“Làm Sao để Chuẩn Bị Tốt Bài Thuyết Trình Bằng Tiếng Anh Trong Hội ...
Có thể bạn quan tâm
Câu lạc bộ QLCL - ATNB linhphandr@gmail.com +84 978 522 626
- Giới thiệu
- Giới thiệu CHIR
- Kết nối Chuyên gia
- Danh sách khách hàng và đối tác
- Mục lục
- Kết nối NGƯỜI - VIỆC
- Chuyên mục
- Bài từ Diễn đàn CLB QLCL-ATNB
- Quản lý chất lượng
- HỌC mỗi ngày
- Cùng CHIR triển khai 83 TC
- Giảm xuất toán BHYT
- HÀNH mỗi ngày - 83TC
- Y thủ thỉ - TẾ tâm tình
- Bệnh nhân vui tính
- Kỹ năng mềm
- Y tế thông thái
- Phòng chống Covid-19
- Truyền thông trong y tế
- Truyền thông GDSK
- Tự hào vì mình là Điều Dưỡng
- Chuẩn chất lượng
- Chuẩn chất lượng của Bộ Y Tế
- Chuẩn chất lượng JCI (Mỹ)
- Chuẩn thiết yếu JCI (Mỹ)
- Chuẩn chất lượng ISO 15189
- Tiêu chí Chất lượng PKĐK
- Cải tiến
- LEAN 6-Sigma
- Sáng kiến cải tiến
- Học từ sự cố rủi ro
- 5S trong y tế
- NCKH
- Đào tạo
- Đề tài nghiên cứu khoa học
- Bài viết
- Dịch vụ
- Tư vấn
- Đào tạo
- Công cụ quản lý chất lượng
- Sự kiện
- Liên hệ
Sau đó đã nhận được rất nhiều phản hồi - chia sẻ từ các thành viên trong diễn đàn:
1. Dinh Cung Dang: “ Hãy nhờ người nào thạo Anh ngữ sửa hộ toàn văn bài phát biểu, hình chiếu và bài in cho tập kỷ yếu (proceedings). Học thuộc những câu chính để không có vẻ đạo văn. Trước khi lên bục thì người nào cũng hồi hộp dù giỏi đến đâu chăng nữa. Trình độ Intermediate là đủ vì những nhà thực sự chuyên môn trong ngành họ nghe vài chữ là họ hiểu muốn nói gì rồi. Họ không phải là tiến sĩ văn chương của ĐH Oxford đâu mà phải sợ.” 2. Thien Mai: “Thường oral presentation ở hội nghị lớn khoảng 10 phút trình bày và 5 phút Q&A nên em nghĩ chỉ cần có khoảng 10 slide rõ ràng và đúng nguyên tắc của slide và viết script theo các slide đó, trình bày thử trước đồng nghiệp hoặc tự trình bày khoảng 5 lần là ổn ạ. Tự tin và bình tĩnh là ổn hết anh à. Good luck! ” 3. Lan Vien Phan: Để chuẩn bị cho bài nói của mình, em có khoảng 3 tháng để giúp mình có thể tự tin hơn trong việc trình bày bằng tiếng Anh. Cách của em là: - Luyện tập với ELSA để tập phát âm, em mua 3 tháng sử dụng thay vì mua gói sử dụng vô thời hạn để thúc mình học để phát âm ổn trong 3 tháng kết hợp với bài học phát âm trên mạng. - Chuẩn bị bài tiếng Việt thông suốt và dịch qua tiếng Anh, đọc đi đọc lại để chắt lọc câu từ then chốt, ưu tiên chọn từ càng đơn giản, dễ hiểu càng tốt. - Tập thuyết trình bằng tiếng Anh và ghi hình lại, em hay ra công viên hoặc nơi rộng rộng,tập nói như thể nói cho 500 anh em nghe vì giọng em khá mỏng và yếu. Hồi đó em có nhờ một bạn tutor góp ý giúp em về các clip này. - Luyện hơi: O – A – M theo kiểu tập Yoga. - Nghe TED TALK mỗi ngày. --> Điều quan trọng nhất em nghĩ là sự thông suốt từ bên trong, tức là mình nói thật, chia sẻ thật những gì mình làm. 4. Lily Trang Pham: Với trường hợp bạn này đã có slide hoàn chỉnh tiếng Việt (coi như copy – past qua tiếng Anh và chỉ cần chuẩn bị phần nói thôi, không bàn tới logic hay chỉnh sửa thêm nội dung bài nói). - Tìm xem clip các bài nói chuyện hội nghị, coi người ta mở đầu, kết thúc câu thế nào để chọn ra chừng 2-3 câu mình sẽ dùng để mở đầu, kết thúc. - Viết các câu mình nói bằng tiếng Anh ra phần note của ppt, xem thử có sai sót văn phạm hay dùng từ không phải văn nói không. Gởi người giỏi tiếng Anh hoặc người làm khoa học