bất kỳ đâu đề thế. Vào mùa mưa, nước sẽ lớn dần, thích hợp cho cá lóc có nơi cư ngụ cùng với đàn cá con của mình.
Vào mùa sinh sản, những con cá lóc trưởng thành có trọng lượng từ 1-3KG sẽ vào các vùng nước sâu để tìm kiếm bạn tình cho mình. Sau khi kết đôi, chúng quấn quít lẫn nhau, cùng nhau ngược dòng, cùng nhau kiếm ăn, cùng nhau nuôi con và bảo vệ con cho đến khi các chú “ròng ròng” con có thể tự lập được.
Đời sống gia đình của cá lóc luôn rất thú vị, và được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ càng. Rất hiếm tồn tại trong các loài cá sự chăm sóc, bảo vệ của cá cha, mẹ như loài cá lóc. Sau khi cá lóc mẹ đẻ trứng, cả 2 cá lóc cha mẹ sẽ liên tục bảo vệ tổ trứng cho đến khi được nở. Sau khi trứng nở, chúng ta sẽ có 1 bầy cá lóc con mà dân gian gọi là “ròng ròng”, lên đến khoảng 5000-10000 con. Các cá lóc con liên tục di chuyển theo cá lóc cha mẹ bơi đi khắp nơi, tạo thành một quả bóng cá màu đỏ di chuyển gần sát mặt nước.
Cá bố có nhiệm vụ hướng dẫn đàn con cách bơi cũng hương cách nổi lên mặt nước để hít thở, thường thì cá bố sẽ bơi ngay theo sau cá con, hoặc bơi cách đó vài mét để bảo vệ. Cũng có đôi lần, cá bố bơi ngay giữa quả bóng cá màu đỏ này.
Cùng lúc đó, cá mẹ sẽ lặng lẽ bơi cách đàn cá con khoảng xa hơn vị trí cá bổ, để bao quát không gian, dễ dàng phản ứng bảo vệ đàn cá con nếu có nguy hiểm.
Đàn cá con sống trong vòng tay của cá lóc bố mẹ cho đến khi chúng dài khoảng 10cm, và màu da hoàn toàn đổi sang màu xám của cá lóc, thì cùng lúc đó cá bố mẹ sẽ “chia tay” các con của mình, để chúng sống tự lập. Cá bố mẹ đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, và sẽ ẩn vào vùng nước sâu để sinh sống.
Sau khi cá bố mẹ bỏ đi, thì lũ cá con, lúc này dài khoảng 10cm vẫn còn quá bé, chưa đủ sức chống chọi với những loài cá khác, nên dễ dàng trở thành mồi của chúng cũng như bị con người bắt. Từ khoảng 5000-1000 con lúc nở ra thì đến khi trường thì chỉ còn khoảng 1000 con, và chúng thường tụ tập lại sống theo lãnh thổ, mỗi nhóm khoảng 12-20 con và càng lớn thì quy mô nhóm càng giảm dần cho đến khi trở thành sống đơn lẻ.
Mô hình nuôi cá lóc thương phẩm
Mô hình nuôi trong giai đoạn đặt ở ao đất
1. Mùa vụ
Mùa vụ nuôi phụ thuộc vào việc sản xuất con giống. Nguồn cá giống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thông thường nguồn cá giống xuất hiện tập trung vào tháng 7 – 8. Do vậy, mùa vụ nuôi cũng tập trung vào những tháng này.
2. Kích cỡ giống và mật độ nuôi
Cần chọn lựa giống có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, không bị sây sát, không bị mất nhớt. Cá giống cần đạt kích cỡ 20 – 30g/con. Mật độ thả 70 – 90 con/m2.
3. Thức ăn cho cá
Cá lóc là loài ăn động vật, cá có thể sử dụng nhiều loại thức ăn như: cá, tép, ếch nhái….Trong quá trình nuôi có thể tập cho cá quen dần với thức ăn tự chế với nguồn nguyên liệu là cá tạp, tấm, cám, bắp….hoặc thức ăn công nghiệp. Khẩu phần ăn cho cá có thể định lượng theo bảng sau:
4. Cho cá ăn
Trong giai đoạn đầu thả giống, do kích thước cá còn nhỏ, thức ăn cần được xay nhuyễn, khi cá lớn thức ăn không cần xay nhuyễn và được cung cấp cho cá trong giai hoặc ao nuôi qua sàn ăn.
5. Chăm sóc và quản lý
Việc chăm sóc và quản lý được tiến hành thường xuyên như kiểm tra hệ thống dây- lưới, theo dõi hoạt động của cá, vệ sinh giai….
