Tìm Hiểu đặc điểm Dinh Dưỡng Của Cá Lóc (channa Sp ...

logo 1tailieu.com 1tailieu Danh mục:
  • Đăng nhập
  • Khoa học xã hội
  • Đề thi lớp 5
  • Tuyển sinh lớp 10
  • Trung học phổ thông
  • Luyện thi Đại học - Cao đẳng
  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Luận văn
    • Kinh tế thương mại
    • Công nghệ thông tin
    • Công nghệ - Môi trường
    • Y khoa - Dược
    • Khoa học xã hội
    • Khoa học tự nhiên
    • Nông - Lâm - Ngư
    • Báo cáo khoa học
    • Thạc sĩ - Cao học
    • Tiến sĩ
    • Kinh tế - Quản lý
    • Lý luận chính trị
    • Kỹ thuật
    • Kinh tế
    • Khoa học xã hội
    • Khoa học tự nhiên
    • Công nghệ thông tin
    • Kỹ thuật
    • Nông - Lâm - Ngư
    • Kiến trúc - Xây dựng
    • Luật
    • Sư phạm
    • Y dược - Sinh học
    • Dịch vụ - Du lịch
    • Bất động sản
    • Tài chính - Ngân hàng
    • Quản trị kinh doanh
    • Kế toán
    • Kiểm toán
    • Xuất nhập khẩu
    • Chứng khoán
    • Tài chính thuế
    • Marketing
    • Bảo hiểm
    • Định giá - Đấu thầu
    • Toán học
    • Vật lý
    • Hóa học
    • Sinh học
    • Địa lý - Địa chất
    • Triết học Mác - Lênin
    • Đường lối cách mạng
    • Kinh tế chính trị
    • Chủ nghĩa xã hội khoa học
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Quản trị mạng
    • Lập trình
    • Đồ họa
    • Web
    • Hệ thống thông tin
    • Thương mại điện tử
    • Giao thông - Vận tải
    • Điện - Điện tử
    • Viễn thông
    • Cơ khí - Vật liệu
    • Kiến trúc - Xây dựng
    • Lập trình di động
    • Lâm nghiệp
    • Nông học
    • Chăn nuôi
    • Thú y
    • Thủy sản
    • Công nghệ thực phẩm
    • Cao su - Cà phê - Hồ tiêu
    • Quan hệ quốc tế
    • Giáo dục học
    • Đông phương học
    • Việt Nam học
    • Văn hóa - Lịch sử
    • Xã hội học
    • Báo chí
    • Tâm lý học
    • Văn học - Ngôn ngữ học
Từ khoá:
  • skkn
  • đề thi thpt
  • luận văn
  • khoá luận
banner 1tailieu Logo 1tailieu 1tailieu
Thư viện tài liệu
  1. Trang chủ
  2. tài liệu
    Đăng nhập
Tìm hiểu đặc điểm dinh dưỡng của cá lóc (channa sp) giai đoạn phôi, cá bột và cá hương
  • 31 trang
  • file: .pdf

Chia sẻ từ tailieu

đang tải dữ liệu....

Xem thêm trang

Tài liệu bị giới hạn, để xem hết nội dung vui lòng tải về máy tính.

