Làm Gì Khi Trẻ Bị Sâu Răng Sữa Và 4 Tuổi Sâu Răng Hàm? - Hapacol

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của một người. Chúng chỉ tồn tại vài năm và nhanh chóng “nhường chỗ” cho răng vĩnh viễn. Do đó, có thể nói trẻ nhỏ là những người duy nhất có loại răng này.

Vì còn quá nhỏ nên nhiều bé không biết làm thế nào để vệ sinh răng miệng đúng cách, từ đó dẫn đến tình trạng sâu răng sữa và 4 tuổi sâu răng hàm. Đây cũng là vấn đề gây đau đầu cho không ít bậc phụ huynh.

Nhằm hỗ trợ bố mẹ có thể chăm sóc bé tốt hơn, bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh việc trẻ bị sâu răng sữa, 4 tuổi sâu răng hàm và biện pháp giải quyết cũng như phòng ngừa.

MỤC LỤC NỘI DUNG

  • 1. Không thể xem nhẹ tình trạng trẻ bị sâu răng sữa
  • 2. Vì sao trẻ lại bị sâu răng sữa và 4 tuổi sâu răng hàm? 
    • Tình trạng sức khỏe răng miệng
    • Bé nhiễm vi khuẩn từ mẹ
    • Thói quen ăn quà vặt
  • 3. Những tác hại khi bé bị sâu răng 
  • 4. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị sâu răng 
    • Đối với trường hợp sâu răng nhẹ
    • Đối với trường hợp sâu răng nghiêm trọng
  • 5. Phòng ngừa sâu răng ở trẻ như thế nào?
    • Chế độ ăn uống lành mạnh
    • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
    • Thường xuyên cho trẻ khám nha khoa định kỳ

1. Không thể xem nhẹ tình trạng trẻ bị sâu răng sữa

Trong nhiều năm trở lại đây, tình trạng trẻ bị sâu răng sữa và 4 tuổi sâu răng hàm đang xảy ra với tần suất báo động ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Theo thống kê, 85% trường hợp nguyên nhân răng bị sâu xuất phát từ hai yếu tố sau:

  • Trẻ tiêu thụ đồ ăn vặt quá nhiều, bao gồm bánh, kẹo, nước ngọt có gas…
  • Quy trình chăm sóc răng miệng không đúng tiêu chuẩn

Khác với răng vĩnh viễn, răng sữa nếu bị sâu sẽ có tốc độ phát triển nhanh hơn đáng kể. Do đó, nếu bố mẹ không sớm phát hiện, bé có thể sẽ chịu tổn hại nặng nề về mặt sức khỏe.

Không những vậy, theo nghiên cứu, nếu trẻ bị sâu răng sữa và 4 tuổi sâu răng hàm không được điều trị triệt để kịp thời, bệnh có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí thông minh cũng như chiều cao của trẻ.

2. Vì sao trẻ lại bị sâu răng sữa và 4 tuổi sâu răng hàm

Nguyên nhân sâu răng sữa ở trẻ nhỏ có khả năng bắt nguồn từ nhiều yếu tố, phổ biến nhất là:

Tình trạng sức khỏe răng miệng

Các bệnh lý về răng miệng là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị sâu răng hàm và sâu răng sữa, ví dụ như viêm nướu hay viêm tủy răng.

Ngoài ra, tình trạng răng mọc lệch cũng góp phần dẫn đến tình trạng này bằng cách cản trở quá trình vệ sinh răng miệng của bé. Từ đó, những mảnh vụn thức ăn thừa có điều kiện tích tụ trên bề mặt răng và gây sâu.

Mặt khác, cấu tạo men và ngà răng sữa tương đối yếu hơn so với răng trưởng thành. Đây cũng là nguyên nhân vì sao răng sữa rất dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến sâu răng. Do đó, các nha sĩ luôn khuyến khích bố mẹ bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho bé nhằm duy trì sức khỏe răng.

Bé nhiễm vi khuẩn từ mẹ

Trẻ có thể bị nhiễm vi khuẩn gây sâu răng từ trong bụng mẹ

Bé có thể bị nhiễm khuẩn gây sâu răng ngay cả khi còn trong bụng mẹ

Đôi khi nguyên nhân gây sâu răng sữa ở trẻ nhỏ còn có thể xuất hiện trước khi trẻ chào đời. Cụ thể hơn, bé có thể bị nhiễm khuẩn từ mẹ.

