Kỹ Thuật Số – Chương 4 | Điện Tử

Điện tử Just another WordPress.com weblog Bỏ qua nội dung
  • Trang chủ
  • About
Kỹ thuật số – Chương 3 Kỹ thuật số – Chương 5 Kỹ thuật số – Chương 4 Posted on Tháng Mười 21, 2007 by blogger | Bình luận về bài viết này

CHƯƠNG IV : CÁC MẠCH NHỚ CƠ BẢN (FLIP-FLOP)

Trong kỹ thuật số, sử dụng chủ yếu là các tín hiệu nhị phân. Các phần tử Flip -Flop (FF) là các phần tử có khả năng truyền đạt và lưu trữ các tín hiệu nhị phân này (khả năng nhớ)

Có hai loại Flip-Flop là các phần tử có những chức năng sau:

  • Có hai trạng thái: Trạng thái 0 và trạng thái 1.
  • Có thể tiếp nhận, lưu trữ, đưa tín hiểu để sử dụng.

Vì vậy, nó rất thuận lợi cho việc sử dụng trong kỹ thuật số. Tuỳ theo đặc tính làm việc mà người ta chia làm nhiều loại Flip- Flop khác nhau.

4.2.1.FLIP-FLOP CƠ BẢN:

1.CẤU TRÚC:

Các mạch FF cơ bản được cấu trúc từ các mạch NAND và mạch NOR. Cấu trúc của chúng như hình vẽ 1 và hình vẽ 2.

        FF cÊu tróc tõ cæng NAND

 

 

 

 

Hình 1: FF cấu trúc từ cổng NAND        Hình 2: FF cấu trúc từ cổng NOR

Trong đó: R, S hay R, là các tín hiệu đầu vào, còn Q, Q là các tín hiệu đầu ra.   

2. PHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG:             

    1)      Với FF cấu trúc từ cổng NAND:

            Phương trình được suy ra từ sơ đồ là:

                                    

                                     

            Khi không có tín hiệu là: R = S = 0 (R = S =1 )

             FF hoạt động với 2 trạng thái hoạt động là 0 và 1.

        *Trạng thái 0: Là trạng thái có Q = 0; Q = 1

Ở trạng thái này, Q=0 hồi tiếp vào cổng B làm cổng B cấm; Do vậy Q = 1 được duy trì. Mặt khác, Q = 1 lại hồi tiếp vào cổng A, cùng     với tín hiệu S = 1 làm cho cổng A thông và lối ra Q = 0 được duy      trì.

              Như vậy trạng thái 0 có Q = 0; Q  = 1 được duy trì bền vững.

       *Trạng thái 1: Là trạng thái có Q = 1; Q=0

        

               Như vậy trạng thái 1 có Q = 1,Q =0 được duy trì bền vững.

          Biểu đồ tín hiệu qua FF:

 

S – Gọi là đầu thiết lập: Star – Set         R – Gọi là đầu xoá: Clear – Reset

            Trạng thái cấm:

Khi sử dụng FF có một trạng thái mà FF không hoạt động được đó là khi tín hiệu vào R, S đồng thời = 0. Khi đó các lối vào Q và Q đồng thời bằng 1 như vậy FF là không ổn định.

                Trạng thái cấm: R = S = 0  (R = S = 1)

            Bảng trạng thái:

Sn

Rn

Qn+1

0

0

Cấm

0

1

1

1

0

0

1

1

Qn

              Phương trình đặc trưng cho FF-RS là:

                                    Qn+1 = S +RQn

                                     RS = 0

        2) Với FF cấu trúc từ cổng NOR:

                Cấu trúc:

Phương trình:

                   Các trạng thái đầu ra của FF là: Trạng thái 0:  Q = 0; Ǭ = 1

                       Trạng thái 1: Q=1;  Ǭ =0

                   Trạng thái cấm đầu vào là: R = S = 1

                  Bảng trạng thái của FF:

Sn

Rn

Qn+1

0

0

Qn

0

1

0

1

0

1

1

1

Cấm

                  Biểu đồ tín hiệu qua FF:

                               

Nhận xét chung cho các loại FF cấu trúc từ cổng NAND và NOR:

  • Mạch cấu trúc từ cổng NAND lật trạng thái khi có sườn Âm xung đến.

