Tất Tần Tật Những điều Cần Biết Về Cây Cừ Tràm
Có thể bạn quan tâm
Cây tràm là gì?
Cây tràm hay còn có tên gọi khác là Tràm cừ có tên khoa học là Melaleuca cajuputy Powell. Còn gọi là tràm Cajuputi, tràm ta, khuynh diệp. Là giống cây trồng thuộc họ thực vật sim. Cây tràm mang tính ấm, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đa dạng như thi công. Đóng cọc, làm móng trong xây dựng, điêu khắc, đốt than. Đặc biệt, tinh dầu tràm được ứng dụng trong y học cổ truyền, sử dụng làm ấm cơ thể, xông hơi, tắm rửa cho người lớn tuổi, phụ nữ sau sinh, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ…
- Vựa cừ tràm giá rẻ tại Bà Rịa – Vũng Tàu
- Giá cừ tràm tại Tây Ninh, Bình Phước hiện nay bao nhiêu tiền 1 cây?
- Kết hợp giữa cọc cừ tràm và cót tre để thiết kế nhà mát trên sông
- Thiết kế nhà chòi bằng cọc cừ tràm tại khu du lịch sinh thái ven sông
- Đất phèn sẽ không chỉ có mỗi cừ tràm
Về hình thái cây cừ tràm
Là loại cây gỗ nhỏ hay trung bình, thường xanh, cao 10-15m, có cây cao đến 20-25m và đường kính của tràm có thể đạt tới 50-60cm. Đôi khi là cây bụi, cao 0,5-2m, nếu cây tràm được mọc ở nơi có đất khô hạn, cằn cỗi thì thân tràm thường không được thẳng, có vỏ ngoài mỏng và xốp, có màu trắng xám, thường bong thành nhiều lớp.
Rễ phát triển mạnh, lá đơn mọc so le nhau,phiến lá có hình trái xoan hoặc hình mác, đầu lá nhọn hoặc tù, gốc cây tròn hoặc hơi hình nêm, lúc non thì có lông hơi màu trắng bạc ,sau nhẵn màu xanh lục, có hình cung, cuống lá ngắn và có lông.
Cụm hoa bông thì mọc ở đầu cành hoặc nách lá. Hoa nhỏ màu trắng ,trắng xanh nhạt trắng vàng nhạt hoặc trắng kem, đài hợp ở gốc thành hình ống trụ hay hình trứng.
Tràm là 1 trong 10 loài thuộc chi tràm. Ở nước ta có 2 dạng tràm
- Tràm đồi: hay còn gọi là tràm gió , cây bụi nhỏ, cao 0,5-2,7m được phân bố chủ yếu ở các vùng có đất đai cằn cỗi, trên các đồi núi thấp vùng nội địa hay ven biển. Có hàm lượng tinh dầu trong lá cao.
- Tràm cừ hay là cây gỗ: cao 10-20cm mọc trên đất phèn ngập nước chủ yếu ở Đồng tháp mười bao gồm các tỉnh long an, đồng tháp, an giang, kiên giang và cà mau. Hàm lượng tinh dầu trong lá thấp hơn
Địa điểm phân bố cây tràm
Ở nước ta thì phân bố rộng rãi như Bắc kan, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Quảng Nam, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Quảng Trị, Nghệ An, Hải Dương. Và còn được phân bố rộng ở các nước khác trên thế giới.
Tràm là loài cây lâu năm ưa sống ngoài sáng và có bộ tán thưa. Trong tự nhiên, tràm phát tán, tái sinh từ hạt, từ gốc hoặc rễ, tràm có tốc độ tăng trưởng khá là nhanh. Với điều kiện ở nước ta thì tràm sẽ ra hoa vào khoảng 2-3 năm tuổi
Công dụng của mỗi bộ phận cây cừ tràm
Thân cây tràm
Thân cây tràm chắc chắn là bộ phận giá trị nhất của loài cây lâm nghiệp. Gỗ cừ tràm đặc biệt được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng. Đó là để đóng cọc gia cố nền đất yếu. Điều này nhờ khả năng chịu lực cũng như không bị mố mọt hay côn trùng gì làm tổn hại được trong môi trường nước. Ngoài ra nó còn có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất những sản phẩm gia dụng đơn giản. Khi phân tích cụ thể gỗ cừ tràm chúng ta thu được những thông tin cụ thể sau. Khối lượng riêng ở mức trung bình, dao động từ 685-690 kg/m3. Lực chịu nén dọc ở mức trung bình khá 1750 kg/cm2.