Mô hình nuôi trong ao đất
1. Chuẩn bị ao
Diện tích ao nuôi trung bình từ 100 – 1.000 m2. Ao nuôi được cải tạo và vệ sinh trước khi nuôi. Dùng lưới hoặc đăng tre chắn xung quanh để phòng tránh cá nhảy ra ngoài. Mật độ thả cá 30 – 50 con/m2.
2. Cho cá ăn và quản lý
Thức ăn dùng cho cá nuôi trong ao đất tương tự như thức ăn cho cá nuôi trong giai. Thức ăn được đặt trong sàn cho cá ăn.
Mô hình nuôi trên bể lót bạt
1. Chuẩn bị bể
Tùy theo diện tích của mỗi hộ gia đình mà xây dựng bể có quy mô khác nhau:
- Vị trí đặt bể nên bố trí gần sông để thuận tiện cho việc thay nước, nên xây dựng bể lót bạt để chi phí đầu tư thấp và thuận tiện cho việc thay đổi thiết kế sau này nhất là chuyển đổi đối tượng nuôi khác.
- Bể thường được xây dựng theo hình chữ nhật, chiều cao bể khoảng 1,2m. Dùng tràm để làm các trụ, rào đăng tre xung quanh, trải bạt nhựa màu tối để tạo điều kiện sống gần giống như tự nhiên và sử dụng lưới cước rào trên mặt bể để tránh cá nhảy ra ngoài. Đáy bể nên thiết kế sao cho nghiêng về một phía để dễ dàng tháo nước. Đặt cống thoát nước sát đáy bể và đầu cống có lưới chắn để không cho cá ra ngoài.
- Mực nước trung bình trong bể là từ 0,8 – 1m.
- Cần có hệ thống máy bơm nước để cung cấp nước khi cần thay nước.
2. Cho ăn và quản lý
Thức ăn dùng cho cá nuôi trong ao đất giống như thức ăn cho cá nuôi trong giai và ao đất. Thức ăn được đặt trong sàn ho cá ăn.
3. Xử lý môi trường nước trong bể nuôi
Cá lóc nuôi trên bể môi trường nước rất dễ nhiễm bẩn cần được thay nước thường xuyên. Lúc cá còn nhỏ số lần thay nước sẽ ít hơn so với cá lớn. Định kỳ xử lý vôi cho nguồn nước trong bể nuôi từ 7 – 10 ngày/lần với 2 – 3kg vôi/100m3. Trong quá trình nuôi nếu có hiện tượng nhiễm nấm, ký sinh trùng nên dùng các hóa chất diệt ký sinh trùng như Fresh water (Cty Vemedim, Cần Thơ)….liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để xử lý rất hiệu quả.
Mô hình nuôi ghép
1. Nuôi ghép với cá rô phi
Dùng cá Rô phi làm thức ăn cho cá lóc. Mật độ thả 0,5 – 1 con/m2. Qua 4 tháng nuôi cá giống cỡ 80 – 100g/con đạt trung bình 350g/con. Tính trung bình cứ 4kg cá Rô phi con được 1 kg cá lóc thịt.
2. Nuôi ghép với cá nuôi khác
Có thể nuôi ghép cá lóc với cá mè, trôi, chép,…..Thức ăn và liều lượng cho ăn tuỳ thuộc vào mật độ nuôi cũng như tỉ lệ ghép với loài cá khác sao cho đảm bảo cá lóc tăng trưởng tốt và không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá khác.
Phòng và trị bệnh cho cá
- Cá ương giai đoạn dưới 25 ngày tuổi: Bệnh thường gặp là bệnh do ký sinh trùng Để phòng bệnh cần định kỳ sát trùng ao nuôi 15 ngày/lần. Sử dụng vôi bột với liều lượng 3 – 4 kg/100 m3, vôi được hòa tan, lóng trong và lấy nước tạt khắp ao hoặc sử dụng Fresh water (Cty Vemedim Cần Thơ).
- Cá ương giai đoạn trên 25 ngày tuổi: Bệnh thường gặp là bệnh viêm ruột do giai đoạn này cá chuyển thức ăn. Rửa thức ăn bằng muối hột, trộn thuốc Sunfadimezin: 2g + Vitamine C: 1g/1kg thức ăn cho cá ăn liên tục 3 ngày mỗi tháng. Định kỳ tạt nước vôi khắp ao.