  • Mạch cấu trúc từ cổng NOR lật trạng thái khi có sườn dương xung đến

  • Nhược điểm của FF-RS là điều khiển trực tiếp do xung đến.

  • Trạng thái Cấm không thuận lợi cho sử dụng.

 

4.2.2. FLIP-FLOP ĐỒNG BỘ

Cấu trúc:

   Nó gồm một FF – RS thông thường nhưng có thêm mạch đồng bộ do các mạch C & D.

       

Để ký hiệu cho mạch người ta dùng quy ước dấu chữ V để biểu thị mạch làm việc với sườn xung dương.

Hoạt động:

     FF – RS Đồng bộ có khả năng tiếp nhận, Xử lý và Nhớ các tín hiệu nhị phân, tuy vậy nó có nhược điểm như đã  nêu trên. Để khắc phục ngừi ta đưa phêm mạch đồng bộ để FF chỉ phản ứng với tín hiệu vào chỉ khi có tín hiệu dồn bộ đưa đến.

  • Khi Cp = 0: Các cổng C & D đóng, FF nhớ trạng thái trước đó.
  • Khi Cp = 1: Các cổng C & D Mở, mạch vào thông, FF hoạt động như một FF – RS thông thường như đã biết. Như vậy những nhược điểm do trạng thái cấm vẫn còn tồn tại.

4.2.3 FF – D (DELAY): (Chốt D)

Cấu trúc mạch:

       FF – D là mạch được cấu trúc từ FF – RS và có khả năng làm trễ tín hiệu đi một nhịp theo sự điều khiển của tín hiệu đồng bộ Cp, mạch làm việc khi có sườn dương của xung đồng bộ. 

              

Phương trình:

                       Qn+1 = Dn

  • Khi D = 0: Đầu ra C ( tức S ) ở mức cao ( 1 ).                          Đầu ra E ( tức R ) ở mức cao ( 0 ).

    Khi đó FF – D ở trạng thái 0: Q = 0; Q =1

  • Khi D = 1: Đầu ra C ( tức S ) ở mức thấp  ( 0 ).                  Đầu ra E ( tức R ) ở mức cao ( 1 ).

    Khi đó FF – D ở trạng thái 1: Q = 1; Q =0

    Vậy D ở mức nào thì Q ở mức đó.

Giản đồ theo thời gian: được minh hoạ như sau:

Nhận xét: Từ đồ thị ta thấy:

  • Xung đầu ra Q bị chậm so với xung nhịp lối vào một khoảng thời gian: t1- t2
  • Độ rộng xung lối ra hoàn toàn do xung nhịp C quyết định.

4.2.4. FF – RS CHỦ TỚ

1. Cấu trúc:

Với FF – RS điều khiển trực tiếp hoặc điều khiển bằng xung đồng bộ nhược điểm là dễ bị ảnh hưởng của nhiễu, để khắc phục người ta dùng loại FF – RS Chủ –  Tớ. Khi đó việc ghi thông tin đầu vào được thực hiện khi lối ra bị khoá và ngược lại, việc cung cấp thông tin (độc thông tin) chỉ thực hiện khi lối vào đã bị khoá.

    FF – RS Chủ – Tớ cấu tạo gồm 2 bộ FF – RS Đồng bộ ghép nối tiếp nhau:

Nhóm G1, G2, G3, G4 là FF – RS Chủ (Master) Nhóm G5, G6, G7, G8 là FF – RS Tớ (Slave)

    Hai nhóm này làm việc dưới sự điều khiển của xung nhịp C nhưng cũng ngược nhau nhờ bộ nghịch đảo G9.

2. Hoạt động:

Khi xung C = 0:             Xung C = 0 nên: G3, G4 Đóng, FF –  Master ngắt.

