Sâu Răng Sữa - Nên Nhổ Bỏ Hay Phải Xử Lý ... - Nha Khoa Westcoast

Sâu răng sữa ở trẻ em là hiện tượng khá thường gặp, rất nhiều phụ huynh không quan tâm đúng mức khi trẻ bị sâu răng sữa vì cho rằng đây là răng có thể thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, sâu răng sữa ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ với những cơn đau đớn, khó chịu, ăn uống khó khăn...Về lâu dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất toàn diện của trẻ. Vậy sâu răng sữa được điều trị như thế nào cho an toàn, can thiệp nha khoa hay nhổ bỏ?

Vai trò của răng sữa ở trẻ

Răng sữa gồm 20 chiếc (10 chiếc ở hàm trên và 10 chiếc ở hàm dưới) thường mọc khi trẻ được 6 tháng và hoàn thiện khi trẻ ở khoảng giai đoạn 30 tháng. Khi trẻ 6 tuổi bắt đầu có hiện tượng rụng và thay răng sữa bằng các răng vĩnh viễn, đến 13-14 tuổi thì quá trình này kết thúc.

Tuy có “vòng đời” không dài như răng vĩnh viễn, song răng sữa đóng chức năng vô cùng quan trọng trong ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ gương mặt. Ngoài ra, răng sữa còn đóng vai trò định hướng cho các răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.

Nguyên nhân khiến răng sữa bị sâu

Ngày nay, theo thống kê của các tổ chức y tế, tỷ lệ trẻ bị sâu răng sữa ở trẻ khá phổ biến (chiếm hơn 50%). Theo các chuyên gia, sâu răng sữa có thể bắt nguồn từ một trong các nguyên nhân sau:

  • Yếu tố từ người mẹ: Các nghiên cứu cho thấy, trong quá trình mang thai, nếu người mẹ mắc phải các bệnh răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu thì em bé cũng dễ bị khiếm khuyết men răng. Đó là do sự lây truyền vi khuẩn từ mẹ sang con khi trẻ còn nằm trong bào thai.
  • Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt: Răng sữa của trẻ có cấu tạo men và ngà mỏng hơn ở người lớn rất nhiều. Trẻ nhỏ lại hầu hết đều yêu thích bánh kẹo, nước ngọt...trong khi và ý thức vệ sinh răng miệng chưa tốt. Do đó, hàm răng của trẻ rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn có hại và gây ra tình trạng sâu răng sữa.

Hậu quả khi răng sâu không được điều trị

Rất nhiều phụ huynh phớt lờ tình trạng sâu răng ở trẻ vì cho rằng trước sau gì, trẻ cũng thay răng, răng sâu được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Thế nhưng, đây là quan niệm sai lầm. Trẻ có thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu răng sữa bị sâu không được điều trị kịp thời:

  • Bình thường, một hàm răng sữa khỏe mạnh giúp trẻ phát âm chuẩn hơn khi tập nói. Răng sữa rụng quá sớm ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ.
  • Trẻ bị rụng răng sớm gặp khó khăn trong ăn uống, không nghiền nát được thức ăn, lười ăn, thậm chí là ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến trẻ chậm lớn, thể trạng yếu hơn bình thường
  • Răng sữa bị sâu sẽ rụng sớm, khiến cho răng vĩnh viễn không được định hướng, dễ mọc lệch lạc, mọc chậm, không thể mọc hoặc gây tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến cấu trúc hàm răng của trẻ về sau.

Có nên nhổ bỏ răng sữa bị sâu?

Cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám, điều trị sớm khi trẻ có các dấu hiệu sâu răng sữa. Ở giai đoạn răng bé chưa bị sâu quá nặng, việc điều trị sẽ dễ dàng, bớt tốn kém hơn đồng thời bảo tồn được hàm răng cho bé.