Đối với rừng cừ tràm có nhiều chất hữu cơ trong đất. Có sự thúc đẩy sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí trong đất. Cên chính là môi trường hoàn hảo cho các loài tảo, phù du. Các sinh vật nhuyễn thể là nguồn thức ăn cho các loài cá. Vì thế ngoài gỗ cừ tràm thì nguồn lợi thủy sản mang lại của những cánh rừng này là không nhỏ.
Rừng cừ tràm còn khiến cho những cơn sóng dữ tấn xông đê biển trở nên êm đềm nhẹ nhàng hơn. Sóng có lớn tới đâu khi gặp rừng tràm. Thì sẽ không uy hiếp được những con đê biển nữa. Trong những năm gần đây du lịch sinh thái cũng là một hướng đi của những cánh rừng tràm. Không khí trong lành, nhiều trò chơi hoạt động sinh thái được tạo ra. Đã thu hút một lượng không nhỏ khách du lịch tới rừng tràm.
Vỏ và lá cây tràm
Cây cừ tràm có vỏ cấu tạo từng lớp mỏng chứa 2 chất là oxalate và carbonate vôi giữa các lớp nên tạo khả năng cách nhiệt tốt. Ở đất nước Australia được áp dụng để làm vật liệu cách nhiệt. Theo số liệu phân tích của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thì trong lá tươi cây cừ tràm có chứa 0,5-0,8 % tinh dầu. Dầu tràm ở thể lỏng trong màu xanh lục nhạt, thơm nhưng hơi chua. Trọng lượng riêng ở mức 0,926. Do nhờ có chất Cajeputol có tính sát trùng nên được sử dụng làm thuốc trị bệnh đường hô hấp. Ngoài ra sản xuất dầu thơm người ta cũng sử dụng tinh dầu cừ tràm khá nhiều.
Thành phần hoá học
Theo như thông tin chúng tôi được biết thì Lá tươi của dạng tràm đồi thường chứa (0,3-(0,5-0,8(-1,2%) tinh dầu. Trong đó có thành phần cineol là chính. Các hợp chất khác có hàm lượng không đáng kể.
Than của cây cừ tràm
Như tất cả chúng ta đều biết thì than cừ tràm dùng để làm chất đốt rất tốt. Ngoài ra than của loài cây lâm nghiệp này còn có rất nhiều công dụng hữu ích khác. Đầu tiên phải kể đến tính năng cải tạo đất.
- Than có tính kiềm nên có khả năng trong trung hòa đất phèn.
- Than có khả năng chứa một lượng nước và không khí thích hợp nên khi trộn than với đất theo một tỉ lệ thích hợp. Thì sẽ cải thiện được khả năng thông khí và thoát nước của đất.
- Trên bề mặt của than cừ tràm có rất nhiều lỗ nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. Đó là nơi cư trú của các vi sinh vật trong đất. Các vi sinh vật này sẽ phân giải các chất hữu cơ có trong đất để cây có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng tốt hơn. Theo kinh nghiệm thì nghiền bột than thành bột nhỏ sẽ cho hiệu quả cao hơn.
Công dụng tiếp theo của than cừ tràm sẽ là cải tạo nước. Cũng nhờ những lỗ nhỏ giữ được nhiều loại vật chất bẩn cặn. Nên có tác dụng làm sạch chất độc hại và mùi khó chịu trong nước. Hơn nữa trong than ngoài ca bon còn có nhiều khoáng chất khác. Các chất này hòa tan trong nước sẽ tạo ra một loại nước uống ngon hơn. Để cải tạo nước theo cách này càn sử dụng loại than cứng không vỡ.