Tải xuống - 31 trang

Nội dung text: Tìm hiểu đặc điểm dinh dưỡng của cá lóc (channa sp) giai đoạn phôi, cá bột và cá hương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ NHÃN TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁ LÓC (Channa sp) GIAI ĐOẠN PHÔI, CÁ BỘT VÀ CÁ HƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Năm 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁ LÓC (Channa sp) GIAI ĐOẠN PHÔI, CÁ BỘT VÀ CÁ HƯƠNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN TS. PHẠM MINH THÀNH NGUYỄN THỊ NHÃN MSSV: 3072833 LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều thầy cô và bạn bè. Trước hết, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Phạm Minh Thành, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi rất nhiều trong suốt chặn đường thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã truyền dạy những kiến thức trong suốt quá trình tôi học tập tại trường. Các bạn: Trần Thị Công, Lâm Thị Công, Phan Thị Bé Ba và các bạn lớp nuôi trồng thủy sản- K33 đã nhiệt tình san sẻ công việc cùng tôi trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, xin ghi nhớ công ơn dưỡng dục to lớn của cha mẹ .Người đã luôn lo lắng cho tôi từng ngày, động viên tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi học tập để tôi lớn khôn, thành đạt!! Nguyễn Thị Nhãn i TÓM TẮT Với mục đích là làm thế nào để tìm ra loại thức ăn phù hợp nhất với đặc điểm dinh dưỡng từng giai đoạn của cá con, nâng cao tỷ lệ sống cũng như hoàn thiện hơn quy trình ương nuôi cá Lóc thì đề tài “Tìm hiểu về đặc điểm dinh dưỡng của cá Lóc giai đoạn phôi, cá bột và cá hương” được thực hiện. Nhằm thu thập một số dẫn liệu về đặc điểm dinh dưỡng của cá Lóc từ giai đoạn phôi phát triển trong trứng đến giai đoạn cá hương. Tạo tiền đề cho những giải pháp kỹ thuật cung cấp thức ăn trong quản lý, chăm sóc phôi và ương nuôi cá con đạt hiệu quả cao. Với các nội dung : Xác định nhiệt độ không sinh học và tổng nhiệt phát triển phôi, thời gian cá dinh dưỡng noãn hoàng, thời điểm xuất hiện của pha hỗn dưỡng và pha chuyển tính ăn lần 2, chỉ số độ no và cường độ dinh dưỡng của cá bột, cá hương. Kết quả thu được như sau: Nhiệt độ không sinh học của phôi cá Lóc là 10,570C và tổng nhiệt phát triển phôi là 470,6 độ giờ. Thời gian dinh dưỡng bằng noãn hoàng 75 giờ. Thời gian xuất hiện pha hỗn dưỡng bắt đầu từ 70 giờ (tính từ sau khi nở) và kéo dài trong 5 giờ. Thời điểm xuất hiện pha chuyển tính ăn lần 2 bắt đầu từ ngày thứ 10. Cường độ dinh dưỡng của cá 15 ngày tuổi đạt 0,02 và 30 ngày là 0,01. Chỉ số độ no của cá 15 ngày tuổi là 17,97% và 30 ngày là 11,5%. ii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ --------------------------------------------------------------------------------- i TÓM TẮT-------------------------------------------------------------------------------------- ii MỤC LỤC ------------------------------------------------------------------------------------ iii DANH SÁCH BẢNG ------------------------------------------------------------------------ v DANH SÁCH HÌNH ------------------------------------------------------------------------- vi DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT -------------------------------------------------------------- vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ --------------------------------------------------------------------- 1 1.1 Giới thiệu --------------------------------------------------------------------------------- 1 1.2 Mục tiêu của đề tài ----------------------------------------------------------------------- 2 1.3 Nội dung nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 2 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ------------------------------------------------------- 3 2.1 Đặc điểm phân loại ----------------------------------------------------------------------- 3 2.2 Đặc điểm hình thái ----------------------------------------------------------------------- 4 2.3 Phân bố và thích nghi -------------------------------------------------------------------- 4 2.4 Đặc điểm sinh trưởng -------------------------------------------------------------------- 5 2.5 Đặc điểm dinh dưỡng -------------------------------------------------------------------- 5 2.6 Đặc điểm sinh sản ------------------------------------------------------------------------ 7 PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ------------------------- 9 3.1 Vật liệu ------------------------------------------------------------------------------------- 9 3.2 Thời gian và địa điểm -------------------------------------------------------------------- 9 3.3 Đối tượng nghiên cứu -------------------------------------------------------------------- 9 3.4 Thức ăn thí nghiệm ----------------------------------------------------------------------- 9 3.5 Phương pháp nghiên cứu ---------------------------------------------------------------- 9 3.5.1 Thí nghiệm 1: Xác định nhiệt độ không sinh học và tổng nhiệt phát triển phôi --------------------------------------------------------------------------------- 10 3.5.2 Thí nghiệm 2: Xác định thời gian dinh dưỡng noãn hoàng ----------------- 11 3.5.3 Thí nghiệm 3: Xác định thời điểm xuất hiện pha hỗn dưỡng (chuyển tính ăn lần 1) ------------------------------------------------------------------------------ 11 iii 3.5.4 Thí nghiệm 4: Pha chuyển tính ăn lần 2 -------------------------------------- 11 3.5.5 Thí nghiệm 5: Chỉ số độ no và cường độ dinh dưỡng của cá bột, cá hương ------------------------------------------------------------------------------------- 11 3.5.5.1 Chỉ số độ no------------------------------------------------------------------ 12 3.3.5.1 Cường độ dinh dưỡng ------------------------------------------------------ 12 3.