Kỳ Tích Trị Thuỷ độc Nhất Vô Nhị Trên Thế Giới Của Người Hà Lan
Có thể bạn quan tâm
ThienNhien.Net – Cuộc chiến trị thủy kéo dài nhiều thế kỷ để đến hôm nay đất nước Hà Lan đã có một hệ thống đê biển hiện đại nhất thế giới.
Nằm ở phía Tây Bắc châu Âu, Hà Lan được biết đến như một vùng châu thổ với khoảng 2/3 diện tích thấp hơn mực nước biển. Bản thân tên nước Hà Lan (Nederland – tiếng Hà Lan, The Netherlands – tiếng Anh) cũng có nghĩa là “những vùng đất thấp”, điểm trũng nhất của nước này là -6,76 m so với mực nước biển.
Từ xa xưa, để “chiến đấu” với giặc nước, gìn giữ mảnh đất của mình, người Hà Lan đắp đê ngăn biển và dùng cối xay gió để bơm thoát nước. Cuộc chiến ấy kéo dài nhiều thế kỷ để đến hôm nay đất nước này đã có một hệ thống đê biển hiện đại nhất thế giới.
2 công trình trị thủy vĩ đại
Bí quyết để dẫn đến thành công chính trên là hai công trình quan trọng Zuiderzeewerken (Zuiderzee Works) – hệ thống các đập và các công trình thoát nước ở khu vực Tây Bắc, và Deltawerken (Delta Works) – hệ thống đê biển khổng lồ ở khu vực Tây Nam Hà Lan.
Công trình Zuiderzeewerken với rất nhiều hạng mục quan trọng được xây dựng từ năm 1920 – 1975, trong đó quan trọng nhất là con đập có tên Afsluitdijk ở Zuiderzee (vốn là vùng của Biển Bắc ăn sâu vào đất liền thông qua một cửa hẹp), được xây dựng vào năm 1932 – 1933 – công trình minh chứng cho khát vọng và khả năng chinh phục thiên nhiên của con người.
Đê Afsluitdijk được xây thẳng như một chiếc thước kẻ trên mặt biển, trên mặt đê có 4 làn xe chạy, “tách” Zuiderzee ra khỏi Biển Bắc, biển Zuider đã bị xóa sổ và thay bằng hồ nước ngọt Ijsselmeer rộng 1.100 km2. Công trình Zuiderzeewerken giúp Hà Lan có thêm 1.650 km2. Các làng mạc và đô thị lớn nhỏ bắt đầu được mọc lên ven hồ tạo nên tỉnh mới Flevoland. Thành phố thủ phủ của Flevoland được đặt tên là Lelystad – tên của kỹ sư trưởng dự án Zuider Works (Cornelis Lely), để ghi nhận công lao và sự đóng góp của ông.
Còn phía Tây Nam Hà Lan – nơi dự án Delta Works được triển khai, là đồng bằng châu thổ bị chia cắt bởi nhiều cửa sông. Giữa năm 1956, dự án Delta Works hoàn chỉnh (chặn tất cả cửa sông nhằm hạn chế tối đa khả năng xâm lấn của nước biển vào trong đất liền) đã chính thức được chính phủ phê duyệt với kinh phí 9 tỷ USD. Theo đó, sẽ xây 65 đê chắn sóng khổng lồ bằng bê tông, cùng 62 cửa van bằng thép di động treo giữa các đê chắn với tổng chiều dài 6,8 km; hai cửa sông là Tây Scheldt và New Waterway sẽ không bị đóng hoàn toàn. Các cửa van dày 5 m và rộng 40 m, thay đổi theo độ cao từ 6 m đến 12 m tuỳ theo vị trí của chúng trong đập chắn.
Từ năm 1958 – 2002, Hà Lan thực hiện dự án Delta, tạo nên một hệ thống đê chắn sóng biển và ngăn lũ được đánh giá là hoàn hảo nhất thế giới. Các công trình bao gồm: đập, cống, khóa, đê và các rào cản sóng bão với mục đích rút ngắn đường bờ biển, từ đó giảm số lượng đê điều phải xây dựng.
Ngoài tính hiệu quả, hệ thống Delta đã được Hội kỹ sư dân sự Mỹ bình chọn là một trong “bảy kỳ quan của thế giới hiện đại” vì quy mô vô cùng hoành tráng của nó. Hệ thống này được thiết kế với độ vững chắc đủ để chịu được trận bão lớn với mức độ chỉ xảy ra một lần trong 1000 năm. Khoảng 3000 km đê bao biển và 10000 km đê bao sông và kênh rạch được nâng cao, khép kín các cửa sông trong khu vực.