Than cừ tràm có khả năng thu giữ nhiều chất nên có tac dụng khử mùi. Ví dụ khi cho than vào tủ lạnh thì sẽ hút được các mùi khó chịu từ các loại thực phẩm. Hay các mùi ảm khó chịu trong đôi giày của bạn cũng sẽ được giải quyết bằng loại than này. Thêm một tính năng nữa là thu giữ khí etylen mà hoa quả chín phát ra. Điều này giúp cho hoa quả chín chậm hơn và đặc biệt rất phù hợp với táo, lê, chuối.
Cây tràm về giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn
Có 2 loại diện tích rừng tràm lớn nhất. Chỉ riêng vùng Đồng Tháp Mười, cà mau, kiên giang đã có khoảng 100.000 ha rừng tràm tự nhiên. Ở miền trung diện tích rừng tràm cũng lên đến hàng chục ha rừng tràm. Hằng năm con người chúng ta cũng đã và đang khai thác và chưng cất được khá nhiều tinh dầu tràm. Khu rừng tràm vừa cung cấp các sản phẩm kinh tế cao( gỗ, tinh dầu, mật ong) và là nơi cư trú của các động vật quý hiếm giữ vai trò cân bằng và bảo vệ môi trường . Nói ngắn gọn hơn thì tràm là 1 cây đa tác dụng.
Kĩ thuật trồng cây cừ tràm đạt hiệu quả cao
Như tất cả chúng ta đều biết cây cừ tràm là một cây lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Nhờ có nhiều ứng dụng trong đời sống đặc biệt là khả năng gia cố nền đất yếu trong lĩnh vực xây dựng. Do đó loại cây này đang bị khai thác quá mức ở trong tự nhiên. Chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ nơi có mật độ rừng tràm lớn nhất cả nước. Nhận thức được điều đó, trong những năm gần đây đã có nhiều dự án đầu tư để phục hồi lại rừng cừ tràm tự nhiên. Điều này đòi hỏi cần có kĩ thuật trồng để đạt hiệu quả cao nhất và bài viết sau đây sẽ đi sâu bàn luận về vấn đề này.
Cây cừ tràm thích hợp với loại đất nào
Cũng dễ hiểu khi cây tràm phân bố chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ. Nơi có diện tích đất phèn lớn phù hợp với thổ nhưỡng để cho cây cừ tràm sinh sống và phát triển. Và thích hợp nhất là đất có độ phèn vừa phải, có nhiều sét dẻo và độ dính cao. Trên thực tế nhờ điều kiện đất đai phù hợp cho cây cừ tràm sinh sôi phát triển. Tại khu vực các tỉnh như Kiên Giang, An Giang, thành phố Cần Thơ,… có khá nhiều rừng tràm lớn. Vừa bảo vệ môi trường vừa là khu du lịch sinh thái mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên sau khi lựa chọn được khu vực đất trồng cây tràm thì phải tiến hành làm đất. Có 2 phương pháp đang được áp dụng rộng rãi hiện nay đó là lên líp và không lên líp. Nhưng cả 2 trước hết đều phải phát dọn thực bì trên mặt đất, đốt rồi tiến hành đưa máy cày vào xới đấy lên. Sau khi xong công đoạn này, thì thu dọn các loại rác thải trôi nổi trên mặt nước. Nếu tiến hành lên lip thì cây cừ tràm sau này sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn bởi nó có tác dụng rửa phèn và chống ngập lụt. Điều này tất nhiên đồng nghĩa với việc chi phí trồng rừng cừ tràm sẽ tăng lên đáng kể.