- Cá giai đoạn nuôi thịt: Bệnh thường gặp là bệnh viêm ruột, ghẻ lở, rận cá. Sử dụng Sunfadimezin: 20g + Oxytetra 5g/100kg cá. Dùng liên tục trong 6 ngày. Định kỳ tạt nước vôi khắp ao.
Thu hoạch
Sau 5 – 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng trung bình 0,8Kg – 1kg/con. Trước khi thu hoạch 1 – 2 ngày không nên cho cá ăn nhằm hạn chế cá chết trong quá trình vận chuyển. Khi thu hoạch có thể dùng vợt để hạn chế sây sát.
Tháo nước ra chỉ còn 40 – 50 cm, lấy lưới kéo đánh bắt dần. Sau đó tát cạn để thu họch toàn bộ.
Hướng dẫn cách câu cá lóc mọi người nên biết
Chọn nơi câu
Để câu cá lóc hiệu quả, bạn nên chọn những nơi có bóng râm và có nhiều cây cối rậm rạp. Những nơi này vừa có bóng mát để chúng ta tránh nóng, lại vừa có bóng dưới nước là nơi cá lóc thường đến ăn mồi.
Kỹ thuật câu
Cá lóc thường sẽ ăn mồi nhanh hơn khi phát hiện con mồi có mùi lạ dưới nước. Vì thế, chuẩn bị mồi câu cá lóc có mùi đặc trưng dễ thu hút cá hơn. Có thể dùng nhái con, giun, trùn… để câu rê cá lóc. Chỉ cần rê vài đường dưới mặt nước thì lát sau cá lóc sẽ mau chóng đến đớp mồi.
Ngoài câu rê, chúng ta cũng có thể dùng câu nhắp. Tại các vùng ao hồ hay có lúa hoặc cỏ mọc cao và dày thì chúng ta nên dùng câu nhắp. Đứng tại chỗ rung nhẹ đầu cần, làm cho cục mồi nhảy lên nhảy xuống trên mặt nước. Cách câu này nhằm đánh lừa con cá lóc cho là con nhái đang nhảy.
Mồi câu dành cho cá lóc dễ tìm vì cá lóc là loài háo ăn và ăn rất mạnh nhờ vào hàm răng sắc nhọn của chúng. Có thể nói rằng cá lóc là loài mạnh bạo nhất trong các loài cá sông. Khả năng ăn mồi của chúng nhanh chóng. Lưu ý, tuy cá lóc háo ăn nhưng chúng cũng khá cẩn trọng khi ăn mồi. Khi mồi câu không ổn định, hay bị di chuyển thì chúng cũng không đến ăn mồi. Ngoài ra, loại mồi được xem là khoái khẩu của cá lóc đó chính là lăng quăng.
Thời gian câu
Thời gian câu cũng là cách để câu cá lóc hiệu quả. Cá lóc là loài thường tập trung săn mồi ở những nơi mát mẻ có bóng râm. Chúng thường kiếm ở những khu vực gần bờ, nơi có bùn cát lấp lại để dễ ngụy trang. Còn vào mùa nóng, thời gian đi câu thích hợp nhất là vào lúc tờ mờ sáng hoặc lúc chiều tối. Thời gian này không gian khá yên tĩnh nên chúng kiếm ăn rất nhiều.
Khô cá lóc – Đặc sản miền tây
Khô cá lóc từ món ăn dân dã nay đã trở thành đặc sản miền tây được nhiều người ưa chuộn khắp mọi miền đất nước. Với hương vị quê hương làm cho những người con xa quê càng nhớ quê nhà.
Cách làm khô cá lóc
Khô cá lóc muốn được ngon và chất lượng thì phải làm từ những con cá còn sống.Cá lóc được làm sạch sau đó mang ướp muối, bột ngọt, hạt tiêu, tẩm màu cá khô bằng ớt trái lớn (ớt bỏ hạt giã lấy nước) khoảng 30 phút. Sau đó đem phơi với nắng gắt 3 đến 4 ngày.
1. Khô cá lóc ngon phải phơi đủ nắng.
- Chọn nơi có nắng tốt để phơi khô.
- Trãi đều khô ra để ánh nắng có thể tiếp xúc đều lên bề mặt khô. Đảo thường xuyên để ánh nắng làm khô đều cả hai mặt.
- Tiếp tục phơi như vậy ít nhất 3 ngày cho đến khi cá đạt độ khô vừa ý.
==> Trong quá trình làm khô, chúng tôi luôn đặt vấn đề vệ sinh làm đầu để cho ra sản phẩm khô cá lóc ngon và an toàn nhất đến mức có thể.