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu -------------------------------------------- 12 PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN------------------------------------------------ 13 4.1 Nhiệt độ không sinh học và tổng nhiệt phát triển phôi ---------------------------- 13 4.2 Thời gian cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng ----------------------------------------- 14 4.3 Thời điểm xuất hiện, kéo dài của pha chuyển tính ăn lần 1 ---------------------- 14 4.4 Thời gian xuất hiện pha chuyển tính ăn lần 2 -------------------------------------- 16 4.5 Cường độ dinh dưỡng và chỉ số độ no của cá bột và cá hương ------------------ 16 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT --------------------------------------------------- 18 5.1 Kết luận ---------------------------------------------------------------------------------- 18 5.1 Đề xuất ----------------------------------------------------------------------------------- 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------------------------------------------------- 19 PHỤ LỤC ------------------------------------------------------------------------------------ 21 iv DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1: Nhiệt độ không sinh học và tổng nhiệt phát triển phôi của cá Lóc ------- 13 Bảng 4.2: Thời điểm xuất hiện pha hỗn dưỡng ------------------------------------------ 14 Bảng 4.3: Thời điểm xuất hiện của pha chuyển tính ăn lần 2 -------------------------- 16 Bảng 4.4: Chỉ số độ no và cường độ dinh dưỡng của cá bột, cá hương -------------- 16 v DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Hình dạng ngoài của cá Lóc (Channa sp)-------------------------------------- 3 Hình 3.1: Bố trí nhiệt độ không sinh học ------------------------------------------------- 11 Hình 4.1: Cá Lóc mới nở-------------------------------------------------------------------- 15 Hình 4.2: Cá hết noãn hoàng --------------------------------------------------------------- 15 vi DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long TACB: Thức ăn chế biến ĐVPS: Động vật phiêu sinh CĐDD: Cường độ dinh dưỡng CSĐN: Chỉ số độ no vii PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Trong những năm gần đây, cùng với việc gia tăng dân số thì việc nảy sinh các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm từ gia súc, gia cầm như: cúm gia cầm, dịch tai xanh…cũng lan tràn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người tiêu dùng. Họ trở nên cẩn trọng hơn trong việc chọn lựa thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho mình và sản phẩm thủy sản đã được quan tâm, chú ý nhiều hơn. Từ đó ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước nhà. Sản phẩm thủy sản là nguồn cung cấp đạm động vật quan trọng nhất, chiếm tới 40% trong khẩu phần ăn của người dân và đồng thời cũng là yếu tố góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm (cả về khối lượng lẫn chất lượng) cho quốc gia. Đặc biệt, sản phẩm thủy sản còn cung cấp nhiều canxi và iốt cần thiết cho con người (Tổng cục Thống kê/ Dân số và phát triển, 2007). Cá Lóc (Channa sp) là một trong những đối tượng nuôi được ưa chuộng nhất bởi đây là loài cá dễ nuôi, lớn nhanh, thịt ngon và là nguồn thực phẩm dễ tiêu thụ. Đây là loài cá phân bố rộng, có thể sinh trưởng bình thường trong nhiều loại hình thủy vực khác nhau do có khả năng chịu đựng cao với các điều kiện bất lợi của môi trường. Vì vậy, người nuôi có thể nuôi theo khả năng của gia đình mà không bị hạn chế về vốn cũng như kỹ thuật nuôi. Ngoài ra, vào mùa lũ người dân có thể tự bắt cá tạp trên đồng về nuôi cá Lóc để có thể giảm được chi phí thức ăn và tăng thêm thu nhập. Chính vì lợi thế đó mà hiện nay con cá Lóc đã trở thành đối tượng thu hút nhiều người nuôi. Đặc biệt là với những người nghèo, thiếu vốn sản xuất thì đây là đối tượng giúp xóa đói giảm nghèo hiệu quả nên từ đó phong trào nuôi cá Lóc đã phát triển nhiều nơi, đặc biệt là ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) như: An Giang, Đồng Tháp…. Song song với sự phát triển đó thì nhu cầu về nguồn con giống cũng tăng lên đáng kể. Hiện nay sản xuất giống cá Lóc không khó, thế nhưng quy trình ương cá con thì chưa được hoàn thiện. Điều quan trọng là làm thế nào tìm được loại thức ăn phù hợp với đặc điểm dinh dưỡng từng giai đoạn trong quá trình ương, để nâng cao tỷ lệ sống của cá con cũng như chủ động hơn trong việc cung cấp con giống cho người nuôi đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra. Trước đây, đã có một số tác giả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cá Lóc như: Mai Đình Yên (1983). Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993). Tuy nhiên các tài liệu này chủ yếu tập trung vào các đặc điểm hình thái phân loại và giá trị kinh tế của loài cá này ở ĐBSCL, còn đề tài “Tìm hiểu về đặc điểm dinh dưỡng 1 của cá Lóc (Channa sp) giai đoạn phôi, cá bột và cá hương” thì hầu như chưa đề cập đến, đó là sự cần thiết để đề tài được thực hiện. 1.2 Mục tiêu Nhằm thu thập một số dẫn liệu về đặc điểm dinh dưỡng của cá Lóc các giai đoạn: phôi, cá bột và cá hương. Góp phần làm cơ sở khoa học cho những giải pháp kỹ thuật cung cấp thức ăn trong quản lý, chăm sóc phôi, ương nuôi cá con đạt hiệu quả cao. 1.3 Nội dung nghiên cứu Xác định nhiệt độ không sinh học và tổng nhiệt phát triển phôi. Thời gian cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Thời điểm xuất hiện, kéo dài của pha hỗn dưỡng và pha chuyển tính ăn lần 2. Chỉ số độ no và cường độ dinh dưỡng của cá bột, cá hương. 2 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm phân loại Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), ở miền Nam Việt Nam có 4 loài cá Lóc: Channa striatus (cá Lóc đen), Channamicropeltes (cá Lóc bông), Channa lucius (cá Dầy) và Channa gachua (cá Chành dục). Loài cá Lóc chúng tôi nghiên cứu có tên khoa học là Channa sp được phân loại như sau: Lớp: Actinopterygii Bộ: Perciformes Họ: Channidae Giống: Channa Loài : Channa sp (cá Lóc lai) Hình 2.1.Hình dạng ngoài của cá Lóc (Channa sp) Giống cá Lóc bao gồm nhiều loài. Được nuôi hiện nay ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ,có kích thước trung bình là cá Lóc đồng Channa striatus (Block, 1795), kích thước lớn là cá Lóc bông C. micropeltes (Cuvier, 1831) và cá lóc đầu vuông. Cá Lóc đầu vuông xuất thân từ cá Lóc môi trề, được ông Nguyễn Văn Đính (Tam Nông - Đồng Tháp) tìm thấy ở vùng đồng trũng ngập nước trong một lần ra đồng bắt cá rồng rồng về nuôi (Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2009). Cá Lóc lai được lai tạo từ cá Lóc đen (Channa striatus, Block, 1793) và cá Lóc môi trề (Channa sp.). Đây là loài cá nước ngọt được nuôi và khai thác có giá trị cao, góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống của nhiều người dân ở các 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Cà Mau (Loan, Thanh và Hirata, 2003 trích bởi Lam Mỹ Lan và ctv, 2009). 2.2 Đặc điểm hình thái Cá Lóc đen có đầu lớn, đỉnh đầu rất rộng, dẹp bằng. Miệng to hướng lên, rạch xiên và kéo dài qua đường thẳng kẻ từ bờ sau của mắt. Răng bén nhọn, hàm dưới vòm miệng có xen kẻ một số răng chó. Hàm trên không có răng chó, cá không có râu, mắt lớn, lỗ mũi trước mở ra ngoài bằng một ống ngắn, lỗ mang lớn. Thân dài, hình trụ ở phần trước, dẹp bên ở phần sau. Vẫy lược lớn, phủ khắp toàn thân và đầu, có một số vẫy nhỏ phủ lên gốc vi đuôi và vi ngực, gốc vi lưng rất dày. Đường bên hoàn toàn gãy khúc ở những vẫy 15- 20 và thụt xuống 2 hàng vẫy, phần sau của đường bên chạy liên tục khoảng giữa thân. Vi hậu môn ngắn hơn vi lưng (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Vây lưng và vây hậu môn không có gai, kéo dài về phía sau gần tới gốc vi đuôi, vây ngực rộng, vây bụng nhỏ gắn liền nhau ở mặt dưới của thân, vây đuôi tròn (Mai Đình Yên, 1983). Cũng theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) lúc cá còn sống có màu xanh đen, nâu đen đến đen ở phần lưng và nhạt dần xuống bụng, bụng cá có màu trắng sữa. Ở cá nhỏ 2 bên hông có10 -14 sọc đen lợt vắt xéo ngang thân, các sọc này lợt dần và mất hẵn ở cá lớn. 2.3 Phân bố và thích nghi Vùng phân bố của cá Lóc rộng từ Trung Quốc đến Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan….Cá sống ở nước ngọt là chủ yếu nhưng cũng có thể sống ở vùng nước lợ có độ mặn từ 5 -7%0. Chúng có mặt ở nhiều loại hình thủy vực khác nhau như: ao, hồ, sông, kênh, mương kể cả những vùng trũng ngập nước lâu ngày: lung, bàu. Cá thích sống nơi nước tĩnh có mực nước trung bình khoãng 0,5 -1m, đặc biệt là vùng ven bờ, nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh như: rong đuôi chó, cỏ, bèo....