bản xứ xem lại để góp ý. - Học thuộc, thâu âm lại, đem cho mấy người nghe thử xem ok ko, cách ngắt câu, phát âm. Với những từ khóa, từ chuyên môn quan trọng, tìm phiên âm và cách đọc để đọc cho đúng (google translation có đọc cho mình nghe). - Luyện tập và tự tin khi trình bày. - Chuẩn bị những câu hỏi có thể được hỏi, cách cám ơn và bắt đầu phần trả lời, cách trả lời thế nào cho gọn, vô vấn đề hoặc hẹn lại gặp trả lời sau. 5. Danh Nguyen: Cách nhanh theo trải nghiệm của mình: - Chuyển ngữ bài slide set thật chuẩn, ngắn gọn, vì bài slide không quá cần grammar nhiều, cần bullet points. Nên đọc các journal hay reference để chuyển cho đúng term. Đọc lại nhiều lần cho nắm ý hết... Nói chung “content” thiệt là ngon, thông ý (lỡ có bị hỏi, biết đỡ). - Luyện phát âm đúng english để nhấn nhá phonetic và các âm vòm hay mũi, đặt lưỡi lên platal hay inspiration, tròn miệng, tập âm cuối vì dân Việt mình làm biếng đọc... - Practice với Coach hay dân dạy presenter chuyên, tập trả lời câu hỏi... - Thường bài present ngắn chừng 10-15 mins nên cách trả lời cũng có chiêu. Nói chung vì báo cáo đứng bục nên các skills về Posture hay Gesture cũng dễ, tập múa nhẹ tay cho tự tin. --> Ba bí quyết: Practice, Practice và Practice. Chúc thành công ! 6. Bích Nga: - Slides tiếng Anh phải chuẩn việc này có thể nhờ trợ giúp , điều này quan trọng vì họ nghe ko rõ thì có thể xem slide & biết được key summary từng slide. - Tập phát âm chuẩn 1 số từ key word, không nói dài dòng. - Đọc và ghi âm nghe, canh thời gian… 7. Châu Uy Bằng: “ Em nghĩ anh có thể thử: - Viết nội dung sẽ nói ra giấy trước bằng tiếng Việt. Sau đó chuyển ngữ sang tiếng Anh. Thường thì người nghe họ cũng hiểu là mình sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2, nên quan trọng vẫn là ý chính và "dám nói" chứ ở giai đoạn này đừng quá đặt nặng vấn đề nói phải làm sao cho hay, bóng bẩy. Chuyển ngữ thì có thể dùng các cấu trúc câu, ngữ pháp của Anh văn phổ thông kết hợp với thuật ngữ y khoa. Nguồn từ vựng có thể thông qua bài báo khoa học đã đọc, còn khó quá thì cứ google dịch, sau đó chép câu google dịch vào để tìm kiếm, rồi lọc ra những câu mà mình thấy sát nghĩa và được mọi người sử dụng nhiều nhất. - Sau khi chuyển ngữ rồi có thể nhờ 1 người có kinh nghiệm xem qua góp ý để chỉnh sửa. Sau đó học thuộc lòng bài nói. - Sau khi thuộc rồi thì tập nói. Nói thì có những điểm cần lưu ý là phát âm đúng, ngữ điệu và tư thế. Phát âm thì có thể xem và nghe phát âm trên từ điển. Ngữ điệu của cả câu thì có 1 số trang web dạng "đọc chữ dùm bạn", mình cứ chép bài mình lên thì nó đọc, mình nghe cách nó đọc để bắt chước ngữ điệu. Tư thế nói thì có thể thực tập lúc nào cũng được, vắng người thì đứng trước gương, lúc đi làm thay vì nói theo phản xạ thì tập đứng thẳng, diễn đạt ý tưởng, cứ suy nghĩ giống như là mình đang tập để thuyết trình. - Sau khi tập nói rồi thì nói cho 1 người có kinh nghiệm nghe. Hình thức có thể là trực tiếp hoặc qua video call. Sau đó hỏi người nghe xem họ hiểu mình nói gì không, cảm thấy thế nào (có bùn ngủ không), có phần nào lan man không, đủ thời gian không, cử chỉ có gì chưa phù hợp không, ngoài ra có cần thay đổi gì nữa không. Sau khi ghi lại feedback thì mình lại sửa phần nói của mình lại lần nữa, bao gồm cả nội dung nói và cách nói. - Thực