Theo một số nghiên cứu, mẹ bầu bị viêm nha chu có rủi ro sinh non cao gấp đôi người bình thường. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có nguy cơ để lại di chứng sau này ở thai nhi, chẳng hạn như:

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
  • Tạo điều kiện cho tình trạng khiếm khuyết men răng phát sinh (thiếu khoáng chất, dễ bị mẻ)

Thói quen ăn quà vặt

Trẻ bị sâu răng sữa do thức ăn vặt

Thực phẩm chứa nhiều đường là nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ

Trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm là do vi khuẩn và các yếu tố khác gây ra. Khi trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa carbohydrate (đường và tinh bột), chẳng hạn như sữa, nước ngọt, bánh, kẹo… thức ăn có thể bám lại ở kẽ răng. Vi khuẩn trong miệng sẽ chuyển đổi những thức ăn còn sót lại này thành axit. Sự kết hợp giữa vi khuẩn trong miệng, axit, thức ăn và nước bọt sẽ tạo thành mảng bám trên răng.

Theo thời gian, các axit sẽ ăn mòn men răng và gây sâu răng.

Bất cứ trẻ nào cũng có nguy cơ bị sâu răng, nhưng một số trẻ sẽ có nguy cơ cao hơn nếu có các yếu tố sau đây:

  • Lượng vi khuẩn gây sâu răng trong miệng cao
  • Chế độ ăn nhiều đường và tinh bột
  • Ít uống nước
  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Lượng nước bọt ít hơn bình thường

Xem thêm: Những cách trị đau răng tại nhà hiệu quả

3. Những tác hại khi bé bị sâu răng 

Mặc dù sự hiện diện của răng sữa chỉ kéo dài vài năm nhưng vai trò của nó vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của răng vĩnh viễn cũng như sức khỏe tổng thể của trẻ nhỏ. Đặc biệt, tình trạng sâu răng sữa ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng, ví dụ như:

  • Vi khuẩn không chỉ tấn công răng sữa mà còn gây tác động tiêu cực đến mầm răng vĩnh viễn và phần nướu bên dưới.
  • Đôi khi bé sẽ phải nhổ răng nếu bị sâu răng sữa. Việc mất răng sữa quá sớm khiến răng vĩnh viễn không mọc đúng vị trí, ảnh hưởng đến khung xương hàm. Ngoài ra, trẻ bị sún răng cũng ảnh hưởng đến việc phát âm.
  • Răng sữa khi bị sâu còn ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé. Cơn đau răng sâu kéo dài có thể kéo theo chứng biếng ăn cùng suy dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp nghiêm trọng, viêm tủy răng do sâu răng sữa còn có nguy cơ gây áp xe răng, từ đó dẫn đến viêm nhiễm vùng hàm mặt hoặc thậm chí là nhiễm trùng máu.

Răng hàm có chức năng giúp xé, nhai và nghiền thức ăn nên nếu những răng hàm bị sâu dẫn đến đau, khó chịu sẽ khiến quá trình xử lý thức ăn ở miệng bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ tránh nhai mạnh để răng hàm ít chịu tác động và thức ăn chưa được nghiền kỹ đã bị nuốt xuống dạ dày. Điều đó khiến các bộ phận tiêu hóa tiếp theo hoạt động nhiều hơn.

Nếu trẻ bị sâu răng hàm và không phát hiện kịp thời, có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như:

  • Tổn thương hoặc vỡ răng. Răng có thể lỏng hoặc rớt
  • Bệnh viêm nướu đặc trưng bởi đau và viêm nướu
  • Viêm nha chu – một dạng viêm nướu nặng
  • Áp-xe răng có thể khiến trẻ sốt, đau dữ dội và các nhiễm trùng khác.

Ngoài ra, sâu răng cũng có thể khiến trẻ khó chịu, không được vui chơi thoải mái. Trẻ cũng không muốn ăn hoặc uống, do đó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tăng trưởng.

4. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị sâu răng 

Ngày nay, không ít bố mẹ vẫn cảm thấy bối rối, luống cuống khi phải đối mặt với tình trạng trẻ bị sâu răng sữa và 4 tuổi sâu răng hàm. Điều này vô tình gây trì hoãn việc điều trị, làm cho bé cảm thấy đau nhức khó chịu, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Do đó, nếu bạn chưa biết phải làm gì khi con mình bị sâu răng, hãy tham khảo một số biện pháp sau, bao gồm:

Đối với trường hợp sâu răng nhẹ

Dù mức độ nghiêm trọng của chiếc răng sâu như thế nào, bé vẫn cần được đưa đến nha sĩ càng sớm càng tốt.