để rình và bắt mồi. ). pH thích hợp cho hoạt động sống của chúng là 7,5- 8,5 (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Ngoài ra, nhờ vào cấu tạo thích nghi của cơ quan hô hấp, sự phát triển của cơ quan hô hấp phụ trên mang, ngoài việc sử dụng oxy có trong nước, cá còn có khả năng lấy oxy trực tiếp từ ngoài không khí (khí trời). Cá có thể sống trong môi trường chật hẹp, trong điều kiện nước dơ bẩn, nước tù, thiếu oxy, có khi không cần nước chỉ cần da và mang cá có độ ẩm nhất định vẫn có thể sống được thời gian khá lâu. ( Phạm Văn Khánh, 2003) 2.4 Đặc điểm sinh trưởng Sự sinh trưởng của cá Lóc nói chung không đều giữa các giai đoạn phát triển. Giai đoạn cá còn nhỏ chủ yếu tăng trưởng về chiều dài, cá càng lớn thì tăng trọng 4 càng nhanh. Trong tự nhiên sự tăng trọng của cá Lóc không đều, phụ thuộc vào điều kiện thức ăn sẵn có trong môi trường nước, do đó tỷ lệ sống trong tự nhiên của cá khá thấp. Trong điều kiện nuôi có thức ăn đầy đủ và chăm sóc tốt thì tỷ lệ sống cá cao và có thể đạt sự tăng trọng 0,5 -0,8kg/ năm, cá lớn nhanh vào mùa xuân hè (Phạm Văn Khánh, 2003). Ở điều kiện thí nghiệm thì sự tăng trọng trung bình: 0,104 g/ ngày (cá giống) và đạt 0,625g/ ngày (giai đoạn sau 4 tháng tuổi). Sự sinh trưởng của cá Lóc nói chung không đồng đều giữa các giai đoạn phát triển và theo xu hướng càng lớn thì tăng trọng càng nhanh. Trong điều kiện nuôi cá có sức lớn trung bình 0.4 -0.8kg/ con/ năm (Phan Phương Loan, 2000). Cá Lóc ở giai đoạn nhỏ sinh trưởng chậm hơn cá lớn. Trong tháng đầu tiên, cá chủ yếu tăng về chiều dài nên khối lượng tăng chậm chỉ ở mức 0,47- 1,17g/ ngày. Từ ngày 45 trở đi, cá tăng trưởng tương đối nhanh trung bình trong 4 tháng nuôi, cá tăng trưởng từ 2,20 ± 0,26 đến 2,53 ± 0,06g/ ngày (Lam Mỹ Lan và ctv, 2009). 2.5 Đặc điểm dinh dưỡng Thức ăn của những loài cá ăn động vật có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Cá ăn thức ăn là động vật có hệ số sử dụng năng lượng cao, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Thức ăn của nhóm cá ăn động vật ở những bậc dinh dưỡng cao, nên khi nuôi chúng, giá thành thức ăn thường cao hơn những loài cá thuộc nhóm cá khác. Tuy nhiên giá trị sản phẩm (thịt) của những loài cá ăn động vật thường có chất lượng cao (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Cá Lóc là loài cá dữ điển hình nên có cấu tạo hệ tiêu hóa và nhu cầu về đạm động vật trong thức ăn cũng rất cao. Lược mang cá Lóc có dạng hình núm, thực quản ngắn, vách dầy bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn. Dạ dày to hình chữ Y. Đây là loài cá có tính ăn rộng, thường ăn mồi sống và bắt mồi chủ động. Cá nhỏ ăn: giáp xác, chân chèo, ấu trùng bọ gậy, ấu trùng côn trùng, tôm con, nòng nọc, các loại cá nhỏ... Cá trưởng thành ăn tạp: cá, ếch, nhái, tôm... (Dương Nhựt Long, 2004). Cá Lóc mới nở (thời kỳ phôi tự do) không sử dụng thức ăn ngoài mà dinh dưỡng nhờ khối noãn hoàng do cơ thể mẹ để lại từ trứng. Noãn hoàng là nguồn vật chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho quá trình phát triển. Thời gian này được tính từ lúc phôi thoát khỏi vỏ trứng đến khi sử dụng hết noãn hoàng, cá con sẽ tập trung thành đàn với mật độ cao và bơi lội ở tầng mặt, cá mẹ sẽ bơi phía dưới để bảo vệ con (Phạm Văn Khánh, 2003). Vào cuối thời kỳ phôi tự do, noãn hoàng đã được sử dụng nhiều đến mức gần hết thì ở cá xuất hiện phase hỗn dưỡng (phase chuyển tính ăn lần 1 sử dụng thức ăn từ môi trường nước là động vật phiêu sinh). Cá vừa dinh dưỡng bằng năng lượng từ noãn hoàng vừa dinh dưỡng bằng năng lượng được cá tiếp nhận từ môi trường thì 5 mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Giai đoạn này được gọi là cá bột, được kéo dài 2, 3 hoặc 4 tuần tùy vào nhiệt độ môi trường (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Trong thời gian rất ngắn, đánh dấu bằng sự xuất hiện phase hỗn dưỡng, cá đã tập luyện thành thạo và nhanh chóng sử dụng tốt thức ăn bên ngoài từ môi trường nước. Khả năng đó là đặc tính vốn có của cá và thể hiện sự thích nghi với điều kiện sống mới. Trong pha hỗn dưỡng thức ăn phù hợp, tốt và được cá ưa thích nhất là động vật phiêu sinh có kích thước phù hợp với khả năng bắt mồi của cá (luân trùng, trứng nước). Tuy nhiên phase hỗn dưỡng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn (Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2009). Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì sau khi kết thúc giai đoạn dinh dưỡng bên trong (noãn hoàng) ấu trùng cá Lóc sẽ nhanh chóng hình thành pha chuyển tính ăn lần 2 (từ ăn động vật phiêu sinh sang thức ăn của loài). Đặc trưng của giai đoạn này là hình thái cơ thể có nhiều thay đổi, chưa có nét đặc trưng của cơ thể trưởng thành thêm vào đó là sử dụng thức ăn động vật phiêu sinh. Cá bột phải tự tìm kiếm thức ăn trong môi trường nước, cá đã hoàn toàn sử dụng thức ăn bên ngoài trong khi cơ thể còn rất non yếu. Giai đoạn ấu trùng, cá sử dụng được thức ăn tinh do con người cung cấp ở dạng bột mịn và hạt nhỏ nhưng hiệu quả sử dụng không cao. Cá bột ăn động vật phiêu sinh là thức ăn có chất lượng cao đối với mọi loài. Tuy nhiên cá bột chỉ ăn động vật phiêu sinh khi còn là “cá bột” (trong khoãng 3 tuần tuổi). Thức ăn moina vẫn là thức ăn tốt nhất đối với cá Lóc giai đoạn cá bột trong 3 tuần lễ đầu (Dương Nhựt Long, 2004). Khi cơ thể cá Lóc có chiều dài 3- 8cm, thường cho ăn tép, cá tạp có kích thước nhỏ hơn chúng do lúc này cá có thể rượt bắt thức ăn và cá mẹ không còn theo để bảo vệ nữa. Thời kỳ cá hương, cá giống nhỏ tuy cá đã sử dụng thức ăn của loài nhưng không phải tất cả các loại thức ăn của loài, do kích thước cơ thể và cơ quan tiêu hóa chưa hoàn toàn thích ứng. Vấn đề cần được đặc biệt quan