“Chế ngự và làm chủ được thiên nhiên”
Trong số hàng loạt công trình trị thủy, Maeslantkering (được xây dựng hai bên bờ New Waterway) – được biết đến như hàng rào chắn sóng di động duy nhất trên thế giới – gây ấn tượng đặc biệt với hai cánh cửa quay bằng thép nặng 6.800 tấn, mỗi bên dài 210 m, cao 22 m. Hàng rào này được kết nối với một hệ thống máy tính theo dõi mực nước biển và thời tiết, có thể tự động đóng mở trong trường hợp khẩn cấp.
Bình thường, hai cánh cửa của Maeslantkering hoàn toàn để mở sang hai bên cho tàu đi qua. Nếu một trận bão làm mực nước biển dâng lên 3 m so với mức bình thường, hai cánh cửa sẽ tự động nổi lên rồi đóng sập lại để ngăn dòng nước.
Hệ thống đê biển ở Vương quốc Hà Lan được các nhà kiến trúc trên thế giới bầu chọn là một trong số 10 công trình vĩ đại nhất trên hành tinh. “Chúa tạo ra Trái Đất, nhưng người Hà Lan tạo ra đất nước Hà Lan” – câu nói cửa miệng của người Hà Lan nói lên khả năng trị thủy phi thường của họ. |
Measlantkering được hoàn thành vào năm 1997, là hạng mục cuối cùng trong dự án Delta Works với 16.500 km đê chính và phụ, hệ thống cống tiêu nước, cửa ngăn triều, âu thuyền và rất nhiều công trình phụ trợ khác. Kể từ khi đưa vào sử dụng năm 1997, Maeslantkering mới chỉ đóng một lần trong trận bão lớn của năm 2007.
Delta Works cùng hàng chục dự án đắp đê ngăn mặn được xây dựng từ thập niên 60 đến nay đã bảo vệ an toàn quốc gia dễ bị ngập lụt này. Đây là hàng rào khổng lồ chắn sóng biển Bắc bảo vệ cho cả một vùng đồng bằng rộng lớn và thành phố cảng Rotterdam.
Để phòng chống thiên tai khắc nghiệt, Chính phủ Hà Lan đã nâng tiêu chuẩn an toàn của các công trình thuỷ lợi lên mức cao nhất. Tiêu chuẩn an toàn đập ngăn mặn có tần suất “1 vạn năm 1 lần”, tiêu chuẩn an toàn các đê sông có tần suất “1250 năm 1 lần”. Công cuộc điều phối thuỷ văn, chống lụt, rửa mặn và tưới tiêu được người Hà Lan tiến hành trong suốt thế kỷ 20, để đến nay mới có được hàng ngàn km2 mặt nước ngọt, mở rộng đất nông nghiệp, đất thổ cư…
Đại diện Bộ Giao thông và Thuỷ lợi Hà Lan tự tin cho biết, khi xây dựng xong Maeslandkering, họ cảm thấy đã thực sự chế ngự và làm chủ được thiên nhiên.
Sẵn sàng chung sống với “giặc nước”
Đến nay, Hà Lan cũng là quốc gia tập trung những nhà khoa học, những chuyên gia hàng đầu thế giới về thủy lợi và đối phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là thiết kế những con đê thông minh.
Với những công trình, hạng mục được tính toán kĩ lưỡng, chi tiết trong trị thủy, Hà Lan từ một vùng đất ngập lụt trở thành một trong những nơi đáng sống nhất thế giới với nền giáo dục, kinh tế và an sinh xã hội phát triển bền vững. |
Thời gian gần đây, các chuyên gia Hà Lan đang nghiên cứu và triển khai những dự án xây dựng hệ thống “đê chắn sóng thông minh” bằng cách tích hợp công nghệ cảm ứng để giám sát những con đê, đập nhằm đưa ra những cảnh báo sớm về nguy cơ bị nước biển tàn phá do biến đổi khí hậu. Theo đó, các chuyên gia và các nhà khoa học thủy lợi Hà Lan đang thử nghiệm gắn các chip vào thân đê, đập nhằm mục đích phát hiện sớm và cảnh báo các trận sóng thần và nước biển dâng.Mặc dù khá tự tin về hệ thống đê biển, song theo các chuyên gia ở đây thì trong trường hợp xấu nhất, tức là nước biển dâng quá nhanh, hệ thống bơm nước bị hỏng, với địa hình của Hà Lan, trong vòng một tuần, toàn bộ lãnh thổ của quốc gia này sẽ bị chìm trong nước.
