Kỹ Thuật Trồng Rừng Tràm
Có thể bạn quan tâm
1. Kỹ thuật xử lý thực bì
* Thực bì có thể chia làm 2 loại: + Loại 1: thành phần thảm thực vật chủ yếu là cỏ năng, cỏ ống, cỏ mồm, cỏ bàng. Loại này có thể xử lý hoặc không xứ lý. + Loại 2: thành phần chủ yếu là cây mua, tràm gió, dây chọi và một số dây leo cây bụi khác. Loại 2 nên xử lý trước khi làm đất. * Về xử lý thực bì có 3 cách: + Thủ công: phát dọn toàn diện cỏ dại và cây bụi, gom lại và đốt. Nên tiến hành phát dọn vào đầu mùa khô, khoảng tháng 2 – 3. + Xử lý bằng cơ giới: có thể sử dụng máy kéo có bánh lồng trục đất vào mùa nước rút khi mực nước ngập ngoài hiện trường còn khoảng 0,4 – 0,6m để nhấn chìm thực bì trong đất. + Kết hợp thủ công và cơ giới: sau khi phát đốt thực bì, sử dụng máy cày để cày lật đất từ 1 – 2 lần vào tháng 4 – 5.
2. Làm đất: có 2 cách làm đất
Lên líp nhẹ: tạo líp rộng 4 m; cao từ 0,2m – 0,3m; mương rộng tối đa 1,3m; có thể lên líp bằng thủ công hoặc bằng cơ giới tùy theo điều kiện sẵn có. Không lên líp: tận dụng mặt đất tự nhiên, tạo hệ thống rãnh thoát nước sâu 0,5m, rộng 1,5m; các rãnh mương cách nhau 10 – 15 m.
II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Mùa trồng rừng
+ Đối với cây con có túi bầu: tháng 5-6 hoặc tháng 11-12. + Đối với những cây rễ trần: tháng 6-7 hoặc tháng 11 – 12. Trường hợp trồng sau mùa lũ, cần phải nhổ cây con khỏi vườn ươm và giâm cây trong nước sạch 7 – 10 ngày trước khi trồng để cây ra rễ con.
2. Kỹ thuật chọn cây con
- Cây rễ trần (tràm ta): cây cao 0,8-1m, đường kính cổ rễ >1cm, hệ rễ phát triển tốt, cây không bị cụt ngọn, tuổi cây 9 tháng - 1 năm. Trước khi trồng nhất thiết phải ngâm trong nước chảy, có mái che khoảng 7-10 ngày cho hệ rễ mới sinh phát triển dài 2-3cm. - Cây ươm trong túi bầu (tràm Úc): cây cao tối thiểu 30 cm, thân đã hoá gỗ, đường kính cổ rễ > 4mm, tuổi cây 2 tháng trở lên.
3. Mật độ trồng
- Đối với tràm ta: 20.000 – 30.000 cây/ha - Đối với tràm Úc: 10.000 cây/ha - 15.000 cây/ha
4. Kỹ thuật trồng
Trước khi trồng cần phải tạo lỗ có đường kính rộng 7 – 10cm, sâu 15- 20cm (dùng nọc hay bay để tạo lỗ) đối với vùng đất mềm. Còn những vùng đất khác thì nên đào hố kích thước 20 x 20 x 20 cm. Trồng xong phải giậm nhẹ xung quanh hố để cây đứng và rễ cây tiếp xúc với đất.
5. Chăm sóc
- Sau khi trồng 15 – 20 ngày, kiểm tra thấy tỷ lệ cây sống < 80%, thì phải trồng dặm. - Nếu trồng tràm để lấy gỗ thì không cần phải làm cỏ vun đất trong 2 – 3 năm đầu. - Khi rừng đã định hình (trên 3 năm), có thể phát dây leo, cây bụi, tỉa cành thấp tạo cho thân chính sinh trưởng. - Phòng chống sâu bệnh + Có khoảng 12 loài côn trùng gây hại chủ yếu cho cây, nhất là Xén tóc đục thân, nhóm sâu hại ngọn tràm non, sâu cuốn lá tràm. Ngoài việc trồng hỗn giao, chú ý chăm sóc để cây có sức đề kháng cao. + Phòng chống chuột: ngoài rừng nên phát sạch cỏ, cây bụi, những nơi trú ngụ của chuột xung quanh rừng. Nên kết hợp các biện pháp: cơ học, hoá học, sinh học để phòng chống chuột.
Từ khóa » Trồng Cây Cừ Tràm
-
Tìm Hiểu Về Cây Cừ Tràm Và Những ứng Dụng Của Chúng Trong đời Sống
-
Tất Tần Tật Những điều Cần Biết Về Cây Cừ Tràm
-
Giá Cây Tràm Cừ Giống - Làm Giàu Từ Trồng Cây Tràm Cừ
-
Kỹ Thuật Trồng Tràm Ta - Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam
-
Tìm Hiểu Về Các Loại Cây Tràm Và Cách Phân Biệt
-
Tất Tần Tật Những điều Cần Biết Về Cây Cừ Tràm - Dolatrees
-
Cây Tràm - Đặc điểm, Phân Loại, Cách Trồng Rừng Tràm
-
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ TRỒNG CÂY TRÀM CỪ - TaiLieu.VN
-
Đời Sống đi Lên Nhờ Cừ Tràm | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Cây Tràm Là Cây Gì? Tìm Hiểu Về Các Loại Cây Tràm Tại Nước Ta
-
Xem Những Công Dụng Của Cừ Tràm Trong Xây Dựng Và đời Sống Con ...
-
Cừ Tràm Dùng để Làm Gì ? Những Tác Dụng Của Cừ Tràm Không Phải ...