Trẻ Bị Sâu Răng Sữa: Nên Nhổ Bỏ, Nên Trám Hay Xử Lý Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Sâu răng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ.Theo nghiên cứu, hơn 85% trẻ em Việt Nam 6-8 tuổi sâu răng sữa và trung bình mỗi em có trên 6 răng sữa bị sâu.
Đây là một con số đáng lo ngại bởi sâu răng không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày mà còn tác động đến hệ tiêu hóa, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và tương lai của răng vĩnh viễn khi bé lớn lên.
Vậy ba mẹ cần phải xử lí răng sữa bị sâu như thế nào? Nhổ ngay răng sâu hay áp dụng các biện pháp khác nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn đảm bảo con có sức khỏe răng miệng tốt.
Để tìm hiểu sâu hơn, mời bạn đọc theo dõi thông tin dưới đây do BS. Nguyễn Thị Ngọc Trúc – Chuyên khoa Răng Hàm Mặt phòng khám Quốc tế CarePlus
1.Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ
Sâu răng xảy ra khi mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày ăn mòn men răng và tạo lỗ sâu. Mảng bám răng là một chất dính bao phủ hình thành khi vi khuẩn kết hợp với thức ăn, axit và nước bọt trong miệng. Sâu răng ở trẻ xảy ra khi:
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
- Chế độ ăn quá nhiều đường bột như bánh kẹo, đường ngọt
- Bú bình thường xuyên vào ban đêm
- Không khám răng định kỳ với nha sĩ
2.Vì sao cần phải điều trị sâu răng sữa kịp thời?
Có nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ bị sâu răng sữa không có gì nghiêm trọng, vì trước sau gì thì răng sữa cũng sẽ bị mất đi và thay bằng răng vĩnh viễn, tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai, khi trẻ bị sâu răng sữa, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ:
- Răng sữa bị sâu sẽ rụng sớm, khiến cho răng trưởng thành mọc lệch lạc và ảnh hưởng đến cấu trúc hàm răng của trẻ.
- Trẻ 2 tuổi, trẻ 4 tuổi bị sâu răng sữa sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhai, nghiền thức ăn và không tốt cho hệ tiêu hóa, khiến bé chậm phát triển.
- Ngoài ra, răng sữa cũng đóng vai trò trong việc giao tiếp của trẻ, giúp trẻ học phát âm chuẩn hơn trong quá trình học nói, nếu răng sữa bị sâu sẽ làm hạn chế sự phát triển về mặt ngôn ngữ của trẻ.
3.Làm gì khi có răng sữa bị sâu
Tùy vào tình trạng răng mà ta sẽ có những cách xử lý thích hợp
- Sealants-trám răng phòng ngừa: để ngăn ngừa xoang sâu phát triển đối với trường hợp răng sữa sâu mới chớm.
- Trám răng hoặc điều trị tủy: sau khi lấy sạch ngà sâu, tùy vào vị trí và tình trạng lỗ sâu nha sĩ sẽ đưa ra phương án thích hợp.
- Mão răng: trong một số trường hợp, khi tình trạng răng sâu nặng, vỡ lớn không giữ được miếng trám thì một chiếc mão bằng thép không gỉ sẽ là sự lựa chọn tối ưu cả về thẩm mỹ và chức năng cho bé.
- Nhổ răng: là giải pháp cuối cùng khi không thể điều trị bằng các biện pháp trên đối với tình trạng răng sâu quá nặng.
4. Cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ
Sâu răng sữa có những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sinh hoạt hằng ngày của trẻ sau này và khi lớn lên. Tuy nhiên, các bố mẹ có thể hoàn toàn giúp con phòng ngừa bằng những cách sau đây:
- Chải răng với kem đánh răng có chứa Fluor ít nhất 2 lần mỗi ngày
- Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn có nhiều đường như bánh kẹo, snack.
- Ăn nhiều thức ăn tốt cho sức khỏe như rau củ, trái cây.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn hoặc uống sữa.
- Khám răng định kỳ cho trẻ mỗi 3-6 tháng.
Từ khóa » điều Trị Sâu Răng Sữa ở Trẻ Em
-
Làm Thế Nào Khi Trẻ Bị Sâu Răng Sữa? - Vinmec
-
Sâu Răng Sữa: Một Số điều Cần Biết
-
Sâu Răng Trẻ Em: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Tránh ...
-
Sâu Răng ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách điều Trị
-
Sâu Răng ở Trẻ Em | Cách điều Trị Kịp Thời - Nha Khoa Tân Định
-
Sâu Răng ở Trẻ Em: Nhận Biết, Nguyên Nhân Và điều Trị
-
Sâu Răng Sữa - Nên Nhổ Bỏ Hay Phải Xử Lý ... - Nha Khoa Westcoast
-
Sâu Răng Sữa ở Trẻ: Đừng Chủ Quan! - Bệnh Viện Đa Khoa Hà Thành
-
Làm Gì Khi Trẻ Bị Sâu Răng Sữa Và 4 Tuổi Sâu Răng Hàm? - Hapacol
-
Sâu Răng Sữa - Nên Nhổ Bỏ Hay Phải Xử Lý Như Thế ... - Nha Khoa Kim
-
Bé Bị Sâu Răng Sữa: Xử Ngay Kẻo Hại! - MarryBaby
-
Sâu Răng Trẻ Em Và Cách Điều Trị - Nha Khoa UCARE
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Sâu Răng Cho Trẻ 2 Tuổi | TCI Hospital
-
Cách Chữa Sâu Răng Trẻ Em Như Thế Nào - Kiến Thức Nha Khoa