Vì thế, người Hà Lan buộc phải chấp nhận thực tế này và đang tự trang bị những phương tiện mang tính tự vệ. Theo đó, trẻ em ở Hà Lan ngay từ nhỏ đều đã phải học bơi. Một dự án đang được nghiên cứu, triển khai ở thủ đô hành chính Hague, bao gồm các khu nhà nổi được thiết kế để nổi lên và hạ xuống theo mực nước. Ý tưởng này không có gì mới, song nó cho thấy người Hà Lan chuẩn bị khá kỹ cho việc chung sống với tình trạng biến đổi khí hậu và “giặc” nước.
Hà Lan có 27 hội đồng nước chuyên lo trị thủy Tháng 2/1953, bão to, sóng lớn và triều cường ở Biển Bắc đã phá tan khoảng 45 km đê biển, tàn phá gần như hoàn toàn vùng duyên hải phía Nam: nhấn chìm 3 tỉnh, khiến 1.365 km2 bị ngập lụt nghiêm trọng, 100.000 người phải sơ tán khẩn cấp trong đêm, hơn 10.000 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn, hơn 1.836 người thiệt mạng, gây thiệt hại lớn chưa từng có về kinh tế. Thảm kịch mang tính lịch sử ấy đã khiến người Hà Lan nhận ra những yếu kém của mình trong hệ thống các công trình phòng vệ chống nước biển và lấy đó làm bài học đau thương để luôn ghi nhớ rằng, vấn đề phòng chống lũ lụt phải luôn được đặt lên hàng đầu. Chính phủ Hà Lan đã ngay lập tức thành lập các hội đồng nước có vai trò độc lập so với các chính quyền địa phương, chuyên việc trị thủy. Đến giữa thế kỷ 20, có khoảng 2.700 ban kiểm soát nước ở khắp Hà Lan. Ngày nay, sau nhiều đợt sáp nhập, còn lại 27 hội đồng nước. Các hội đồng này có cơ chế bầu cử riêng biệt, thu thuế và hoạt động độc lập với các cơ quan chính phủ khác. |
Bài liên quan:
- Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam
- Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ
- Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam
- Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam
- Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand
- Làm rõ tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon đến Việt Nam
- Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ
- Buôn bán trái phép ĐVHD cần được xem là hình thức tội phạm nghiêm trọng nhất
- Xử lý, tái chế và tái sử dụng các sản phẩm loại bỏ từ hoạt động chiếu sáng
- Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để ngăn chặn gỗ bất hợp pháp
Từ khóa » Hệ Thống đê ở Hà Lan
-
Hệ Thống đê Biển Của Hà Lan - Môi Trường Trà Vinh
-
Công Trình đê Biển Kỳ Vĩ Của Hà Lan Có Thể Nhìn Thấy Từ Vũ Trụ - VOV
-
Đê Biển ở Hà Lan - YouTube
-
Công Trình đê Biển Kỳ Vĩ Của Hà Lan Có Thể Nhìn Thấy Từ Vũ Trụ
-
Hà Lan Và Công Trình đê Biển Kỳ Vĩ - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Kỳ Quan Rào Chắn Sóng ở Hà Lan - Báo Khoa Học Và Phát Triển
-
Những Công Trình Kỳ Vĩ Giúp Hà Lan Không Bị Chìm Dưới Nước
-
[PDF] Vài Nét Về Thủy Lợi Hà Lan Và Nhận Thức - Hội đập Lớn
-
2/3 Quốc Gia Dễ Ngập Lụt, Người Hà Lan đã Tạo Ra Hệ Thống đê Biển Vĩ ...
-
Kinh Nghiệm Thoát Nước Từ Hà Lan - Sở Quy Hoạch - Kiến Trúc
-
Đê Vỡ, Chính Phủ Hà Lan Ban Bố Tình Trạng Khẩn Cấp - Zing
-
[PDF] HAI DỰ ÁN THỦY LỢI VĨ ĐẠI CỦA ĐẤT NƯỚC HÀ LAN - Hội đập Lớn
-
Giải Pháp ứng Phó Lũ Lụt ở Hà Lan | VTV.VN