Mật độ và cách trồng cây cừ tràm
Tại vùng Tây Nam Bộ nổi tiếng với mùa nước nổi khi nước trên sông Mê Công đổ về với lưu lượng lớn. Dựa vào quy luật tự nhiên này mà sẽ có 2 thời điểm để trồng cây cừ tràm. Thời điểm đầu tiên là trước mùa lũ vào khoảng tháng 5-6. Và thời điểm còn lại là vào tháng 11-12, thời điểm nước lũ đã rút ra biển hết. Nắm vững 2 thời điểm trồng cừ tràm sẽ giúp cân đối thời gian làm đất, chuẩn bị cây giống sao cho chu đáo nhất.
Mật độ cây tràm khi trồng rừng
Đối với trồng rừng mật độ khuyến cáo mà các kĩ sư lâm nghiệp đưa ra là 30,000-40,000 cây/ha. Với kích thước hố trồng là 0,5 x 0,5 m hoặc 0,7 x 0,5 m. Và sau một thời gian sinh trưởng khoảng vài năm thì tiến hành tỉa. Loại bỏ cây cừ tràm cong, xấu, phát triển chậm. Để mật độ còn lại khoảng 10,000 – 15,000 cây/ha là hợp lí nhất.
Trồng cây cừ tràm có 2 loại giống và có cách trồng khác nhau. Đối với cây rễ trần thì sau khi nhổ cây ra khỏi vườn ươm. Thì tiến hành ngâm nước sạch từ 7-10 ngày trước khi thời điểm đồng loạt xuống giống. Điều này là để cừ tràm non ra rễ con. Tạo điều kiện thuận lợi cho cây hấp thụ chất dinh dưỡng vac phát triển sau này. Cách trồng thì khá đơn giản. Chú ý cầm cây cừ tràm ở phần gốc gần rễ cây rồi cắm xuống đất sâu khoảng 8-10 cm. Và nhớ nén đất ở gốc cây để giúp cây đứng vững không bị nghiêng đổ khi chịu tác động của yếu tố ngoại cảnh.
Còn với cây cừ tràm trong bầu thì trước khi trồng phải tiến hành tạo lỗ để chứa cây. Phương pháp thường dùng là sử dụng cây nọc gỗ có đường kính 7-10 cm. Và tác dụng lực vào nó sao cho lỗ có độ sâu khoảng 15-20 cm. Công việc còn lại chỉ là xé bỏ túi bầu, đặt cây cừ tràm vào hố và tiến hành lấp đất lại.
Quá trình chăm sóc cây cừ tràm
Sau khi hoàn tất các công đoạn nói trên thì tiếp theo sẽ là quá trình chăm sóc cây cừ tràm. Quá trình này chia ra thành 3 giai đoạn cơ bản. Mỗi giai đoan tương ứng với chu kì sinh trưởng khác nhau của loài cây này. Đầu tiên ngay sau khi trồng cây cừ tràm được 10-20 ngày thì tiến hành kiểm tra tỉ lệ sống của cây. Công việc này có ý ngỡ rất quan trọng. Nếu qua khảo sat thấy cây chết nhiều hơn 20% tổng số cây trồng. Thì ngay lập lức trồng dặm, trồng bổ sung.
Giai đoạn 2 là vào mùa khô của năm thứ nhất tiến hành làm cỏ và bón phân NPK cho cây cừ tràm. Liều lượng khoảng 75-100 kg NPK trên mỗi ha. Và giai đoạn cuối cùng là sang năm thứ hai. Thì chỉ cần làm cỏ và tỉa bỏ đi những cây còi cọc, phát triển kém. Chú ý trong thời kì này phải ngăn chặn không cho trâu bò vào khá ăn lá cây cừ tràm.
Những loại cây tràm ở nước ta hiện nay
Tại địa bàn nước ta, cây tràm hiện đang có hơn 10 loại khác nhau. Mỗi loại có những công dụng đặc thù khác nhau, phát triển trong những môi trường khác nhau.
