LÀM SAO MỚI CÓ THỂ NHỚ CHẮC ĐƯỢC CHỮ HÁN

Chữ Hán xem ra phức tạp khó nhớ, nếu bạn hiểu được bí quyết, thì việc nhớ chữ Hán rất nhẹ nhàng. Sau đây, Hoa văn SaigonHSK chia sẻ với bạn một số chú ý khi học chữ Hán, hy vọng có thể giúp được bạn nhớ chữ Hán nhanh hơn và lâu hơn nhé. Trước khi đọc hiểu bài viết dưới đây, các bạn phải nắm và hiểu rõ 2 khái niệm sau nhé:

1. Bộ chữ trong chữ Hán và Kết cấu của chữ Hán:

1.1 Bộ chữ trong chữ Hán:

Biết tên và hiểu nghĩa của các bộ thủ trong tiếng Hán vô cùng quan trọng đối với những người học tiếng Hán, vì trong chữ Hán được cấu tạo từ các bộ thủ và có liên quan chặt chẽ với ý nghĩa của bộ thủ đó. Ví dụ bộ Thủy 氵”trong tiếng Hán có nghĩa là “nước”, vì vậy những chữ Hán có bộ Thủy 氵” sẽ thường liên quan đến nước. Ví dụ :

河// sông

汗/hàn/ mồ hôi

渴// khát nước

泪/lèi/ nước mắt

湖// hồ nước

汤 /tāng/canh

Hay như bộ Khẩu “口 “trong tiếng Hán nghĩa là cái miệng, vì vậy những chữ Hán có bộ Khẩu “口 “sẽ thường liên quan đến cái miệng. Ví dụ :

吃/chī/ ăn

喝// uống

唱/chàng/ hát

骂// mắng chửi

叫/jiào/ kêu, gọi

问/wèn/ hỏi

Trong tiếng Hán có khoảng 214 bộ chữ, nhưng có khoảng hơn 100 bộ thường dùng, người học tiếng Hán cần phải biết và hiểu nghĩa các bộ thủ thường dùng này mới có thể nhớ kỹ được chữ Hán. Dưới đây là một số bộ thủ thường dùng :

1.2 Kết cấu chữ Hán:

Bạn nhất định phải biết những kết cấu cơ bản của tiếng Hán, vì nó rất quan trọng trong việc viết chữ Hán và ghi nhớ chữ Hán. Bạn nắm được kết cấu của chữ Hán, bạn sẽ viết chữ gọn gàng vuông vứt hơn, trong chữ Hán có 2 kết cấu lớn: một là kết cấu độc thể, hai là kết cấu hợp thể. Trong kết cấu hợp thể được chia thành sáu kết cấu nhỏ: kết cấu trái phải, kết cấu trên dưới, kết cấu bao vây bốn mặt, kết cấu bao vây hai mặt, kết cấu bao vậy ba mặt và kết cấu từ hai bộ kiện trở lên. Bạn hãy quan sát kỹ các ví dụ dưới đây nhé:

2. Làm thế nào để nhớ chắc chữ Hán

2.1 Phân tích giải phẫu chữ Hán tự:

Khi chúng ta nhìn thấy một từ mới, đầu tiên phản chiếu vào trong đầu chúng ta là kết cấu của chữ Hán này, và nhanh chóng phân tích giải phẫu kết cấu của nó. Ví dụ :

Chữ “草 “có kết cấu hợp thể trên dưới :

Bộ thảo, nghĩa là cỏ

Bộ nhật, nghĩa là mặt trời

Bộ thập, nghĩa là mười

Chữ 安có kết cấu hợp thể trên dưới:

Bộ miên, nghĩa là mái nhà

Bộ nữ, nghĩa là người phụ nữ

Chữ 阳 có kết cấu trái phải:

Bộ ấp liễu

Bộ nhật, có nghĩa mặt trời

Sau khi phân tích kết cấu xong, chúng ta nhớ kỹ chữ Hán này là cái gì cộng với cái gì. Đương nhiên, điều này phải thường xuyên luyện tập, luyện nhiều rồi, não bộ của chúng ta sẽ có phản ứng điều kiện, mỗi khi nhìn thấy một chữ Hán thì tự động trong đầu của chúng ta sẽ phân tích nó.

2.2 Cùng lúc phân tích kết cấu chữ Hán, chúng ta cũng ghi nhớ ý nghĩa của chữ Hán:

Ví dụ như chữ  Hán “游”, phân tích chữ Hán này thành 4 bộ phận, giống như hình dưới thể hiện. Lý giải ý nghĩa như thế này: một nơi có nước, có một đứa bé đang bơi.

Bộ thủy, nghĩa là nước

Bộ phương, nghĩa là phương hướng,

 nơi chốn.

Bộ tử, nghĩa là con cái, đứa bé

 “游” /yóu/ là một nơi có nước, có một đứa bé đang bơi.

Bộ miên, nghĩa là mái nhà

Bộ nữ, nghĩa là người phụ nữ

“安” /an/ là dưới mái nhà có bàn tay của người phụ nữ thì mới bình an được.

2.3 Theo ý nghĩa của chữ, để ghi nhớ chữ:

Theo ý nghĩa của chữ, để ghi nhớ chữ, ví dụ  như những chữ thuộc về nội tạng hoặc các bộ phận cơ thể, thường đều lấy bộ “月” (bộ nhục) làm bộ thủ chính:

腿/tuǐ /chân

胳膊/gēbo/ cánh tay

脏/zàng/ tim

肺/fèi/ phổi

脾/pí lá/ lách

/zàng/ tim

Hay những từ liên quan đến động tác bằng tay đều lấy bộ thủ “扌” (cái tay) làm chính bộ thủ chính:

扔/rēng/ ném

抓/zhuā/ chốt, móc

提/tí/ xách

打/dǎ/ đánh

捉/zhuō/ cầm, nắm

/zhuō/ cầm, nắm

Trên đây là một vài lưu ý để giúp bạn biết cách làm sao để nhớ chữ Hán được kỹ hơn. Hoa văn SaigonHSK sau này sẽ chia sẻ thêm những bài viết có liên quan đến chủ đề này để bạn học cách nhớ chữ Hán dễ dàng hơn. Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho bạn bè mình cùng xem nhé. Chúc bạn học tập mỗi ngày một tiến bộ hơn nhé.

 Nạp thêm Ngôn Ngữ – Chạm đỉnh thành công.            Hoa Văn SaigonHSK chúc các bạn học tập tốt.

Xem thêm các chủ đề từ vựng khác: – Tình trạng Bệnh, Triệu chứng và Chấn thương. – Tình trạng Sức khỏe và Cảm xúc. – Từ vựng về chủ đề môn thể thao Golf. – Từ vựng và mẫu câu Thương Mại – Từ vựng và mẫu câu hội thoại Phỏng Vấn Xin Việc 

Chia sẻ:

Từ khóa » Bộ ấp Trong Tiếng Trung