Đưa trẻ đến nha sĩ ngay cả khi mới chớm đau răng

Nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ dù chỉ bị sâu răng nhẹ

Trong thời gian chờ đợi bác sĩ kiểm tra răng, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau răng hoặc thuốc giảm đau nhanh có chứa paracetamol như Hapacol để tạm thời xoa dịu cơn đau nhức khó chịu. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng khi áp dụng biện pháp này, đặc biệt về liều dùng phù hợp với bé.

Thông thường, nha sĩ sẽ không nhổ răng trẻ trong trường hợp này. Thay vào đó, họ sẽ thực hiện một số thủ thuật để điều trị tình trạng sâu răng cũng như ngăn cản nhiễm trùng phát triển đến tủy hoặc nướu, ví dụ như:

  • Sử dụng thuốc trị sâu răng dành cho trẻ nhỏ
  • Nạo bỏ phần răng sâu
  • Khắc phục lỗ sâu bằng cách trám răng, ngăn cản vi khuẩn tiếp tục ăn mòn răng

Ngoài ra, các biện pháp trên còn có khả năng hỗ trợ bé khôi phục khả năng nhai, đồng thời cải thiện thẩm mỹ của răng.

Đối với trường hợp sâu răng nghiêm trọng

Lúc này, ngoài biện pháp trám răng, trẻ có nguy cơ cao phải nhổ răng sữa để tránh ảnh hưởng đến những chiếc răng khác và phần nướu.

Ngoài ra, nếu răng bé bị sâu vào thời điểm chuẩn bị thay răng vĩnh viễn, bác sĩ có thể yêu cầu chờ để nhổ.

5. Phòng ngừa sâu răng ở trẻ như thế nào?

Trẻ có thể phòng ngừa sâu răng hàm bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ và có chế độ ăn uống lành mạnh.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Những thực phẩm mà trẻ ăn hoặc uống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vì vậy, để phòng ngừa sâu răng, bố mẹ cần cho trẻ ăn những thực phẩm tốt cho răng miệng.

  • Trẻ dưới 4-6 tháng tuổi: bạn chỉ cần cho trẻ dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • Trẻ trên 6 tháng và dưới 1 tuổi: tránh cho trẻ uống sữa có đường hoặc nước ép trái cây
  • Trẻ trên 1 tuổi: bạn nên cho trẻ ăn uống những thực phẩm ít đường. Những thực phẩm thân thiện với răng sẽ ít tạo ra axit gây hư men răng hơn

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tới cách trẻ ăn uống. Thông thường, trẻ sẽ có thói quen ngậm đồ ăn hoặc nước uống lâu trong miệng. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ hình thành axit và gây tổn thương răng, dẫn đến sâu răng.

Bố mẹ có thể tránh việc trẻ ngậm thức ăn quá lâu bằng cách:

  • Chia nhỏ các bữa ăn để tránh trẻ chán và ngậm thức ăn
  • Cho trẻ ngồi vào bàn khi ăn. Tránh để trẻ chơi trong lúc ăn uống vì trẻ sẽ lo vui chơi mà lười ăn
  • Cho trẻ ăn đúng giờ
  • Khuyến khích trẻ uống nước lọc, thay vì nước ép trái cây

Cắt giảm lượng quà vặt của bé: Các món ăn vặt của trẻ thường chứa một lượng lớn đường. Đây đồng thời cũng là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho nhiều chủng vi khuẩn gây sâu răng. Vì vậy, bố mẹ nên giới hạn bé trong việc ăn các loại thực phẩm này.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

  • Bắt đầu vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay khi răng mới bắt đầu mọc
  • Đối với trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi, bạn nên dùng bàn chải đánh răng nhỏ và mềm, kèm một lượng nhỏ kem đánh răng chứa ít fluoride cho trẻ
  • Bạn cũng nên đánh răng dọc đường viền nướu của trẻ 2 lần một ngày, buổi sáng và buổi tối

Thường xuyên cho trẻ khám nha khoa định kỳ

Việc kiểm tra răng định kỳ (mỗi 6-12 tháng) sẽ giúp trẻ tránh bị sâu răng. Nếu cho rằng trẻ bị sâu răng, bạn hãy nhanh chóng dẫn trẻ đến bác sĩ để điều trị tình trạng này và tránh cho nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. 

Nếu trẻ có các triệu chứng không khỏe như sốt, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Đây có thể là do các vấn đề răng miệng gây ra.

Ông bà ta có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Do đó, ngay khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ nên có biện pháp để giúp con phòng tránh sâu răng. Trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm có thể mắc các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Từ khóa » điều Trị Sâu Răng Sữa ở Trẻ Em