            Và khi đó C = 1: G7, G8 Mở, FF – Slaver Thông.

Như vậy FF – RS Chủ – Tớ sẵn sàng cung cấp tín hiệu lối ra. Tức là:

                        Q = Qm ; Q = Q

Khi có đột biến Sườn dương xung đồng bộ C ( C từ 0 -> 1 ):         Khi C đột biến từ 0->1 : Master thông, nó tiếp nhận tín hiệu đầu vào:

                        Qn+1 = S + RQn

                         RS = 0, Điều kiện C = 1

        Cùng lúc đó: C = 0: Slaver ngắt, Đầu ra duy trì trạng thái cũ.

Khi có đột biến Sườn âm xung đồng bộ C: ( C từ 1->0 )         Khi C đột biến từ 1-> 0: Master ngắt

        Khi  C đột biến từ 0 -> 1: Slaver Thông, nó tiếp nhận tín hiệu từ master chuyển sang và chuyển sang trạng thái mới.

                        Qn+1 = S + RQn

                        RS = 0, Điều kiện có sườn âm xung C ( Tức là sườn Dương xung C

Tóm lại:

  • Trong thời gian C = 1, Master thông nó tiếp nhận tín hiệu vào nhưng Slave đóng nên đầu ra không thay đổi trạng thái.
  • Khi có sườn âm xung đồng bộ C, Master không thay đổi trạng thái nhưng khi đó xung C lại là Dương nên Slave thông chưyển trạng thái và cho ra trạng thái mới.
  • FF – RS Chủ – Tớ vẫn hoạt động trên cơ sở Thông thường nên vẫn tồn tại nhược điểm đó là trạng thái cấm R = S = 1 Khi đó đầu ra vẫn không ổn định.

4.2.5. FLIP – FLOP J – K CHỦ – TỚ:

  1. Cấu trúc mạch:

Để khắc phục nhược điểm của FF – RS Chủ – Tớ người ta cấu trúc mạch của FF – JK Chủ – Tớ như hình vẽ:

  

2.  Phương trình:      

Ở đó dùng 2 vòng hồi tiếp từ lối ra trở về lối vào và gọi laFF – JK Chủ – Tớ. Nó hoạt động giống như FF – RS Chủ – Tớ nhưng thay thế lối vào.

            S  = JQn     

            R = KQn

Như vậy ta có phương trình đặc trưng cho JK – FF là:

Qn+1 = S + RQn = JQn + KQnQn = JQn + (K + Qn )Qn

Qn+1 = JQn + KQn

Với điều kiện có Sườn âm của xung đồng bộ C.

4.2.6. FLIP – FLOP T:

Cấu trúc mạch:

Từ FF – RS thực hiện 2 vòng hồi tiếp S = Q và R = Q ta được FF – T.

Phương trình và hoạt động:Xung đồng bộ C bây giờ trở thành xung đến T thì lối ra ta có xung với tần số bằng tần số xung lối vào T ( Mạch chia 2 tần số)

 

  • Phương trình:Qn + 1 = TQn + TQn = T Å  Qn
  • Bảng trạng thái:
T Qn+1
0 Qn
1 Qn

  • Biểu đồ dạng sóng:

4.3.1. FLIP – FLOP RS:

 Là mạch chức năng, thiết lập các trạng thái 0 và 1. Nó duy trì trạng thái, chuyển đổi trạng thái, nhớ trạng thái tùy thuộc vào cáctín hiệu lối vào RS và xung nhịp C.  

    Phương trình đặc trưng cho FF – RS là:

Qn+1 = S + RQn

và RS = 0.

    Điều kiện để thay đổi trạng thái là xuất hiện sườn âm của xung nhịp C. Cụ thể ta có:

Khi R = 0, S = 0 Có sườn âm xung C thì Qn+1 = Qn(duy trì)

Khi R = 0, S = 1 Có sườn âm xung C thì Qn + 1 = 1

Khi R = 0, S = 0 Có sườn âm xung C thì Qn+1 = 0

Khi R = ), S = 1 Trạng thái cấm.

