Làm Gì Khi Bị Xây Cột điện Trong đất Nhà Mình? - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Khoản 2 Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Vì vậy về nguyên tắc không ai có quyền hạn chế quyền này của chủ sử dụng đất đất nếu không được chủ sử dụng đất đồng ý.
Tuy nhiên, Điều 56 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn thì tại khoản 4 Điều này quy định như sau:
Tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định sau:
a) Trường hợp sử dụng đất có ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình hoặc trường hợp hoạt động của công trình có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người sử dụng đất thì cơ quan có chức năng quản lý nhà nước đối với công trình tiến hành thẩm định mức độ ảnh hưởng, nếu phải thu hồi đất thì đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền để quyết định thu hồi đất đó. Người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn liền với đất đã có từ trước khi hành lang an toàn công trình được công bố, tái định cư theo quy định của pháp luật.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục. Chủ công trình phải chịu trách nhiệm đối với việc khắc phục đó; nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp sử dụng đất không thuộc quy định tại Điểm a Khoản này thì người đang sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và phải tuân theo các quy định về bảo vệ an toàn công trình;
c) Đất trong hành lang an toàn công trình được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai, trừ trường hợp đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất.
Người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chỉ được sử dụng đất theo quy định tại Điểm b Khoản này.
Căn cứ quy định được viện dẫn ở trên, trường hợp cột điện đó đã có từ trước khi gia đình bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hoặc chưa được cấp nhưng đủ điều kiện để được cấp theo quy định của Luật Đất đai thì đây là trường hợp gia đình bạn đang sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện, gia đình bạn được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và phải tuân theo các quy định về bảo vệ an toàn công trình. Trường hợp này gia đình bạn không được bồi thường theo quy định tại khoản a của điều luật nêu trên.
Việc di dời cột điện thì bạn có thể làm đơn đến cơ quan điện lực chủ quản để được xem xét. Sau khi khảo sát thấy việc di dời là cần thiết và có thể di dời ra khỏi thửa đất nhà bạn được thì sẽ tiến hành di dời, chi phí di dời do gia đình đình bạn chi trả.
Trường hợp cột điện đó có sau khi gia đình bạn đã được cấp sổ đỏ hoặc chưa được cấp hoặc chưa được cấp nhưng đủ điều kiện để được cấp theo quy định của Luật Đất đai thì gia đình bạn có quyền đề nghị cơ quan điện lực di dời cột điện ra khỏi nhà bạn mà không phải mất chi phí di dời. Trường hợp không thể di dời được thì gia đình bạn có quyền thỏa thuận với cơ quan điện lực về mức bồi thường nếu không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định về bồi thường như sau:
Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ do làm hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một (01) lần như sau: Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định.
Luật sư Đỗ Trọng LinhCông ty luật Bảo An, Hà Nội
Từ khóa » Trồng Cột điện
-
Quyền đặt Cột điện? Ai Chịu Trách Nhiệm Di Dời Cột điện Trước Nhà Dân?
-
Điện Lực Tự ý Chôn Cột điện Mà Không Thông Báo Thì Giải Quyết Như ...
-
Tự ý Xây Dựng Cột điện Trên đất Thì Chủ đất Phải Làm Gì?
-
Cột điện án Ngữ Trước Nhà Dân Thế Này Tôi Thấy Sai Sai, Theo Tôi được ...
-
Hòa Giải Vụ Tranh Chấp Vị Trí Trồng Cột điện - Hòa Giải Cơ Sở
-
Cột điện Dựng Quá Sát Nhà Dân Có đúng Với Quy định Về Hành Lang ...
-
Dựng Cột điện Bê Tông Ly Tâm
-
Bồi Thường Khi Có Trụ điện Trên đất Như Thế Nào? - Luật Minh Khuê
-
Quy định Chi Tiết Thi Hành Luật Điện Lực Về An Toàn điện
-
Trồng Cây… “cột điện” để Thoát Nghèo | VOV.VN
-
Kiến Nghị đi Dời Trụ điện - Phản ánh Hiện Trường
-
Trụ điện đặt Giữa Lối Vào Nhà Dân được Di Dời Sau Phản ánh Của ...
-
Tự ý Vào Nhà Dân Trồng Cột điện, điện Lực Lai Châu Phải Sửa Sai