Kỹ Thuật Nuôi Dê Thịt Nhốt Chuồng - Cỏ Chăn Nuôi Trâu, Bò

Thịt dê đang là loại thực phẩm rất được người tiêu dùng ưa chuộng bởi vị thơm ngon tự nhiên, và quan trọng hơn là độ “sạch” cao. Nhiều hộ nông dân đã trở thành tỷ phú nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi dê thịt nhốt chuồng để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một tăng cao. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bà con chi tiết kỹ thuật nuôi dê thịt khoa học theo mô hình nhốt chuồng, cho năng suất cao.

1. Lựa chọn dê giống (dê con)

Hiện có 2 giống dê thịt được nuôi nhiều nhất là dê Boerdê Bách Thảo. Dưới đây là đặc điểm sinh trưởng của từng giống:

  • Giống dê Boer:

Dê Nam Phi hay còn gọi là dê Boer một giống dê có nguồn gốc ở Nam Phi với đặc điểm nổi bật là lớn rất nhanh và cho sản lượng thịt nhiều hơn các loại dê thông thường và thịt chứa nhiều chất béo. Một con dê Boer trưởng thành cân nặng khoảng 100 kg và có thể cung cấp hơn 40 kg thịt dê.

Dê Boer tăng trưởng nhanh, dễ nuôi, mắn đẻ và nuôi con giỏi. Chúng động đực lần đầu tiên từ 5-7 tháng tuổi. Tuổi phối giống lần đầu thì dê cái được 15 tháng tuổi đạt trọng lượng từ 30–40 kg, dê đực 45–60 kg. Chu kì động đực từ 18-21 ngày. Thời gian mang thai từ 145-155 ngày. Dê cái đẻ lần đầu thường là một con, lần 2,3 có thể là 2-3 con/lần đẻ (15 – 20% đàn). Trọng lượng sơ sinh từ 2-3,5 kg. Bình quân 1 dê được quản lý phối giống 25-30 cái.

  • Giống dê Bách Thảo:

Dê Bách Thảo là giống dê kiêm dụng thịt và sữa nổi tiếng, có thể xem Ninh Thuận là quê hương của dê Bách Thảo. Dê Bách Thảo là giống dê được hình thành từ việc tạp giao giữa dê Cỏ và các giống dê được nhập vào Việt Nam từ hàng trăm năm trước như Dê Alpine, Dê Anglo Nubian.

Dê Bách Thảo có tầm vóc to hơn so với dê Cỏ, khối lượng cơ thể trưởng thành con đực nặng từ 75-80kg/con, cao khoảng 85–90 cm, còn con cái có trọng lượng từ 40–45 kg, cao 65–70 cm, con sơ sinh 2,6-2,8 kg/con, trọng lượng càng lớn giá càng cao. Tầm vóc của dê cũng được thể hiện qua kích thước các chiều đo cơ thể, đặc biệt ba chiều đo chính là cao vây, dài thân chéo và vòng ngực. Trung bình chiều cao vây là con đực trưởng thành là 87,4 cm, con cái 66,8 cm, dài thân chéo con đực 85,0 cm, con cái 70,0 cm và vòng ngực con đực 93,0 cm, con cái 80,4 cm.

Tất tả các chỉ tiêu về khối lượng và các chiều đo cơ thể dê đực đều lớn hơn dê cái. Dê Bách Thảo cũng có khả năng cho thịt dê tốt, tỷ lệ thịt xẻ 40-45%, tỷ lệ thịt lọc đạt từ 30-35%. Thịt dê Bách Thảo cũng có chất lượng khá, các tỷ lệ vật chất khô, prolein, mỡ đều thấp hơn so với thịt dê Cỏ, nhưng hàm lượng mỡ lrong thịt thấp. Dê con sơ sinh nặng, 1,9-2,5 kg. Dê 3 tháng tuổi (lúc cai sữa) nặng 10 – 12 kg, dê 6 tháng tuổi (lúc giết thịt) nặng 17 – 20 kg.

2. Chuồng nuôi dê thịt

Chuồng nuôi dê thịt hay dê sinh sản đều có những đặc điểm giống nhau về khoảng cách chuồng với sàn, hướng chuồng, sàn và nền chuồng. Cụ thể: chuồng nên xoay hướng Nam hoặc Đông Nam, không làm hướng Đông Bắc vì dê sẽ dễ bị bệnh; làm chuồng cách sàn khoảng 0,7-1m; sàn bằng gỗ hoặc tre nứa, khe hở nhỏ vừa đủ để lọt phân, chất thải; nền chuồng luôn thoáng, sạch sẽ.

Mật độ thả dê trong chuồng đối với dê con khoảng 0,5m2/con, đối với dê trưởng thành khoảng 3m2/con. Trang bị đầy đủ dụng cụ ăn uống trong chuồng, tránh gây rơi rớt thức ăn, nước uống gây ẩm mốc có hại cho dê.

3. Thức ăn cho dê thịt

Yếu tố cần quan tâm nhất trong quá trình chăm sóc dê thịt là nguồn thức ăn và khẩu phần ăn. Những loại thức ăn cho dê phổ biến nhất hiện nay là lá cây các loại, các loại cỏ, các loại đậu, rau củ, các thức ăn có tinh bột như khoai, sắn, ngô …, những thực phẩm khác như giá, bã đậu … thức ăn hỗn hợp công nghiệp. Thức ăn thô xanh chiếm hơn 70% trong tổng nguồn thức ăn của dê. Bà con cũng nên tìm hiểu về kỹ thuật trồng cỏ nuôi dê nhốt chuồng để chủ động hơn trong vấn đề thức ăn cho vật nuôi.

* NHÓM 1: THỨC ĂN THÔ

– Chủ yếu cung cấp năng lượng, là yếu tố bảo đảm cho dạ cỏ hoạt động hoạt động bình thường. Bao gồm :

+ Thức ăn thô xanh: cỏ mọc tự nhiên, thân cây ngô, dây lang, mía, lá sữaắn, các loại lá cây ăn quả như mít, chuối… và lá một số loại cây chứa nhiều độc tố, cay, đắng như lá xoan, lá xà cừ, lá chàm tai tượng…

+Thức ăn thô khô : cỏ khô, rơm lúa…

+ Thức ăn củ quả : sắn, khoai lang, củ cải, bầu bí.

* NHÓM 2: THỨC ĂN TINH

– Loại cung cấp năng lượng : các loại hạt ngũ cốc, các loại củ phơi khô (khoai, sắn), bột ngô, cám, gạo…

– Loại cung cấp đạm : bột đậu tương, khô dầu đậu tương, bột cá, bột máu…

* NHÓM 3: THỨC ĂN BỔ SUNG

– Thức ăn bổ sung khoáng : bột xương, bột sò, bột cacbonat canxi.

– Thức ăn bổ sung đạm: urê.

Về nhu cầu về lượng nước, mỗi giai đoạn sẽ có nhu cầu khác nhau, dê con từ khi sinh đến 2 tháng cần khoảng 0,5 lít/ngày, đến khi trưởng thành có thể cần đến 5 lít/ngày.

4. Lưu ý quan trọng khi nuôi dê thịt

Khoảng 1 tháng nên tách mẹ. Khi dê còn nhỏ nên cho ăn những thức ăn xanh còn non, dễ tiêu hóa và nhiều chất dinh dưỡng.

Tiêm ngừa cho dê một số bệnh thường gặp như lở mồm long móng, tu huyết trùng hay viêm ruột.

3.3 / 5 ( 20 bình chọn )

Từ khóa » Dê Trưởng Thành Nặng Bao Nhiêu Kg