Lắng Nghe đồng Cảm - Văn Đạo Tứ

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Lắng nghe đồng cảm:

Lắng nghe đồng cảm:

Trong cuộc sống mỗi con người có rất nhiều tâm tư, tình cảm cần được chia sẻ. Có những điều chỉ khi chia sẻ với ai đó mới thấy thanh thản. Lúc này vai trò người lắng nghe không phải là thu nhận thông tin hay gì khác mà chính là giúp cho người nói vượt qua những trắc ẩn, lo âu, băn khoăn của cuộc sống. Với một thái độ tôn trọng, đồng cảm, đáng tin cậy, người nói có thể chia sẻ với ta những điều mà họ ấp ủ bấy lâu. Qua những tâm sự, bạn sẽ dần hiểu ra vấn đề và đặt câu hỏi để người nói có thể tự rút ra được giải pháp hay tìm được lối thoát cho mình. Để lắng nghe đồng cảm, hãy lắng nghe mà không phán xét, hãy lắng nghe mà không thành kiến. Điều đó sẽ giúp họ dễ dàng tâm sự và bày tỏ quan điểm. Lắng nghe có nghĩa là trước khi nghe chúng ta hãy để cho tâm mình lắng xuống. Một hồ nước chỉ nhìn rõ đáy khi nước trong và mặt hồ lặng sóng. Nghệ thuật thấu hiểu tâm lý người khác được bắt đầu từ việc chúng ta để cho tâm mình tĩnh lặng. Khi nghe chúng ta hãy gạt tất cả những thành kiến, sự đánh giá phán xét sang một bên để chú tâm vào việc lắng nghe. Kinh Phật dạy lắng nghe như sau: "Lạy đức Bồ Tát Quan Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ Tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe, biết hiểu. Chúng con xin tập ngồi nghe với tất cả sự chú tâm và thành khẩn của chúng con. Chúng con xin tập ngồi nghe với tâm không thành kiến. Chúng con xin tập ngồi nghe mà không phán xét, không phản ứng. Chúng con nguyện tập ngồi nghe để hiểu. Chúng con xin nguyện ngồi nghe chăm chú để có thể hiểu được những điều đang nghe và cả những điều không nói. Chúng con biết chỉ cần lắng nghe thôi, chúng con cũng đã làm vơi bớt rất nhiều khổ đau của kẻ khác rồi.” Chữ Thính của người Trung Quốc (xem hình) thể hiện rất sâu sắc kỹ năng lắng nghe, nó gồm các bộ vương, nhĩ, nhãn, nhất, tâm. Ta cùng nghiên cứu để rút bài học nâng cao hiệu quả công việc:
  • Vương: Tôn trọng người nói. Coi người nói là thượng đế.
  • Nhĩ: Lúc nào cũng phải vểnh tai lên mà lắng nghe.
  • Nhãn: Để thấu hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của đối tác, để lắng nghe cả những điều mà đối tác chưa biết cách diễn tả, khi nghe nên nhìn vào mặt và mắt đối tác.
  • Tâm: Phải để tâm đến đối tác và để tâm vào câu chuyện, hết lòng lắng nghe. Tâm là sự thành tâm, lòng mong muốn được chia sẻ và thấu hiểu.
  • Nhất: Tất cả những điều trên phải đồng nhất kết hợp.
Lắng nghe là một kỹ năng cơ bản trong giao tiếp. Vận dụng tốt kỹ năng lắng nghe sẽ giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách đến thành công. Quantri.vn - Biên tập và hệ thống hóa THÍNH THÍNH (lắng nghe) Lm. JB. Trần Đinh Tử Chúng ta thường nhắc nhau: Hãy-Biết-Lằng-Nghe! Trong Tin-Mừng Chúa Giêsu đã nhắc chúng ta: Quả thế, Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người công chính đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe. (Mt 13,17) Người nói với các ông: Hãy để ý tới điều anh em nghe. Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa. (Mc 4,24) Nhân đầu năm mới 2017, chúng ta cùng suy tư một chút về *Hán-tự (Hán-văn): *âm Hán-Việt: thính *Chữ Trung-Quốc: *âm Bắc-Kinh (pīnyīn): tīng, tìng *nghĩa: nghe, dùng tai để nghe, lắng nghe.