Cừ tràm nước ( cây tràm cừ )
Đây là loại có trữ lượng lớn nhất trong những loại cừ tràm tại nước ta. Theo tìm hiểu thì 1767 là năm các nhà khoa học phát hiện ra loài này. Trong những năm thực dân pháp đô hộ. Cây tràm được dùng nhiều trong các công trình kiến trúc tại TPHCM và vẫn được sử dụng cho tới ngày hôm nay.
Đặc điểm: Loại này có khả năng chịu nước mặn cao, sống được ở những nơi có độ Ph 3,5 – 6. Thời gian sinh trưởng ngắn trong khoảng 2 – 3 năm có thể thu hoạch. Đường kính thân cây có thể đạt từ 6cm – đến 12cm, thân thẳng và rất dẻo dai.
Công dụng: Là loại vật liệu chính trong thi công gia cố nền đất, nguyên liệu có mức chi phí rẻ nhưng đem lại hiệu quả rất cao. Những thân cây tràm có thể tồn tại dưới lòng đất hàng chục năm. Các công trình thường dùng cừ tràm là: Gia cố nhà dân, kè mương nước, sông.
Cây tràm gió
Tràm gió có tên khoa học là Melaleuca cajuputi subsp cumingiana ( Turcz. ) Barlow. Loại tràm này được khai thác lấy tinh dầu là chính. Đây là một loại dược liệu phù hợp với khả năng chống khuẩn, nấm và khử trùng. Khi sử dụng tinh dầu tràm quý khách hàng có thể đánh giá là liệu pháp chăm sóc và làm đẹp cơ thể an toàn. Mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống hằng ngày đã được khoa học chứng minh.
Đặc điểm cây tràm gió: Cây tràm gió có chiều cao vượt trội,thấp nhất cũng trên 5m. Hoa của loài này có màu trắng và hình trụ. Loài hoa này ở vào tháng 2 và tháng 12 trong năm, hoa mọc thành cụm dài từ 2 đến 12 tháng.
Công dụng: Thân gỗ của loại tràm gió này cũng được dùng trong thi công xây dựng công trình. TInh dầu từ loại tràm gió này rất chất lượng, tinh dầu rất tốt cho sức khỏe, điều trị bệnh đường hô hấp, tuyến mồ hôi, giảm đau,…
Cây tràm trà ( cây tràm trà úc )
Melaleuca alternifolia – Đây là tên khoa học của cây tràm trà. Loại cây này được tìm thấy bởi các nhà khoa học năm 1924. Là, hoa, quả đều có hình dáng tương đồng như những cây tràm khác.
Đặc điểm của tràm trà ( cây tràm trà úc ): Có chiều cao trung bình đật từ 2m – 30m., Lá cây có màu xanh lục sẫm. Hoa và quả mọc dày với nhau, quả có nhiều nang chứa rất nhiều hạt nhỏ. Cây tràm phát triển rất tốt trong môi trường ẩm ướt và thiếu ánh sáng.
Công dụng của tràm trà: Cây tràm trà Úc Việt Nam được sử dụng như một liệu pháp chữa ho, cảm lạnh, trị đau bụng, lành vết thương,… Đặc tính sát khuẩn cao nên điều trị nấm, mụn trứng cá, bệnh ngoài da rất tốt.
Cây tràm bông vàng
Loại tràm khi ra hoa có màu màu, khác biệt so với những loại tràm thông thường ra hoa màu trắng. Tại các khu du lịch sinh thái, loại cây này được trồng khá nhiều. Thu hút rất nhiều khách du lịch. Theo dân địa phương thì cây tràm bông vàng còn có tên gọi khác là keo lá tràm.
Đặc điểm cây tràm bông vàng: Đây là loài cây thân gỗ lớn chiều cao hơn 10m với đặc điểm phân cành thấp và tán rộng. Loại này có thể chịu được thời tiết khô hạn và mọc dày đặc trong khu vực. Phần lá và hoa có phần khác so với những loài khác. Lá có dạng cong, dài từ 3 – 4 cm. Quả thì có kiểu xoắn, đen và rốn hạt tương đối dài.