tập và thực tập: cứ có thời gian rảnh là thực tập thôi, lúc đầu là thực tập còn nhìn slide, mốt thuộc rồi thì tự nhẩm luôn không cần slide. Hi vọng những chia sẻ này giúp được gì đó cho anh.” 8. Yen Nguyen: “ Khi trình bày tại hội nghị, những gì mình nói thì ko khó. Cái khó là trình tiếng Anh không đủ để nghe các câu hỏi mà trả lời. Có khi hỏi 1 đằng trả lời 1 nẻo, rồi trả lời tiếng Anh mà người nghe chả hiểu gì (vì phát âm sai, ngữ pháp sai). Cái này phải khổ luyện, trước mắt hãy nghe đài địch hàng ngày (CNN, BBC...), đọc báo tiếng Anh hàng ngày. Còn vụ slide, nên viết những gì cần nói vào phần ghi chú ở dưới mỗi slide (phần này ko hiện trên màn chiếu). Nhờ IT ở hội nghị chỉnh cho bài trình bày trên laptop có hiện toàn thể slide cả phần ghi chú, còn trên màn chiếu là slide như bình thường. Khi tôi trình bày tại hội nghị Lao thế giới tại Paris, soạn xong slide tôi nhờ 1 đồng nghiệp người Anh chỉnh sửa. Viết phần lời ra giấy theo từng slide (từ slide đầu tiên chào hội nghị & giới thiệu mình), học thuộc lòng trình bày trong 1 group nhờ các anh chị em góp ý & hỏi. Sau đó đăng ký trình bày trong 1 seminar của OUCRU tại tp HCM, bao nhiêu chuyên gia hỏi tới tấp. Có câu nghe được, trả lời được, có câu nghe sai, trả lời sai. Nhưng để luyện hỏi đáp, và lường được các câu có thể bị hỏi. Khi lên trình bày, sau câu chào hỏi, tôi nói thêm "This is the 1st time I have a presentation in a big conference". Ngụ ý để mọi người thông cảm nếu run và hỏi đừng lắt léo quá!” THÔNG TIN KHÁC- Chủ đề giao tiếp NVYT - Người bệnh - Làm sao để giảm thiểu và phòng tránh rủi ro do giao tiếp
- Khung huấn luyện kỹ năng mềm cho Y Tế
- CHIPS
- Xử lý tình huống khó đỡ: Quyết sinh thường, không chịu mổ
- Mời người nhà ra khỏi phòng cấp cứu
- Làm thế nào để đặt tâm trí vào trạng thái dòng chảy
- Hãy tin vào lòng tự trọng của con người
- 7 thói quen của người có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao
- Gạch đá, bánh mì kẹp thịt, và kỹ năng giao tiếp
- Emotional Intelligence trong Kỹ năng trình bày
- Đặt mình trong vị trí của người khác
- Kỹ năng làm việc theo nhóm
- Hiểu về Kỹ năng Cứng và Kỹ năng Mềm (ThS. Tô Thanh Hiếu)
Ý TƯỞNG CHẤT LƯỢNG
"Chi phí quan trọng hơn chất lượng, nhưng chất lượng là con đường tốt nhất để giảm chi phí" - Genichi Taguchi
ĐỐI TÁC
Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB
© 2014 Thiết kế bởi QPS TeamTừ khóa » Trình Bày Dài Dòng Tiếng Anh Là Gì
-
Dài Dòng«phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh | Glosbe
-
'dài Dòng' Là Gì?, Tiếng Việt - Tiếng Anh
-
DÀI DÒNG - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
DÀI DÒNG Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
Vietgle Tra Từ - Định Nghĩa Của Từ 'dài Dòng' Trong Từ điển Lạc Việt
-
DÀI DÒNG - Translation In English
-
Trình Bày Tiếng Anh Là Gì Cụm Từ Người Trình Bày Tiếng Anh Là Gì
-
Cách Viết Thư Bằng Tiếng Anh đúng Chuẩn Người Bản Ngữ
-
Cấu Trúc Thuyết Trình Tiếng Anh Chuyên Nghiệp Không Thể Bỏ Qua
-
Cách Viết Email Xin Việc Bằng Tiếng Anh Theo Chuẩn
-
Viết CV Như Thế Nào Cho đúng Chuẩn? - TopCV
-
Portfolio Là Gì Và Làm Sao để Portfolio Nổi Bật? - Hotcourses Vietnam
-
6 điều Nhân Viên Phục Vụ Cần Tránh Khi Giao Tiếp Tiếng Anh Với Khách ...
-
Mục Tiêu Học Tiếng Anh: 5 Bí Quyết Hoàn Hảo đưa Bạn đến Thành Công