    Chức năng của FF – RS được nêu ở bảng sau:

Qn R S Qn+1
0 0 0 0
0 0 1 1
0 1 0 0
0 1 1 X Cấm
1 0 0 1
1 0 1 1
1 1 1 1
1 1 1 X Cấm

   Từ bảng giá trị ta thấy được khả năng chuyển đổi trạng thái cũng như yêu cầu của tín hiệu lối vào cho mỗi trường hợp chuyển đổi trạng thái. Từ đó ta suy ra điều kiện chuyển đổi được thể hiện như bảng sau:

Qn Qn+1 R S
0 0 X 0
0 1 0 1
1 0 10 0
1 1 0 X

Để thấy rõ sự chuyển đổi trạng thái ta dùng biểu đồ sau:

Đồ thị dạng tín hiệu của FF – RS:

4.3.2. FLIP – FLOP D:

Định nghĩa: Là mạch điện tử có trạng thái lối ra lặp lại trạng thái lối vào.
Phương trình đặc trưng cho FF – D:

Qn+1 = D

Điều kiện chuyển đổi trạng thái là xuất hiện sườn dương của xung nhịp C. Nếu D = 0,  khi có sườn dương xung nhịp C thì Qn+1=0. Nêú D = 1, khi có sườn dương xung nhịp C thì Qn+1=1. 

Bảng chức năng:

Qn D Qn+1
0 0 0
0 1 1
1 0 0
1 1 1

  Từ bảng chức năng ta thấy trạng thái lối ra của FF – D luôn luôn tập trung tại giá trị của lối vào D mà không phụ thuộc vào giá trị của Qn là bao nhiêu.

Bảng điều kiện chuyển đổi:

    

D Qn Qn+1
0 0 0
0 1 0
1 0 1
1 1 1
Biểu đồ trạng thái:
Đồ thị dạng tín hiệu:

4.3.3. FLIP – FLOP T:

 

Định nghĩa: Là mạch điện có chức năng duy trì và chuyển đổi trạng thái tuỳ thuộc vào tín hiệu đầu vào T với điều kiện có xung nhịp C tác dụng.

 

Từ bộ FF – JK nếu ta đưa J = K = T khi đó ta có FF – T 

Phương trình: Phương trình của FF – JK là: Qn+1 + JQn + KQn

Khi cho J = K = T ta có: Qn+1 = TQn + TQn = T Å Qn

Điều kiện chuyển đổi là xuất hiện sườn Âm xung C.

Nếu T = 0 và có Sườn âm của xung C thì: Qn+1 = Qn, Duy trì trạng thái cũ.

Nếu T = 1 và có sườn âm xung của C thì Qn+1 = Qn, Chuyển đổi trạng thái.

Bảng chức năng: Bảng chức năng của FF – T có giá trị như sau:

Qn T Qn+1
0 0 0
0 1 1
1 0 1
1 1 0

  Điều kiện chuyển đổi trạng thái: 

Từ chức năng của FF – T ta suy ra điều kiện chuyển đổi trạng thái của FF – T như sau:

T Qn Qn+1
0 0 0
0 1 1
1 0 1
1 1 0

Biểu đồ chuyển đổi trạng thái của FF – T:

                   

Biểu đồ dạng tín hiệu:

 

4.3.4. FLIP – FLOP JK

 

Định nghĩa:

FF – JK là mạch điện có chức năng thiết lập các trạng thái 0 và 1, duy trì hoặc chuyển đổi trạng thái tuỳ thuộc vào các tín hiệu J, K và xung nhịp C. 

Phương trình: 

Phương trình đặc trưng của FF – JK có dạng như sau:

    Qn+1 = JQn + KQn

Điều kiện chuyển đổi trạng thái là phải có sườn âm của xung nhịp C.

Nếu có J=0, K = 0 và có sườn âm xung nhịp C thì giữ nguyên trạng thái.  Nếu có J=0, K = 1 và có sườn âm xung nhịp C thì Qn+1 = 0.                Nếu có J = 1, K = 0 và có sườn âm xung nhịp C thì Qn+1 = 1.              Nếu có J = 1, K = 1 và có sườn âm xung nhịp C thì chuyển đổi trạng thái khác.

Bảng chức năng:           

Qn J K Qn+1
0 0 0 0
0 0 1 0
0 1 0 1
0 1 1 1
1 0 0 1
1 0 1 0
1 1 0 1
1 1 1 0

Điều kiện chuyển đổi trạng thái của FF – JK:

Qn Qn+1 J K
0 0 0 X
0 1 1 X
1 0 X 1
1 1 X 0

 Biểu đồ chuyển đổi trạng thái của FF – JK:

Biểu đồ dạng tín hiệu:  

4.4.1. MỞ ĐẦU:

   Một thực tế là khi trong  một sản phẩm điện tử có nhiều loại FF khác nhau thì sẽ rất khó khăn cho việc sản xuất linh kiện, khó khăn cho sử dụng lúc thiết kế, sản xuất cũng như trong vận hành, do vậy nếu các FF mà có khả năng thay thế cho nhau được thì sẽ rất thuận lợi nhiều cho sản xuất công nghiệp cũng như sử dụng trong thực tế, giúp làm giảm giá thành các sản phẩm điện tử số và ứng dụng lại càng rộng rãi hơn. Trong phần này ta xem xét việc chuyển đổi lẫn nhau giữa các loại FF để mở rộng khả năng ứng dụng của nó trong thực tế.

  1. Các quan hệ chuyển đổi:

    Với 4 loại FF: RS, JK, D và T sẽ có 12 mối quan hệ chuyển đổi lẫn nhau. Các phép chuyển đổi này đuệoc mô tả ở sơ đồ sau đây:

                                                           

  2. Phương pháp chuyển đổi:

Để chuyển đổi từ một loại FF này (ta gọi nó là FF xuất phát) cho nó hoạt động với chức năng của một FF khác (ta gọi là FF đích) người ta thực hiện theo một nguyên lý chung đó là: Tìm một Bộ chuyển đổi thích hợp ghép thêm vào lối của FF xuất phát sao cho lối ra của nó có dược kết quả trùng với kết quả của FF đích. Do vậy, bài toánchuyển đổi giữa các FF trở thành bài toán đi tìm bộ chuyển thích hợp cho mỗi phép chuyển. Mỗi bộ chuyển sẽ là một mạch logic cho nên để đi tìm, ta phải xuất  phát từ những quan hệ logic của chúng. Sau đây ta lần lượt nghiên cứu từng bộ chuyển cho mỗi loại chuyển đổi giữa các loại FF.

  

4.4.2.CHUYỂN ĐỔI FF-JK THÀNH CÁC LOẠI FF-D, T, RS

Trong chuyển đổi này FF – JK được gọi là FF xuất phát và các FF – D; FF-T; FE – RS được gọi là các FF đích. Ta lần lượt xem xét từng phép chuyển này. 

Chuyển đổi từ FF – JK thành FF – D:

  •     Phương trình:FF xuất phát là FF – JK có phương trình là:

    Qn+1 = JQn + KQn (1)

    FF đích là FF – D có phương trình là: Qn+1 = D

    Để có được lối ra đồng nhất ta biến đổi:

    Qn+1 = D = D( Qn + Qn) = DQn + DQn

    So sánh với (1) để có được lối ra đồng nhất thì phải có:

    J = D  và K =D

    Đây cũng chính là phương trình logic của bộ chuyển đổi để biên FF – JK thành FF – D.

  • Mạch logic của Bộ chuyển:Từ phương trình của Bộ chuyển cho phép ta cấu trúc bộ chuyển như sau:

Chuyển đổi FF – JK thành FF – T:

  •     Phương trình:FF xuất phát FF-JK có phương trình là: Qn+1= JQn + KQn ( *)

    FF đích FF – T có phương trình là: Qn+1 = TQn + TQn

    Đồng nhất các lối ra của FF xuất phát và FF đích ta suy ra được:

    J = T, K = T Tức là: J = K = T

    Đây chính là phương trình logic của mạch chuyển FF-JK thành FF-T.

  • Cấu trúc bộ chuyển đổi:   

Chuyển đổi FF – JK thành FF – RS:

  • Phương trình:FF xuất phát FF-JK có phương trình là: Qn+1= JQn + KQn ( *)

    FF đích FF – RS có phương trình là: Qn+1 = S + RQn, RS=0

    Để có thể so sánh được các lối ra của FF xuất phát và FF đích ta biến đổi như sau:

    Qn+1 = S + RQn = S( Qn + Qn) + RQn

    = SQn + SQn + RQn

    =   SQn +  RQn + SQn( R + R)

    = SQn +  RQn + RSQn + RSQn

    = SQn + RQn + RSQn

    = SQn + RQn

    So sánh với (*) ta có: J = S, K = R

    Đó là phương trình Bộ chuyển đổi.

  • Cấu trúc Bộ chuyển đổi:Từ phương trình của Bộ chuyển mà ta vừa tìm được cho phép ta cấu trúc mạch chuyển như sau:

 

4.4.3.CHUYỂN ĐỔI FF-D THÀNH CÁC LOẠI FF-JF,RS,T:

Trong phép chuyển đổi này FF xuất phát từ FF-D và FF-JK, RS, T là những FF đích. Ta lần lượt xem xét các chuyển đổi này.

Chuyển đổi từ FF-D thành FF-JK:

Phương trình

FF xuất phát từ FF-D có phương trình là: Qn + l = D

FF đích là FF-JK có phương trình là:Qn + l = JQn + KQn

Để tìm phương trình cho bộ chuyển đổi ta cần so sánh hai lối ra và đặt :

          D = JQn + KQn

Đây chính là phương trình của bộ chuyển cho phép chuyền FF-D thành FF-JK

Cấu trúc mạch chuyển :

Từ phương trình ta có cấu trúc mạch chuyển như sau:

Chuyển đổi từ FF-D thành FF-RS, FF-T:

Phương trình:

FF xuất phát từ FF-D có phương trình : Qn + l = D + (**)

FF đích là FF-RS có phương trình là:  Qn + l = S + RQn  ;RS = 0

và FF-T có phương trình là : Qn + l = TQn + TQn = T Å Qn

So sánh các lối ra của FF xuất phát từ FF đích ta suy ra phương trình các bộ chuyển đổi là:

  • Chuyển từ FF-D thành FF-RS Phương trình chuyển là:

    D = S + RQn

  • Chuyển từ FF-D thành FF-T    Phương trình chuyển là:

      D = TQn + T Qn = T Å Qn

Cấu trúc mạch chuyển đổi :

Từ FF-D chuyển thành FF-RS:

Từ FF-D chuyển thành FF-T:

 

4.4.4.CHUYỂN ĐỔI FF-T THÀNH CÁC LOẠI FF-JK,RS,D:

Trong phép chuyển đổi này FF xuất phát từ FF-T và FF-JK,FF- RS,FF- T là những FF đích. Ta lần lượt xem xét các chuyển đổi này.

Chuyển đổi từ FF-T thành FF-JK:

Phương trình :

FF xuất phát từ FF-T có phương trình là:  

Qn + l = TQn + TQn = T Å Qn   (*)

FF đích là FF-JK có phương trình là:Qn + l = JQn + KQn

Để tìm phương trình cho bộ chuyển đổi ta cần so sánh hai đầu ra của FF:

          T Å Qn = JQn + KQn

Suy ra: T = ( JQn + KQn)  ÅQ

=

Suy ra :        T = ( JQn + KQn ) Å Qn

                      =

                      =                

                      =  

   =

T = JQn + KQn

Đây là phương trình của bộ chuyển cho phép chuyền FF-T thành FF-JK

Cấu trúc mạch của bộ chuyển đổi :

Từ phương trình ta có cấu trúc mạch chuyển như sau:

Chuyển đổi từ FF-T thành FF-D, FF-RS:

Phương trình:  

Cũng thực hiện tương tự như trên ta có phương trình thuật toán của các bộ chuyển đổi là:

Chuyển đổi từ FF-T thành FF-D có phương trình : T = D Å Qn

 Chuyển đổi từ FF-T thành FF-RS có phương trình là:T = SQn+RQn 

 

Cấu trúc mạch của bộ chuyển đổi :

Từ FF-T chuyển thành FF-D:

Từ FF-T chuyển thành FF-RS:

4.4.5.CHUYỂN ĐỔI FF-RS THÀNH CÁC LOẠI FF-JF,D,T:

Trong phép chuyển đổi này FF xuất phát từ FF- RS và FF-JK, D, T là những FF đích. Ta lần lượt xem xét các chuyển đổi này.

Chuyển đổi từ FF-RS thành FF-JK:

FF xuất phát từ FF-RS có phương trình là: Qn + l = S + SQn(***)

FF đích là FF-JK có phương trình là:Qn + l = JQn + KQn  

Phương trình :

So sánh đầu ra của 2 FF xuất phát và FF đích ta thu được:

S = JQn

R = K

Tuy nhiên hệ này thì khi J = K =1, và Qn = 0, lại có:

 R = K = 1

S = JQn = 1

Cho nên nó không thoả món phương trình điều kiện của FF-RS là RS =  0. Vì vậy để tìm phương trình chuyển đổi ta biến đổi như sau:

Từ phương trình đích ta có: Qn+1 = JQn + KQn 

Hay:     =JQn + KQnQn

Bõy giờ so sánh với phương trình (***)ta thu được phương trình chuyển đổi sẽ là:

S = JQn

R = KQn

Cấu trúc mạch của bộ chuyển đổi :

Từ phương trình ta có cấu trúc mạch chuyển như sau:

Chuyển đổi từ FF-RS thành FF-D, FF-T:

Phương trình:

FF xuất phát từ FF- RS có phương trình : 

Qn + l = S + RQn  (**)     

RS = 0

FF đích là FF-D có phương trình là: Qn + l = D

và FF-T có phương trình là : Qn + l = TQn + TQn = T Å Qn

Thực hiện các phép biến đổi tương tự trên ta thu được các phương trình các bộ chuyển đổi là:

  • Chuyển từ FF-RS thành FF-D Phương trình chuyển là:

    R = D

    S = D

  • Chuyển từ FF-RS thành FF-T    Phương trình chuyển là:

    R = TQn

    S = TQn

Cấu trúc mạch của bộ chuyển đổi :

Từ FF-RS chuyển thành FF-D:

Từ FF-RS chuyển thành FF-T:

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X
Thích Đang tải...

Có liên quan

Bài này đã được đăng trong Uncategorized. Đánh dấu đường dẫn tĩnh. Kỹ thuật số – Chương 3 Kỹ thuật số – Chương 5

Bình luận về bài viết này Hủy trả lời

Δ

  • Trang

    • About
Tạo một blog miễn phí với WordPress.com. Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách Cookie
  • Bình luận
  • Đăng lại
  • Theo dõi Đã theo dõi
    • Điện tử
    • Theo dõi ngay
    • Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
    • Điện tử
    • Tùy biến
    • Theo dõi Đã theo dõi
    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • URL rút gọn
    • Báo cáo nội dung
    • Xem toàn bộ bài viết
    • Quản lý theo dõi
    • Ẩn menu
%d Tạo trang giống vầy với WordPress.comHãy bắt đầu

Từ khóa » Với Ff-rs Có Bao Nhiêu Chức Năng Của R Và S để Có Thể Chuyển Từ Trạng Thái Qn Sang Qn+1