tâm là kích thước, chất lượng và độ mềm của thức ăn phải phù hợp với nguyên tắc “Khả năng sử dụng được của cá” khi được cung cấp thức ăn (Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2009). Khi cơ thể đạt chiều dài trên 10cm, cá Lóc có khả năng rình bắt mồi rất tốt và có tính ăn tạp như cá trưởng thành. Trong điều kiện nuôi cá ăn được nhiều loại thức ăn: cá biển, phụ phế phẩm của nhà máy chế biến, phế phẩm từ lò mổ gia súc, gia cầm và thức ăn viên tổng hợp (Phạm Văn Khánh, 2000). Cá lớn thường bắt mồi mạnh vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, khi nhiệt độ nước lớn hơn 250C .Chúng có thể chịu 6 đựng được nhiệt độ khoảng 12 -400C. Tuy nhiên nếu nhiệt độ thấp hơn 120C thì cá kém ăn và sống ở tầng đáy (Nguyễn Văn Kiểm và ctv, 1999). Những loài cá ăn động vật (Bống tượng, Thát lát, cá Lóc) có khả năng tốt trong việc tiêu hóa thức ăn động vật chứa nhiều protein, nhưng lại kém khi tiêu hóa thức ăn là thực vật có hàm lượng carbon cao (các loại hạt ngũ cốc, các loại củ, quả chứa nhiều tinh bột). Khi sử dụng thức ăn hỗn hợp có hàm lượng hydratcarbon cao để nuôi những loài này thì phải tập cho cá ăn từ khi còn nhỏ (cá hương). Tuy nhiên đây không phải là thức ăn ưa thích của những loài cá này mà là thức ăn bắt buộc. Khi phải sử dụng thức ăn bắt buộc thì cá có tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống thấp và sức đề kháng giảm (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Ở cá Lóc có sự ăn nhau khi có sự sai khác về kích cỡ. Nghiên cứu trong ngày cho thấy kích cỡ cá nhỏ/ cá lớn bằng 0.64/ 1 sẽ có hơn 40% cá nhỏ bị cá lớn ăn thịt. Tỷ lệ này gia tăng khi có sự sai khác về kích cỡ càng lớn đến 100% cá nhỏ bị ăn thịt khi tỷ lệ cá nhỏ/ cá lớn là 0.35/1 (Qin et al, 1996, trích bởi Phan Hồng Cương, 2009). Khả năng tiêu hóa của cá Lóc phụ thuộc vào thành phần thức ăn. Nếu thức ăn là trùn chỉ sau 8 giờ tiêu hóa được 35.42%, thức ăn là cá nục tiêu hóa được 30.01%, trong khi đó thức ăn CP chỉ tiêu hóa được 18.22% sau 8 giờ. Từ đó cho thấy khả năng tiêu hóa của cá Lóc rất chậm nếu so với cá trê phi có khả năng tiêu hóa 25% thức ăn trong 2 giờ (Phan Phương Loan, 2000, trích từ Kammonporn Tonguthai et al,1993). 2.6 Đặc điểm sinh sản Cá Lóc dễ thành thục, ở nước ta cá thành thục sớm (10- 12 tháng tuổi), có thể đẻ 5 lần/năm. Mùa vụ thành thục trong tự nhiên từ tháng 3 - 4 và kéo dài tới tháng 9 - 10 nhưng tập trung vào tháng 5 -7 dương lịch hàng năm. Cá thường đẻ vào sáng sớm và đẻ rộ sau những trận mưa rào một hai ngày. Sức sinh sản tùy thuộc vào trọng lượng cá cái, cá có trọng lượng từ 1.0- 1.5kg , sức sinh sản đạt 15000 -20000trứng/ tổ cá và từ 5000 -10000 trứng/ tổ cá đối với cá 0.5 -0.8kg (Nguyễn Văn Kiểm và ctv,1999). Sinh sản tự nhiên: Cá Lóc có hệ số thành thục trung bình 0.5- 1.5%. Khi đến mùa sinh sản cá đực và cá cái tự ghép đôi, cá đực thành thục thì thân dưới có màu tím hồng, bụng béo mềm, lỗ sinh dục có màu phấn hồng và cá đực thường có kích thước nhỏ hơn cá cái cùng lứa. Con cái thành thục có bụng to, phần ngực căng tròn vẩy trắng, mồm hơi vàng, lỗ sinh dục to và lồi ra có hình tam giác. Cá thường chọn những nơi có cây cỏ thủy sinh kín đáo nhưng thoáng để làm ổ, sau đó cá cái và cá đực kéo đến đẻ trứng và thụ tinh ở đây (đẻ trứng vào sáng sớm). Trứng cá Lóc màu vàng sậm, có chứa giọt dầu nổi được trên mặt nước. Sau khi đẻ xong cá bố mẹ không rời khỏi ổ mà nằm phục dưới đáy bảo vệ trứng cho đến 7 khi trứng nở thành con và cá con bắt đầu có tập tính sống độc lập (Phạm Văn Khánh, 2003). Sinh sản nhân tạo : Dùng não thuỳ cá chép, cá mè và prolan B để tiêm cho cá. Số lượng thuốc tiêm là 14 não cá mè/kg cá mẹ (1 não cá chép bằng 2,7 - 3 não mè). Tiêm lần thứ nhất 2/5 số lượng, lần thứ 2 tiêm số còn lại. Dùng prolan B thì 1.600 - 2.000 UI/kg cá mẹ, tiêm lần 1 là 1/3 số thuốc, lần 2 : số còn lại. Cá đực tiêm bằng 1/2 cá cái. Tiêm xong ghép cá cái và đực vào bể đẻ, sau 14 tiếng cá động hớn và đẻ trứng, trứng thụ tinh mới đầu chìm dưới đáy bể sau khi hút nước trương lên nổi lơ lửng trong nước. Vớt trứng thụ tinh cho vào bình ấp hoặc bể ấp. Dụng cụ ấp trước khi cho ấp phải tiêu độc bằng 0,1 ppm xanhmêtylen, tiêu độc xong lấy nước vào một đầu, đầu kia tháo nước ra giữ mức nước không thay đổi, trong thời gian ấp giữ nhiệt độ nước ít thay đổi, biên độ thay đổi chỉ dưới 20C nếu không sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ nở. Nhiệt độ nước 250C thời gian ấp nở là 36 tiếng, nhiệt độ 26 – 270C thời gian 25 tiếng ( Phạm Văn Khánh, 2003). 8 PHẦN III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu 9 Phôi cá Lóc 9 Thùng mướp 9 Đĩa pettri 9 Nhiệt kế 9 Heater 9 Hệ thống sục khí 9 Cân điện tử 9 Kính hiển vi 9 Bộ tiểu phẩu và một số dụng cụ khác….. 3.2 Thời gian và địa điểm Thời gian từ 12/2010 đến 05/2011 Địa điểm: Trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ. 