Lãnh Tụ Nguyễn Ái Quốc Với Việc Thành Lập Mặt Trận Việt Minh

  • Tiếng Việt
  • English
  • Trang chủ
  • Chính quyền
    • Giới thiệu
      • Lịch sử hình thành
      • Điều kiện tự nhiên
      • Đơn vị hành chính
      • Dân số và lao động
      • Bản đồ hành chính
    • Bộ máy tổ chức
      • Tỉnh ủy
      • Ủy ban nhân dân tỉnh
      • Các sở, ban, ngành
      • UBND các huyện, thành phố
    • Hoạt động của Lãnh đạo
    • Thông tin chỉ đạo điều hành
  • Nhà đầu tư
  • Thủ tục hành chính
    • Hệ thống thông tin giải quyết TTHC
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Công khai thủ tục hành chính
  • Sản phẩm địa phương

Thứ 7, Ngày 30/11/2024 -

  • Chủ tịch UBND tỉnh trao Quyết định về công tác cán bộ
  • Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Kon Tum
  • Sơ kết 03 năm thực hiện giúp đỡ xã Mường Hoong và xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei
  • Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính một cách thực chất
  • Giao ban công tác báo chí tháng 11/2024
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với việc thành lập Mặt trận Việt Minh Ngày đăng: 08/07/2014 02:26 Đọc tin bài Xem: 12635 In trang Mặc định Cỡ chữ

Kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết của dân tộc ta, ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã chủ trương đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ để cùng nhau chống kẻ thù chung vì độc lập tự do của Tổ quốc. Từ khi ra đời đến nay, các hình thức tổ chức hoạt động của Mặt trận như: Hội phản đế đồng minh (1930), Phản đế liên minh (1935), Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (1938), Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế (1940), Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (1941), Hội Liêp hiệp quốc dân Việt Nam (1946), Mặt trận Liên - Việt (1951), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960), Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình Việt Nam (1968) và ngày nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (từ 4-2-1977 đến nay), đó là sự vận dụng mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với từng thời kỳ đấu tranh của cách mạng Việt Nam. Trong mọi hoàn cảnh của từng thời kỳ cách mạng Việt Nam, Mặt trận luôn là nơi khơi dậy và phát huy lòng yêu nước của mọi người Việt Nam, tập hợp và tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và  xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân. 

Tranh cổ động - Ảnh: Internet
  Đầu năm 1941, trước những thay đổi mạnh mẽ của tình hình trong nước và những biến động to lớn trên thế giới, ngày 28-1-1941 (mồng 2 tháng Giêng năm Tân Tỵ), Nguyễn Ái Quốc từ Quảng Tây, Trung Quốc lên đường về nước. Khi bước tới cột mốc 108 nằm trên biên giới Việt - Trung (thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), qua 30 năm xa Tổ quốc tìm đường cứu nước nay mới trở về, Người đứng lặng hồi lâu, xúc động.   Trước khi lên đường về nước,nhằm chuẩn bị thành lập mặt trận dân tộc rộng rãi ở nước ta, đầu tháng 1-1941, tại làng Nậm Quang (Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc tổ chức lớp học và trực tiếp huấn luyện chính trị cho 43 cán bộ cách mạng Việt Nam. Cộng sự của Người có các đồng chí Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... Chương trình huấn luyện gồm ba phần chính, bao gồm: Tình hình thế giới và trong nước; Tổ chức đoàn thể quần chúng; Cách điều tra, tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện và đấu tranh cách mạng.   Cuối tháng 4-1941, Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ cho đồng chí Vũ Anh triệu tập hội nghị cán bộ tỉnh Cao Bằng để rút kinh nghiệm tổ chức thí điểm Mặt trận Việt Minh tại Cao Bằng.   Từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, tại Khuổi Nậm, Pác Bó, Cao Bằng,Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ tám Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị khẳng định:“Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi lại được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, đòi hỏi Đảng ta phải tập hợp, đoàn kết được mọi lực lượng trong xã hội, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc vào một mặt trận dân tộc thống nhất. Theo sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi mang tên Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Hội nghị nêu rõ: Khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm và quyết định lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của Mặt trận Việt Minh và sẽ là cờ của Tổ quốc khi giành được chính quyền.   Ngày 19-5-1941, Mặt trận Việt Minh đã ra đời. Ngày 25-10-1941, Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, Mặt trận trình bày rõ ràng đường lối, chính sách, phương pháp tiến hành và tổ chức lực lượng đấu tranh để thực hiện mục đích cứu nước của mình. Điều lệ của Mặt trận Việt Minh ghi rõ: liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước. Kết nạp từng đoàn thể không cứ đảng phái, đoàn thể nào của người Việt Nam hay của các dân tộc thiểu số sống trong nước Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tôn giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.    Ngày 6- 6-1941, triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ tám về tổ chức Việt Minh, Nguyễn Ái Quốc viết thư Kính cáo đồng bào gửi các tầng lớp nhân dân cả nước. Mở đầu bức thư, Người nêu lên tình cảnh khổ nhục của nhân dân ta dưới ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Người ca ngợi những tấm gương oanh liệt của các bậc tiền bối trong cuộc đấu tranh giành quyền độc lập tự do. Tuy nhiên, việc lớn chưa thành vì “cơ hội chưa chín” và vì “dân ta chưa hiệp lực đồng tâm”. Người chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng”... Người chỉ rõ hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều: “Toàn dân đoàn kết... Việc cứu quốc là việc chung. Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài năng góp tài năng...”. Cuối thư, Người kêu gọi: “... Hỡi các chiến sĩ cách mạng! Giờ giải phóng đã đến. Hãy phất cao cờ độc lập, lãnh đạo toàn dân đánh tan thù chung. Tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đương vang dội bên tai các đồng chí! Máu nóng của bậc anh hùng đương sục sôi trong lòng các đồng chí! Chí phấn đấu của quốc dân đương chờ đợi sự lãnh đạo của các đồng chí!..."   Với Cương lĩnh chính trị đúng đắn của mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng và của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, chỉ sau một thời gian ngắn, Mặt trận Việt Minh đã phát triển nhanh chóng, từ miền núi đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, thu hút đông đảo các giai tầng xã hội tham gia Mặt trận và đã góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.  Nhận định “ Vì sao có cuộc thắng lợi đó?, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ" Một phần là vì tình hình quốc tế thuận lợi cho ta. Nhất là vì lực lượng của toàn dân đoàn kết. Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo là cờ Việt Nam để tranh lại quyền độc lập cho Tổ quốc. Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai thắng được lực lượng đó”. Mặt trận Việt Minh đã trở thành biểu tượng sáng ngời của khối đại đoàn kết toàn dân, của tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận dân tộc thống nhất và để lại cho Đảng ta những bài học quý báu, được Đảng ta vận dụng một cách linh hoạt, hiệu quả trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thành công và uy tín của Việt Minh đó là thành công và uy tín của một Đảng đã thực sự hóa thân vào Mặt trận, sống cùng Nhân dân để lãnh đạo Nhân dân làm cách mạng; vừa đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, vừa tôn trọng tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, khuyến khích và tạo điều kiện để Mặt trận hoạt động có hiệu quả.   Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”. Chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc tỉnh lần thứ IX nhiệm kỳ 2014-2019 tiến tới Đại hội toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VIII, nhớ lại một giai đoạn lịch sử của Mặt trận, chúng ta tin tưởng rằng, khối đại đoàn kết toàn dân, mà nòng cốt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc sẽ ngày càng được tăng cường và củng cố nhằm tập hợp, động viên mọi tầng lớp Nhân dân Việt Nam, phát huy mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Lê Quang Thới