Khô cá lóc sau khi khô được phân chia bịch 0,5 kg và được bảo quản ngăn tủ mát. Do đó dù để lâu vẫn giữ được mùi vị thơm ngon và hương vị của quê hương.
2. Cách bảo quản khô cá lóc
Khô cá lóc chúng tôi làm ra hoàn toàn không sử dụng chất bảo quản nên không thể giữ lâu ở môi trường bên ngoài như nhiều loại sản phẩm khác. Do khô cá lóc là chất hữu cơ nên nếu để ở môi trường ẩm khô sẽ dễ bị mốc, để ở môi trường khô, khô sẽ dễ bị cứng và gắt dầu. Chúng tôi luôn khuyến khích khách hàng bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông để có thể sử dụng lâu.
Chế biến khô cá lóc
1. Khô cá lóc – chiên hoặc nướng
Khô cá lóc chiên thì trước tiên, ngâm miếng khô trong nước nóng chừng 20 phút cho mềm rồi chiên. Không chiên quá lâu vì miếng khô sẽ cứng và không ngon. Còn nướng bạn không cần phải ngâm nước.
Khô cá lóc chiên hoặc nướng xong xé nhỏ ăn với cơm, hoặc làm mồi nhậu đều tuyệt. Khi đó, chắc chắn là không thể thiếu món nước mắm me giằm ớt, hay nước mắm xoài.
2. Gỏi khô cá lóc
Đầu tiên, bạn nên sơ chê các nguyên liệu có sẵn như rửa sạch gọt vỏ xoài, sau đó thái sợi, với rau răm bạn thái nhỏ, khô cá lóc đem lên bếp nướng đển khi chín vàng, thì xé nhỏ sao cho vừa miệng.
Tiếp theo là chế biến món ăn, sau khi đã sơ chế sơ qua nguyên liệu bạn tiếp tục chuẩn bị nước chấm trộn gỏi:
- Chanh tươi vắt lấy nước cốt chanh, ớt băm nhỏ, sau đó pha với đường và nước mắm cho vừa miệng để tiếp tục trộn gỏi.
- Trộn xoài xanh với hỗn hợp đã pha sẵn, lưu ý vì xoài xanh rất chua nên bạn không ăn chua được có thể pha ít chanh và tăng lượng đường.
Cuối cùng, sau khi xoài đã thâm nước cốt bạn cho vào đĩa, rải khô cá lóc đã xé nhỏ lên mặt và rau răm cũng được trang trí lên cùng với đậu phộng. Lưu ý không nên trộn khô với gỏi vì như thế sẽ làm khô mất đi độ giòn, dai mà sẽ bị mềm vì nước cốt trộn gỏi.
Trên đây BaoKhuyenNong đã chia sẻ đến các bạn đọc tất cả thông tin liên quan đến cá lóc như đặc điểm chung, mô hình nuôi cá lóc của bà con nông dân và cách câu cá lóc hiệu quả. Hy vọng bài viết này thực sự bổ ích cho các bạn đọc.
cá lóccách câu cá lócđặc điểm chung của cá lóckỹ thuật nuôi cá lócTừ khóa » Cá Lóc đặc điểm Dinh Dưỡng
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Của Cá Lóc | Vinmec
-
Cá Lóc - đặc điểm Sinh Học Và Phương Thức Nuôi
-
Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Lóc - 2lua
-
Tìm Hiểu đặc điểm Dinh Dưỡng Của Cá Lóc (channa Sp ... - Xemtailieu
-
Cá Lóc – đặc điểm, Công Dụng Và Cách Nuôi Chuẩn Năng Suất Cao
-
Cá Lóc Là Cá Gì? Cá Lóc Bao Nhiêu Calo Và ăn Cá Lóc Có Tác Dụng Gì?
-
Chiến Lược Dinh Dưỡng Cho Cá Lóc - Tạp Chí Thủy Sản
-
Đặc điểm Sinh Học Và Sinh Sản Của Cá Lóc - Agriviet
-
Cá Lóc – Loài Cá đồng Lớn Con Nhất - Thegioidongvat.Co
-
Ðặc điểm Sinh Học Của Cá Lóc (cá Quả) Là Gì? | Farmvina Nông Nghiệp
-
Cách Chọn Cá Lóc Tươi Ngon, Không Lo Bị ươn
-
Nuôi Cá Lóc Thương Phẩm - De Heus Vietnam
-
Tìm Hiểu đặc điểm Dinh Dưỡng Của Cá Lóc (channa Sp ...
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc » Thuốc Thủy Sản Tiệp Phát