Răng sữa bị sâu không nhất thiết phải loại bỏ. Thay vào đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng các răng và đưa ra phương án phù hợp:

  • Trường hợp răng sữa bị sâu mới chớm: Có thể dùng thuốc điều trị sâu răng, chấm vào chỗ bị sâu để sát khuẩn và giảm đau.
  • Trường hợp trẻ bị sâu răng sữa nặng: Tùy vào vị trí và tình trạng bị sâu, nha sĩ có thể nạo bỏ phần sâu răng hay những lỗ sâu rộng, trám lỗ sâu để bảo tồn chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho bé
  • Trường hợp trẻ bị sâu răng quá nặng: Với các răng đã sâu quá nặng, không thể điều trị bằng các biện pháp nha khoa như trên, thông thường trẻ sẽ được chỉ định nhổ bỏ răng sâu để không làm ảnh hưởng đến nướu và lây sang răng khác.

Cách phòng ngừa tình trạng sâu răng sữa ở trẻ

Theo các chuyên gia, tình trạng sâu răng sữa ở trẻ có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp sau:

  • Mẹ bầu trong thời gian thai nghén nên bổ sung thực phẩm nhiều canxi, có lợi cho men răng của em bé như: cua, ốc, cá, sò, tôm, sữa...
  • Ở giai đoạn trẻ mới mọc răng sữa, mẹ nên vệ sinh răng miệng, lau sạch mảng bám trên răng bằng miếng gạc sạch nhúng trong nước muối ấm
  • Hạn chế cho bé ăn bánh kẹo, nước ngọt. Sau khi bé bú hoặc uống sữa, nên cho trẻ tráng miệng bằng nước lọc.
  • Nên tập cho bé ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng, đánh răng hàng ngày bằng bàn chải lông mềm. Bàn chải có hình thú ngộ nghĩnh cùng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em cũng sẽ kích thích sự hứng thú của bé.
  • Khi phát hiện trẻ bị sâu răng sữa thì cần đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để bác sĩ có hướng xử lý kịp thời.

Để giúp cho trẻ có hàm răng chắc khỏe, Nha khoa Quốc tế Westcoast với hơn 15 năm kinh nghiệm trong chữa trị những trường hợp nha khoa phức tạp và thẩm mỹ tại Việt Nam là địa chỉ chăm sóc răng miệng uy tín cho trẻ nhỏ nhờ hội tụ các yếu tố:

  • Đội ngũ nha sĩ được đào tạo và tu nghiệp từ nước ngoài với nhiều năm kinh nghiệm, tâm lý và ân cần giúp bé thư giãn, hợp tác.
  • Công nghệ nha khoa tiên tiến bậc nhất, quy trình chuẩn Quốc tế đảm bảo an toàn và chất lượng từng dịch vụ
  • Tại đây, các chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ cân nhắc đưa ra phương án phù hợp nhất giúp bảo đảm yếu tố thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, sức khỏe răng miệng tốt nhất cho bé.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về sâu răng sữa ở trẻ, các vấn đề nha khoa khác, hãy liên hệ với WIC theo địa chỉ.

Phòng khám Nha Khoa Westcoast tại Norfolk MansionSố 17-19-21 Lý Tự Trọng, Q1, TPHCME-mail: info@westcoastinternational.comHotline: +84 772 643 599

Chi nhánh Phòng Khám Nha Khoa Westcoast tại Thảo Điền27 Nguyễn Bá Lân, Thảo Điền, Q2, TPHCME-mail: thaodien@westcoastinternational.comHotline: +84 903 670 159

Phòng Khám Nha Khoa tại Hồ Tây Hà NộiLầu 2, Syrena Shopping Center, 51 Xuân Diệu, Quận Tây HồE-mail: westlake@westcoastinternational.comHotline: +84 59 928 5151

Bài viết liên quan:
  • Răng sữa mọc lệch có ảnh hưởng gì không?
  • Thời điểm niềng răng cho trẻ tốt nhất là khi nào?
  • Nhổ răng cho trẻ có đáng quan tâm?
  • Răng ở trẻ em nên được chăm sóc thế nào?
  • Đau sau nhổ răng có nguy hiểm không? Làm thế nào để phục hồi nhanh?
  • Răng Của Trẻ Mọc Lệch Cha Mẹ Đừng Thờ Ơ
  • Răng sữa ở trẻ và những điểm cần lưu ý

Từ khóa » điều Trị Sâu Răng Sữa ở Trẻ Em