3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cá Lóc lai (Channa sp) ở các giai đoạn phát triển khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu thí nghiệm. Đó là giai đoạn: phôi phát triển trong trứng, phôi tự do (mới nở, dinh dưỡng bằng noãn hoàng), ấu trùng (cá bột) và cá hương. Cá thí nghiệm phải khỏe mạnh, cơ thể nguyên vẹn, không dị tật, dị hình. Mỗi giai đoạn cá có cùng nhịp độ phát triển, đồng đều kích thước giữa các cá thể. 3.4 Thức ăn thí nghiệm Moina và cá tươi còn sống. Đây là các loại thức ăn được bắt từ tự nhiên, được nuôi trong ao hoặc mua từ các trại kinh doanh cá kiểng. 3.5 Phương pháp nghiên cứu Đối tượng xác định nhiệt độ không sinh học là phôi cá đang phát triển trong trứng; xác định thời gian cá dinh dưỡng noãn hoàng và tổng nhiệt phát triển phôi; xác định thời điểm xuất hiện pha hỗn dưỡng và pha chuyển tính ăn lần 2; chỉ số độ no và cường độ dinh dưỡng của cá sau: 15 ngày tuổi và 30 ngày tuổi. Các thí nghiệm xác định một số chỉ tiêu sinh học cá Lóc đều được sử dụng các thí nghiệm thăm dò trước khi thực hiện các thí nghiệm chính thức. 9 3.5.1 Thí nghiệm 1: Xác định nhiệt độ không sinh học (T0) và tổng nhiệt phát triển phôi Lấy 100 phôi cá (trứng mới thụ tinh) cho vào khay chứa trứng và đặt khay vào trong thùng mướp có chứa sẵn nước (như hình 3.1). Thí nghiệm được bố trí trong các khay chứa trứng ở nhiệt độ khác nhau, có sục khí nhẹ và liên tục. Theo dõi thời gian phát triển phôi trong trứng tại 2 điều kiện nhiệt độ môi Hình 3.1 trường khác nhau. Cụ thể là khay 1 xác định nhiệt độ T1 (nhiệt độ phòng), khay 2 xác định nhiệt độ T2 (nhiệt độ nhân tạo khác với T1) được điều chỉnh bằng heater. Điều chỉnh nhiệt độ T2 tại thùng chứa khay 2 theo nguyên tắc: Trong 1 giờ nhiệt độ môi trường chứa phôi không thay đổi quá 20C. Thí nghiệm được bố trí song song tại 2 giá trị nhiệt độ T1, T2 và lập lại 3 lần. Trong khay chứa phôi, đặt nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ nước liên tục và loại bỏ kịp thời những trứng không thụ tinh hoặc phôi bị chết trước khi nở trong suốt thời gian thí nghiệm. Ghi nhận thời điểm có số phôi nở 50% và thời gian phát triển phôi D1, D2 tương ứng với 2 giá trị nhiệt độ T1 và T2. Giá trị T0 được tính từ công thức tính tổng nhiệt phát triển cụ thể là tổng nhiệt lượng của quá trình phát triển phôi: S = D(Tmt – T0) Trong đó: S là tổng nhiệt lượng của quá trình phát triển phôi (độ giờ) D là thời gian phát triển phôi từ 2 tế bào đến khi nở (giờ) Tmt là nhiệt độ môi trường thí nghiệm (0C) Tại T1 sẽ có D1 (thời gian phát triển phôi) và tại T2 sẽ có D2. Từ đó có được phương trình: D1(T1- T0) = D2(T2 –T0) D1T1 – D1T0 = D2T2 – D2T0 D1T0 – D2T0 = D1T1 – D2T2 D1T1 − D2T2 T0 = D1 − D2 3.5.2 Thí nghiệm 2: Xác định thời gian cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng Trong thời kỳ dinh dưỡng bằng noãn hoàng cá chưa sử dụng thức ăn ngoài. Lấy 20 cá mới nở cho vào đĩa Petri có chứa sẵn nước. Nguồn nước sử dụng trong 10 quá trình thí nghiệm sử dụng từ nguồn nước sông có pH từ 7- 8. Trước khi bố trí thí nghiệm nước được lắng 24- 48 giờ rồi lọc qua lưới thực vật phù du. Quan sát mức độ tiêu biến noãn hoàng của cá từ sau khi nở đến khi hết noãn hoàng được thực hiện trên kính hiển vi, trong quá trình đó có vẽ và chụp hình. Định kỳ thay nước 3- 4 giờ/1 lần bằng nguồn nước có cùng nhiệt độ với nước trong đĩa Petri. Theo dõi nhiệt độ liên tục. Mức độ tiêu biến noãn hoàng được ghi nhận tại các thời điểm: cá mới nở và sau đó 12h /1 lần cho đến khi hết noãn hoàng. 3.5.3 Thí nghiệm 3: Xác định thời điểm xuất hiện pha hỗn dưỡng (chuyển tính ăn lần 1) Sử dụng 12 đĩa Petri có chứa sẵn nước, trong đó 6 đĩa thả vào mỗi đĩa 1 cá mới nở 6 đĩa còn lại không thả cá (đĩa đối chứng). Cả 12 đĩa được thả vào 5 Moina/ 1 đĩa vào thời điểm sau khi nở 50 giờ. Thời gian xuất hiện pha chuyển tính ăn lần 1 được xác định bằng cách quan sát thường xuyên hoạt động bắt mồi của cá kết hợp với việc đếm lại số lượng Moina còn lại trong đĩa để xác định thời điểm xuất hiện thức ăn (Moina) trong ruột cá. Thời gian xuất hiện pha hỗn dưỡng được ghi nhận khi có 50% số cá sử dụng Moina. Thời gian kết thúc pha 1 được xác định khi có 100% số cá sử dụng hết noãn hoàng. 3.5.4 Thí nghiệm 4: Xác định pha chuyển tính ăn lần 2 Thời điểm chuyển tính ăn lần 2 được xác định bằng cách nuôi 10 cá bột trong 10 keo nhựa trong suốt có thể tích 0.5 lít. Sử dụng song song 2 loại thức ăn là Moina và thức ăn ưa thích của loài có kích thước phù hợp với khả năng bắt mồi của cá là cá bột cá mè trắng. Số lượng thức ăn đảm bảo nhu cầu bắt mồi của cá trong suốt quá trình thí nghiệm. Quan sát hoạt động bắt mồi của cá. Thời điểm xuất hiện pha chuyển tính ăn lần 2 được xác định khi có 50% số cá thí nghiệm sử dụng thức ăn ưa thích, trên cơ sở quan sát số lượng thức ăn ưa thích bị hao hụt do bị ăn theo từng thời điểm quan sát . 3.5.5 Thí nghiệm 5: Chỉ số độ no và cường độ dinh dưỡng Thả nuôi 20 cá con (đã nhịn đói 24 giờ) trong dụng cụ chứa nước có thể tích tùy thuộc vào kích thước của cá thí nghiệm. Cụ thể là: − Thể tích 5 lít đối với cá bột 15 ngày tuổi − Thể tích 10 lít đối với cá hương 30 ngày tuổi Sử dụng thức ăn là cá nhỏ còn sống phù hợp với kích cỡ miệng cá (cá mè trắng và cá chăm). 11