Thính () (lắng nghe) gồm bộ Nhĩ (chỉ cái tai); chữ Vương(vua, lãnh đạo), chữ Thập (số mười, phiếm chỉ số nhiều), chữ Mục (con mắt), chữ Nhất (một) và cuối cùng là Tâm (con tim), người ta phải nghe bằng tai, làm chủ được điều mình nghe, nhìn nhận nhiều lần bằng mắt và suy xét bằng một con tim.

Nghe là điều quan trọng:

Nghe đúng sẽ làm trúng, nghe sai sẽ làm trật.

Nghe mà không hiểu đúng, là dấu hiệu cho biết mình còn yếu kém.

Nghe hiểu đúng, mà không làm theo là tự hại đời mình.

Nghe mà hiểu sai, mà làm thì hại cả mình lẫn người khác.

Lắng-Nghe chính là thước đo khả năng nhận thức, thể hiện đẳng cấp, quyết định thành công.

Đó là những gì cha ông Việt-Nam chúng ta muốn dạy cho con cháu hơn hai ngàn năm trước, về tầm quan trọng của việc Lắng-Nghe. Cha ông chúng ta đã chấp nhận ý nghĩa của Hán-tự này và đã dùng chữ Nôm, tiếng-Việt-Nam như: Thính-Tai là tai nghe rất rõ và hiểu đúng vấn đề.

Lắng-Nghe không chỉ bằng tai một cách hời hợt, nhưng còn là có nhận xét kiểm chứng nhiều lần bằng mắt và với một con tim (là toàn bộ con người).

Nào chúng ta cùng lắng nghe để sống tốt hơn trong năm mới 2017.

Ước chi được như vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi VÕ ĐỨC PHƯƠNG VĂN HỌC Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Lưu trữ Blog

  • ▼  2017 (25)
    • ▼  tháng 5 (25)
      • Công thức 6C – Công thức bán hàng chuyên nghiệp
      • Công thức của thành công trong nghề bán hàng
      • BÍ QUYẾT NẮM BẮT TÂM LÝ KHÁCH HÀNG
      • BÀI HỌC NẮM BẮT TÂM LÝ KHÁCH HÀNG QUA 3 MẨU CHUYỆN...
      • 10 KỸ NĂNG DÀNH CHO NHÂN VIÊN BÁN HÀNG CHUYÊN NGHIỆP
      • ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG KDTM BẠN PHẢI NẮM CHẮC 4 KHÍA ...
      • Khám phá nhu cầu khách hàng thông qua... lắng nghe
      • Lắng nghe đồng cảm:
      • Vì sao Tổng thống Nga V.Putin thường xuyên trễ hẹn
      • Bài học rót nước - Nghệ thuật giao tiếp
      • Câu chuyện về Nhà vua nói lắp King George VI
      • CHỮ TÍN
      • Chữ THÍNH và nghệ thuật LẮNG NGHE
      • chữ NGHE trong Hán ngữ
      • 5 ĐỨC TÍNH TỐT CỦA GÀ TRỐNG TRONG PHONG TỤC VIỆT NAM:
      • 3 BÀI HỌC TỪ CÁCH SƯ TỬ DẠY CON
      • 5 CÂU CHUYỆN ĐỂ LẠI NHỮNG BÀI HỌC VÔ GIÁ CHO BẠN.
      • 5 bài học quý giá từ những loài động vật
      • 7. KH NÊN HIỂU ....
      • 6. Chao Chung Lee - Tổng giám đốc tập đoàn Shing Mark
      • 5. Sài Gòn rộ mốt “bất động sản xanh”
      • 4. Hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
      • 3. Người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam cần giấ...
      • 2. Nhìn lại sự lột xác của bờ biển Quy Nhơn
      • 1. Vạn sự tùy duyên.

Từ khóa » Nhĩ Vương Nhãn Nhất Tâm