Trao đổi Về Chữ Thính 聽 Trong Sách Thực Hành Kĩ Năng Sống (dành ...

Đây là chữ Thính được ghép bởi 6 chữ (bộ) khác nhau, đó là chữ Nhĩ (tai), Vương (vua), Thập (số 10, mười phương), Tứ (số 4, bốn phương), Nhất (số 1, còn nhiều nghĩa khác: đồng ý, đứng đầu, ...), Tâm (tim, tấm lòng, tình cảm).

Không hiểu sao tác giả sách THKNS cho HS lớp 5 lại phân tích chữ Thính chỉ gồm 5 chữ (bộ) khác nhau?. Tác giả đã ghép chữ Thập và chữ Tứ ghép lại thành chữ Nhãn (là mắt, chỉ việc nhìn, quan sát?). Theo tôi biết thì chữ Nhãn (mắt) được viết là 眼.

Theo tôi:

+ Chữ Nhĩ: chỉ việc phải nghe bằng tai,

+ Chữ Vương: chỉ việc khi nghe cần tôn trọng người nói và coi lời nói của người nói như của vua;

+ Chữ Thập và Tứ: chỉ âm thanh có ở khắp nơi (thập phương - tứ hướng), nên cũng không nên nghe mà cứ để tai ở thập phương tứ hướng, vậy chỉ là nghe tự do;

+ Chữ Nhất và Tâm: chỉ việc khi nghe cần chú tâm, nhất tâm (một lòng) chăm chú lắng nghe.

Như vậy, người Trung Quốc xưa viết chữ Thính hàm ý muốn nói khuyên răn con cháu rằng khi Nghe cần nghe bằng tai, cần tôn trọng người nói như vua, âm thanh có ở khắp nơi nhưng khi nghe cần phải một lòng chăm chú, không được để những âm thanh khác chi phối.

Vậy không biết do sự hiểu biết về cấu tạo chữ Hán của tôi hay tác giả có chỗ nhầm lẫn, sai sót, rất mong thầy cô tìm hiểu và chỉ giáo giúp cho.

Trần Hải rất mong thầy cô giáo nào có bài viết hay, phân tích về câu tạo chữ Thính này, xin hãy liên hệ với Trần Hải theo địa chỉ: haitienduong1977@gmail.com . Trần Hải xin trân thành cảm ơn rất nhiều!

Nhắn tin cho tác giả Đặng Trần Hải @ 16:21 25/08/2014 Số lượt xem: 10762 Số lượt thích: 0 người

Từ khóa » Nhĩ Vương Nhãn Nhất Tâm