Về trang trước Gửi email

Tin tức liên quan

  • Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (06/04/2024)
  • Tuyên truyền, hưởng ứng Giải Búa liềm vàng của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV - năm 2024 (20/03/2024)
  • Tổ chức Giải báo chí "Búa liềm vàng" của Đảng bộ tỉnh lần thứ IV năm 2024 (12/03/2024)
  • Triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 (08/03/2024)
  • Kết quả sau 2 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW (23/06/2023)
Giới thiệu
  • Lịch sử hình thành
  • Điều kiện tự nhiên
  • Đơn vị hành chính
  • Dân số và lao động
  • Bản đồ hành chính
Bộ máy tổ chức
  • Tỉnh ủy
  • Ủy ban nhân dân tỉnh
  • Các sở, ban, ngành
  • UBND các huyện, thành phố
Chính quyền số
  • Hệ thống theo dõi CĐĐH
  • Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
  • Hệ thống đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp.
  • Hệ thống quản lý VB&ĐH
  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Thư điện tử công vụ
  • Lịch công tác UBND tỉnh
  • Tài liệu họp
Thông tin báo cáo thống kê
  • Báo cáo hiện trạng môi trường và Bộ chỉ thị môi trường
  • Báo cáo kinh tế - xã hội
Dự án đầu tư
  • Dự án hoàn thành
  • Dự án đang triển khai
  • Dự án chuẩn bị đầu tư
  • Dự án kêu gọi đầu tư
  • Đấu thầu, mua sắm công
Quy hoạch & Phát triển
  • Quy hoạch xây dựng, đô thị
  • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
  • Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải
Chương trình & Đề tài
  • Chương trình, đề tài khoa học
  • Kết quả nghiệm thu
  • Đề tài/Dự án đã đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN
Liên kết website Website Tỉnh, Thành phố Tỉnh An Giang Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Tỉnh Bạc Liêu Tỉnh Bắc Giang Tỉnh Bắc Ninh Tỉnh Bến Tre Tỉnh Bình Dương Tỉnh Bình Định Tỉnh Bình Phước Tỉnh Bình Thuận Tỉnh Cà Mau Tỉnh Cao Bằng Thành phố Hà Nội Thành phố Hải phòng Thành phố Hồ Chí Minh Website Bộ, Ngành Bộ Công thương Bộ Giao thông Vận tải Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Nội vụ Bộ Quốc phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thanh Tra Chính phủ Ủy ban Dân tộc Văn phòng Chính phủ Liên kết khác Tạp chí Cộng sản Đảng cộng sản Việt Nam Quốc hội Chính phủ
  • Trang chủ
  • Liên hệ
  • Góp ý
  • Sơ đồ cổng
  • RSS

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH KON TUM Giấy phép số 08/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum cấp ngày 20/12/2019 Quản lý kỹ thuật: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum, số 70 Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Đăng Trình - Chánh Văn phòng UBND tỉnh. Điện thoại hỗ trợ: 0260.3797799; