Kỹ Thuật Trồng đậu Cove Leo Giàn đơn Giản Cho Người Mới

Chào các bạn, đậu cove hay còn gọi là đậu xanh, đậu cô ve, đỗ cô ve là loại rau xanh rất tốt cho sức khỏe và được nhiều người yêu thích. Rất nhiều bạn cũng tìm hiểu để tận dụng những khoảng không gian trong nhà trồng loại đậu này. Trong bài viết này, NNO sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn để các bạn có thể tự trồng được loại đậu này tại nhà.

  • Tác hại của đậu cove bạn nên biết
  • Tác dụng của đậu cove
  • Đậu cove có mấy loại
  • Cách trồng cây dây nhện trong nước
  • Cách trồng hoa lài bằng phương pháp giâm cành
Kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn đơn giản cho người mới
Kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn

Kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn

1. Thời vụ gieo trồng đậu cove

Tuy đậu cove có thể trồng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng thời điểm thích hợp nhất để cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao là vào hai vụ sau:

  • Vụ đông xuân: gieo hạt từ tháng giêng đến tháng 3
  • Vụ hè thu: gieo hạt từ tháng 9, tháng 10

Trong kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn thì thời vụ gieo trồng cũng rất quan trọng quyết định khá nhiều đến tốc độ sinh trưởng của cây. Nếu thời tiết thuận lợi thì cây sẽ sinh trưởng tốt và cho nhiều quả.

Đậu cô ve
Kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn

2. Chuẩn bị để trồng đậu cô ve

Chuẩn bị vị trí trồng cây

Trong quá trình trồng cây, yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của cây, vì thế việc chọn nơi trồng thích hợp sẽ mang lại nhiều thuận lợi. Khi chọn nơi trồng, dù ở ngoài ruộng, trong vườn hay trên sân thượng, bạn cần chú ý đến yếu tố về ánh sáng và nước. Đây là một điểm quan trọng trong kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn.

Đậu cove leo là cây ưa sáng, nên bạn cần chọn nơi có điều kiện chiếu sáng khoảng 10 – 12 giờ/ngày. Nếu thiếu sáng, hoặc gieo trồng đậu dưới bóng râm, cây sinh trưởng phát triển kém, dẫn đến rụng nụ, rụng hoa, làm cho năng suất và chất lượng quả đậu giảm. Trong kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn các bạn cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề ánh sáng này.

Hệ rễ của đậu cove thuộc loại rễ cạn, ăn nông, nên nó rất mẫn cảm với khô cạn, nhưng cũng không thể chịu được ngập úng. Nếu thiếu hoặc thừa nước đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của cây. Nếu sinh trưởng trong điều kiện khô hạn, thiếu nước, cây sẽ bị còi cọc, rụng nụ, rụng hoa nhiều, tỉ lệ đậu quả thấp, hoặc quả nhỏ. Điều đó dẫn đến năng suất và chất lượng giảm rõ rệt.

Nếu sinh trưởng trong điều kiện dư thừa nước, rễ cây sẽ kém phát triển do đất bị dí chặt, độ tơi xốp của đất giảm, đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn nốt sần. Đặc biệt, thời kì ra hoa mà bị ngập úng, cây sẽ sinh sưởng kém, rễ cây bị bệnh hại xâm nhiễm. Cây thậm chí sẽ bị chết nếu bị ngập úng kéo dài.

Trồng đậu cove trên nóc cổng
Kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn

Chuẩn bị đất trồng và phân bón

Đậu cove leo là loại cây không kén đất nên có khả năng sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất. Tuy vậy, loại đất nhẹ tơi xốp, giàu chất hữu cơ là loại đất thích hợp nhất cho cây đậu phát triển. Nếu gieo trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa ven sông thì cây sẽ cho năng suất cao.

Trước khi gieo, đất trồng cần phải được cày cuốc, phơi nắng cho thoáng đất và hạn chế mầm bệnh, làm đất nhỏ, tơi xốp và sạch cỏ dại. Nếu trồng tại ruộng và vườn, bạn làm luống với kích thước rộng 1m, cao khoảng 0,25 – 0,3m và rãnh luống rộng khoảng 0,2 – 0,25m. Sau đó, làm 2 hàng trên mặt luống để gieo hạt, khoảng cách giữa hai hàng là 0,6 – 0,7 m.

Việc cung cấp dưỡng chất cho đất trước khi gieo trồng là bước không thể bỏ qua trong khâu chuẩn bị. Bạn cần tiến hành bón lót với phân hữu cơ hoai mục như phân trùn quế, phân bò, phân gà, kết hợp với phân vô cơ gồm lân, kali và NPK. Khi bón lót, bạn bón phân vào mặt luống ở độ sâu 7 – 10cm hoặc trộn đều với đất trước khi gieo trồng.

Phân trùn quế
Kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn

Lưu ý quan trọng truớc khi làm đất để trồng đậu cove:

  • Một trong những bí quyết để trồng đậu cove đuợc phát triển tốt, ít bị nấm bệnh, hạn chế tuyến trùng, sâu hại trong đất phá hoại mà ít bạn biết tới, đó là cần bổ sung lợi khuẩn nấm Trichodema vào đất trồng. Nấm Trichoderma là một loại nấm đối kháng có khả năng kiểm soát tất cả các loại nấm gây bệnh khác, giết được nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium.
  • Nấm Trichoderma còn tạo ra chất có hoạt tính tương tự như “thuốc kháng sinh”, có tác dụng kìm hãm sự tăng trưởng của các tác nhân gây bệnh đồng thời nó là một “ký sinh” giết chết các loài gây bệnh, tiết ra các enzyme phân hủy chúng. Nấm trichoderma sinh sản vô tính theo cấp số nhân, sinh trưởng mạnh mẽ với nhiệt độ từ 25 – 30 độ C, tồn tại trên môi trường thuận lợi khoảng 18 tháng. Có thể bị hủy diệt dưới ánh nắng kéo dài trong 2 giờ với nhiệt độ cao và trời mưa nhiều ngày.
  • Quan trọng là Nấm Trichoderma là đuợc sản xuất và sử dụng như là chất kiểm soát nấm bệnh sinh học. Do đó rất an toàn khi chúng ta làm đất cho đậu cove hay cây trồng khác.
  • Chúng ta mua chế phẩm sinh học nấm Trichoderma về, sau đó pha với nuớc theo tỉ lệ, rồi tuới lên đất trồng. Việc tuới và bổ sung nấm Trichoderma này nếu đuợc bộ sung trong quá trình trồng thì càng tốt, sẽ hạn chế đuợc nấm bệnh gây hại cho đậu Cove và các cây trồng khác.
  • Để mua loại nấm Trichoderma này, bạn có thể tìm mua trên mạng, hay các đại lý thuốc BVTV. Hoặc bạn cũng có thể đặt mua qua đuờng dẫn bên cạnh này:  nấm Trichoderma

Chuẩn bị hạt giống

Để hạt giống nảy mầm tốt và cây con khỏe mạnh thì bạn cần chọn hạt chắc mẩy, không bị nấm mốc, và mua hạt giống tại các công ty và cửa hàng bán hạt giống có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc các giống địa phương, giống cây bản địa đã được sản xuất và tiêu dùng. Bạn nên chọn những hạt giống có thời hạn sử dụng còn dài.

Kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn
Kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn

3. Gieo hạt đậu cove

Sau khi mua hạt giống, bạn có thể đem gieo trực tiếp vào đất hoặc tiến hành ủ hạt trước khi gieo, nhưng bạn nên xử lý hạt giống trước khi gieo để loại bỏ hạt xấu, giúp hạt nảy mầm nhanh hơn và cũng loại trừ một phần mầm bệnh. Hạt giống cần ngâm nước ấm (theo công thức 2 sôi 3 lạnh) trong thời gian từ 5 – 6 giờ, sau đó vớt ra đem ủ trong khăn ướt đến khi hạt nứt nanh rồi đem gieo.

Sau khi hạt nứt nanh, bạn gieo hạt đậu cove theo hốc trên hàng. Mỗi hốc cách nhau 20 – 25 cm, và gieo mỗi hốc 2 hạt, hạt cách hạt khoảng 5 – 7 cm. Khi cây con mọc được 2 – 3 lá thật, bạn tiến hành loại bỏ cây xấu.

Khi gieo, bạn chú ý điều chỉnh cho rốn hạt tiếp xúc với đất, như vậy hạt sẽ nảy mầm thuận lợi. Sau đó, dùng đất bột phủ một lớp dày khoảng 1 cm để che hạt, rồi tưới nhẹ nước cho ẩm đất, tránh tưới mạnh khiến chòi hạt giống.

Kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn
Kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn

4. Chăm sóc đậu cove

Chăm sóc cây là một khâu quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cây, và bạn cần phải làm trong suốt thời gian trồng cây. Đối với đậu cove leo, bạn cần nắm được kĩ thuật chăm sóc theo các ý dưới đây.

Tưới nước

Đậu cove leo không chịu được hạn hán cũng không chịu được ngập úng, và nhu cầu của cây đối với nước luôn thay đổi qua từng thời kì sinh trưởng. Chính vì thế, bạn cần cẩn thận lưu ý đến vấn đề tưới nước cho cây.

Sau khi gieo hạt xong, bạn cần tưới nước ngay bằng các dụng cụ tưới có vòi hoa sen để mặt đất ẩm đều và không bị lộ hạt giống. Khi nảy mầm, hạt cần khối lượng nước tương đương với khối lượng bản thân nên bạn chú ý tưới đủ nước để đảm bảo độ ẩm giúp hạt nảy mầm tốt. Bạn có thể tưới ngày 1 lần vào lúc sáng hoặc chiều mát đến khi các hạt nảy đều. Từ khi gieo hạt đến lúc cây đạt 5 – 6 lá thật, cần đảm bảo độ ẩm cho đất khoảng 80 – 85%. Khi cây bắt đầu leo giàn, do nó có bộ lá lớn, hệ số thoát nước cao nên cần phải thường xuyên giữ ẩm cho đất. Khi cây ra hoa, kết quả và hình thành hạt là những thời kì cây rất cần nước. Độ ẩm thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển trong phạm vi 70 – 80%. Việc thừa hoặc thiếu nước trong quá trình trồng cây đều ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng đậu cove. Đậu cove không chịu được ngập úng nên khi mưa to, cần tiêu nước kịp thời. Phải dùng nước sạch để tưới cây, không được dùng các nguồn nước đã bị ô nhiễm.

Kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn
Kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn

Bón phân

Tuy hệ rễ cây đậu có vi khuẩn nốt sần cộng sinh, có thể cố định đạm tự do trong khí trôi, nhưng thời kì đầu, nốt sần chưa phát triển, và nhìn chung, nốt sần của cây đậu không nhiều như các cây khác trong họ nên trong quá trình sinh trưởng vẫn phải tiến hành bón thúc cho cây.

Đậu cove cần bón thúc vào các thời ky cây ra 2 – 3 lá, 4 – 5 lá, cây ra hoa, quả rộ và sau khi thu hái quả đợt 1. Bón thúc cho cây bằng phân hữu cơ như phân trùn quế, phân gà, phân bò hoai mục, phân hữu cơ vi sinh hay phân vô cơ như lân, kali và NPK. Khi sử dụng phân vô cơ để bón cho đậu cove, bạn cần chú ý thời gian cách ly ít nhất là 10 ngày trước khi hái quả ăn.

Kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn
Kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn

Dọn cỏ, xới đất và làm giàn leo

Khi cây có 1 – 2 lá thì xới khắp mặt luống làm cho mặt đất tơi xốp, thông thoáng đồng thời giúp diệt trừ cỏ dại. Thời kỳ 2 – 3 lá, tiến hành xới lần 2, xới nông kết hợp làm cỏ và vun nhẹ vào gốc cây. Tiếp tục vun cao khi cây có 4 – 5 lá. Trong quá trình trồng đậu, cần đảm bảo làm sạch cỏ trên luống, dưới rãnh và xung quanh ruộng vườn để cỏ không cạnh tranh nước, ánh sáng và chất dinh dưỡng với cây đậu.

Khi cây xuất hiện tua cuốn, cần phải làm giàn kịp thời, không được chậm trễ để đậu cove có chỗ bám, leo lên đón ánh nắng mặt trời, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Có 4 cách làm giàn theo kiểu: chữ I; chữ A; chữ U; chữ X, trong đó giàn kiểu chữ U và chữ A phổ biến hơn do dễ thu hoạch và thuận tiện chăm sóc giàn đậu. Việc làm giàn leo chắc chắn sẽ giúp cho cây có chỗ leo tốt để sinh trưởng phát triển, và bạn cũng có thể tận dụng giàn để trồng những đợt sau.

Đậu cove
Kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn

Phòng trừ sâu bệnh

Trong quá trình chăm sóc đậu cove, nếu phòng trừ sâu bệnh tốt, cây phát triển khỏe mạnh sẽ góp phần tăng năng suất và chất lượng quả và hạt cho cây trồng. Đậu cove thường bị một số loại sâu bệnh gây hại như sâu xanh, sâu dòi đục quả, sâu cuốn lá, nhện đỏ, rệp, hay bệnh gỉ sắt, bệnh phấn trắng, bệnh lở cổ rễ, bệnh thán thư.

Bạn cần thường xuyên kiểm tra xem cây có bị sâu bệnh nào gây hại hay không để có biện pháp an toàn kịp thời, tránh sâu bệnh phá hoại trên diện rộng. Việc phòng trừ sâu bệnh trên cây đậu cần thực hành nghiêm ngặt chương trình phòng trừ tổng hợp như sử dụng giống khỏe, bón phân cân đối, tưới tiêu khoa học với thực hành luân canh triệt để, vệ sinh ruộng vườn. Khi cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu bệnh gây hại thì bạn cần sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc, đúng nồng độ – liều lượng, đúng lúc và đúng cách. Sau khi sử dụng thuốc hóa học, bạn cần đảm bảo thời gian cách ly theo quy định cho cây để sản phẩm an toàn cho người sử dụng.

Đậu cove
Kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn

5. Thu hoạch đậu cove

Trong vụ đông xuân, đậu cove trồng được khoảng 50 – 60 ngày sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên, còn vụ hè thu sẽ cho thu hoạch muộn hơn 10 ngày. Hái quả đủ độ chín nhưng không già, khi quả chuyển từ màu xanh đậm sang xanh nhạt và thấy rõ vết hạt ở thân quả. Vào thời điểm rộ thu, nên thu hái vào lúc sáng sớm để đảm bảo dinh dưỡng cho quả.

Đậu cove
Kỹ thuật trồng đậu cove leo giàn

Với kỹ thuật trồng đậu cove trên, các bạn có thể dễ dàng tận dụng một số khoảng không gian phù hợp ở nhà để trồng loại đậu này. Nếu bạn không thể làm giàn cho đậu cove thì có thể trồng loại đậu cove lùn sẽ phù hợp hơn. Tất nhiên, nhiều người đánh giá đậu cove leo giàn vẫn cho quả ăn ngon hơn nên nhiều người thích trồng loại đậu này hơn.

Trong quá trình trồng và chăm sóc đậu Cove, nếu bị các vấn đề về bệnh cho cây, hay sâu hại, bạn có thể gọi về cho số: 0969.64.73.79 hoặc truy cập vào website: sieuthiphanthuoc.org  để gặp kỹ sư nông nghiệp và đuợc tư vấn miễn phí nhé.

Chúc các bạn có một vuờn đậu Cove thật bội thu nhé.

Tags: Cây đậu cove

Từ khóa » Cây đỗ đen Có Leo Không