Tài liệu xem nhiều

Bài giảng bệnh học và sửa chữa công trình

274 trang | .pdf

Thiết kế hệ thống giao tiếp i2c giữa hai vi điều khiển pic

68 trang | .pdf

Giảm đau trung ương

23 trang | .pdf

Giáo trình cấu tạo kiến trúc

176 trang | .pdf

Tác động của các học thuyết lên các chính sách kinh tế của mỹ (1929 1970)x

23 trang | .pptx

Câu hỏi trắc nghiệm cơ lưu chất có đáp án

79 trang | .pdf

Tìm hiểu về wordpress và xây dựng website bán cây cảnhx

24 trang | .pptx

Trực quan hóa nguyên lý hoạt động hệ thống truyền dẫn ofdm trên cơ sở thực hiện ifftfft và chènkhử cp

20 trang | .pdf

Khai phá chủ đề văn bản học từ dữ liệu lớn

52 trang | .pdf

Sim ma 06 trực quan hóa nguyên lý hoạt động hệ thống truyền dẫn ofdm trên cơ sở thực hiện fft fft và chèn khử cp

16 trang | .pdf

Tài liệu liên quan

Ứng dụng enzyme lipase ngoại bào trong sản xuất lipolyzed milk fat (lmf)x

17 trang | .pptx

Tổng quan về open cv trong python để xây dựng ứng dụng xử lí ảnh.x

20 trang | .pptx

Đề cương ôn tập triêt học

37 trang | .pdf

Chế biến sản phẩm mắm ruốc

46 trang | .pdf

Trực quan hóa nguyên lý hoạt động hệ thống truyền dẫn ofdm trên cơ sở thực hiện fft fft và chèn khử cp

20 trang | .pdf

Hướng dẫn sử dụng spss

54 trang | .pdf

Bài tập sắc ký đảo phax

17 trang | .pptx

Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm ud.cntt

115 trang | .doc

Bài tập hóa phân tích

68 trang | .docx

Ảnh hưởng sinh học của chất độc

21 trang | .pdf

Đăng nhập tài khoản
Đăng nhập bằng Google hoặc Đăng ký tài khoản Đóng a shunbin2001vừa xem tài liệu Nghiên cứu khai thác đường tiến khí (thiết bị vào) trên máy bay ph... a vuthihuongtoanlytinvừa xem tài liệu Ánh xạ liên tục trên không gian mêtric... a shunbin2001vừa xem tài liệu Nghiên cứu khai thác đường tiến khí (thiết bị vào) trên máy bay ph... a shunbin2001vừa tham gia 1tailieu.com, chúc bạn ngày vui. a ledinh2k5vừa xem tài liệu Cơ cấu tổ chức chức năng nhiệm vụ của vụ tổng hợp kinh tế quốc dân... a tom29riddlevừa xem tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán số 15 (vas 15) hợp đồng xây dựng trong ... a tom29riddlevừa xem tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán số 15 (vas 15) hợp đồng xây dựng trong ... a tom29riddlevừa tham gia 1tailieu.com, chúc bạn ngày vui.

Từ khóa » Cá Lóc đặc điểm Dinh Dưỡng