Lang Hue - Nguyệt Hạ Độc Chước (Dưới Trăng Uống Rượu Một Mình)

Lý-Bạch "Dưới Trăng Uống Rượu Một Mình"

Thi-Tiên Lý-Bạch (李白) là Nhà Thơ nổi-tiếng ở Trung-Hoa, thời thịnh Đường (Lý-Long-Cơ 618-907).

I. Vài Hàng Tiểu-Sử:

Lý-Bạch sinh năm 701, tự Thái-Bạch, hiệu Thanh-Liên cư-sĩ, sinh tại Lũng-Tây, huyện Thiên-Thủy. Ông nổi-tiếng uống rượu, làm thơ và yêu trăng. Ông mất năm 762.

Lý-Bạch đã sáng-tác hơn 20.000 bài thơ, nhưng ông không giữ bài nào. Thơ của ông được biết tới là nhờ dân-gian truyền-tụng. Đến khi ông mất (762), người ta mới gom-góp lại được 1.800 bài, nhưng đến nay chỉ còn khoảng một ngàn bài.

Lý-Bạch sáng-tác về mọi đề-tài. Thơ của ông nhẹ-nhàng, phóng-khoáng, tự-nhiên, không bàn đến thế-sự, lại lãng-mạn và ít dùng điển-tích như các nhà thơ Trung-Hoa khác.

Sau đây là bài “Nguyệt Hạ Độc Chước” được truyền-tụng rất nhiều trong dân-chúng:

II. Bài Thơ “Nguyệt Hạ Độc Chước”:

1. Hán:

月下 獨 酌

花間一壺酒 獨酌無相親 舉杯邀明月 對影成三人 月既不解飲 影徒隨我身 暫伴月將影 行樂須及春 我歌月徘徊 我舞影零亂 醒時同交歡 醉後各分散永結無情遊 相期邈雲漢

2. Hán-Việt:

Nguyệt Hạ Độc Chước

Hoa gian nhất hồ tửu,Độc chước vô tương thân.Cử bôi yêu minh nguyệt,Đối ảnh thành tam nhân.Nguyệt ký bất giải ẩm,Ảnh đồ tùy ngã thân.Tạm bạn nguyệt tương ảnh,Hành lạc tu cập xuân.Ngã ca nguyệt bồi hồi;Ngã vũ ảnh linh loạn.Tỉnh thì đồng giao hoan,Túy hậu các phân tán.Vĩnh kết vô tình du,Tương kỳ diểu Vân Hán.

3. Bản-dịch:

Dưới Trăng Uống Rượu Một Mình

Rượu ngon ta uống một mìnhBên hoa, trăng sáng lung-linh ánh vàngTrăng ơi, trăng uống đi trăngVới ta, trăng, bóng là thành bộ baTrăng không biết uống trăng-tàSao bóng luẩn-quẩn bên ta thế nàyTrăng theo bóng ngả về đâyChơi xuân cho kịp những ngày có xuânTa ca, trăng cũng tần-ngầnTa múa, bóng cũng thêm phần lung-linhKhi tỉnh, cùng thắm-thiết tìnhKhi say, phân-tán muôn hình muôn nơiBiết nhau trên đoạn đường đờiGặp nhau Vân-Hán cho vơi nỗi-buồn.

Hà Việt Hùng

Rượu, trăng và thơ là những người bạn tri-kỷ thân-thiết nhất của Lý-Bạch. Có một đêm Lý-Bạch say rượu ở sông Thái-Trạch, huyện Đang-Đồ, ông chèo thuyền ra giữa sông. Ông nhìn thấy trăng ở dưới đáy sông, nhẩy xuống với ý-định vớt trăng lên, nhưng bị chết đuối. Từ nơi đó, người ta xây một cái đài để tưởng-niệm ông, gọi là Tróc Nguyệt Đài, có nghĩa là đài bắt trăng. Chuyện ông chết đuối có phần tưởng-tượng thêm, nhưng điều đó càng làm thơ ông hay hơn.

III. Tham-Khảo:

- Các websites liên-quan.- Wikipedia.

Hà-Việt-HùngViết xong 12/2013

Từ khóa » Cử Bôi Yêu Minh Nguyệt