Công dụng: Một loại cây có đặc điểm sinh thái phù hợp trong ngành du lịch. Với những cánh rừng tràm mọc san sát khi ra hoa sẽ tạo nên một khu thu hút rất đông khách du lịch. Qua đó kết hợp sản xuất những vật dụng liên quan đến cây tràm.
Cây tràm bông đỏ ( Tràm liễu )
Callistemon Citrinus – đây là một loài tràm có đặc điểm nổi bật nhất trong hệ thống loài. Có màu sắc đỏ tươi tắn, phù hợp trong ngành trồng cây cảnh.
Đặc điểm: Tràm bông đỏ có chiều cao chỉ dưới 5m. Phần tán lá phát tự nhiên và rủ xuống mặt đất. Bông có màu đỏ và chùm dài rất rực rỡ. Hoa mang mùi thơm thoang thoảng của tinh dầu tràm
Công dụng: Với hình dáng bề ngoài bắt mắt nên được trồng nhiều tại những khu vườn hoa, nghỉ mát,…Gỗ tràm cũng có thể được dùng trong chế tác mỹ nghệ và các vật dụng gỗ khác.
Cây tràm đất ( cây tràm bầu )
Cây tràm đất còn hay được gọi là tràm bầu, tùy thuộc vào vùng có loại cây này mà đặt tên cho dễ phân biệt. Đây hiện là loại tràm có ít thông tin về nó trước, thường mọc tại các sườn núi,…
Đặc điểm: Tràm đất có kích thước thân cây nhỏ chỉ cao từ 2 – 3 m. Hoa của loài này rất mảnh, quả hình trái xoan. Và ra hoa vào thời điểm tháng 7 – 9.
Công dụng: Phần thân gỗ được sử dụng vào đồ mỹ nghệ, gồ gỗ gia dụng là chính.
Lời kết
Có thể thấy cây cừ tràm là một loại cây lâm nghiệp có nhiều ứng dụng trong đời sống chính ta. Từ rễ, lá, thân đều có cho mình những chức năng riêng để phục vụ đời sống con người tốt hơn. Ngoài ra than cừ tràm cũng có nhiều tính năng vượt trội bên cạnh khả năng cung cấp nhiệt.
Như đã đề cập ở phần đầu bài viết. Giá cừ tràm hiện nay còn bếp bênh khiến kinh tế của người dân trồng loài cây lâm nghiệp này chưa thực sự bền vững. Vì vậy cần có sự vào cuộc của chính quyền trong khâu tăng năng suất trồng cừ tràm. Cũng như liên kết với các nơi tiêu thụ để đời sống bà con cải thiện hơn trong thời gian tới.
2/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Trồng Cây Cừ Tràm
-
Tìm Hiểu Về Cây Cừ Tràm Và Những ứng Dụng Của Chúng Trong đời Sống
-
Giá Cây Tràm Cừ Giống - Làm Giàu Từ Trồng Cây Tràm Cừ
-
Kỹ Thuật Trồng Tràm Ta - Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam
-
Tìm Hiểu Về Các Loại Cây Tràm Và Cách Phân Biệt
-
Tất Tần Tật Những điều Cần Biết Về Cây Cừ Tràm - Dolatrees
-
Cây Tràm - Đặc điểm, Phân Loại, Cách Trồng Rừng Tràm
-
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ TRỒNG CÂY TRÀM CỪ - TaiLieu.VN
-
Đời Sống đi Lên Nhờ Cừ Tràm | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Cây Tràm Là Cây Gì? Tìm Hiểu Về Các Loại Cây Tràm Tại Nước Ta
-
Xem Những Công Dụng Của Cừ Tràm Trong Xây Dựng Và đời Sống Con ...
-
Kỹ Thuật Trồng Rừng Tràm
-
Cừ Tràm Dùng để Làm Gì ? Những Tác Dụng Của Cừ Tràm Không Phải ...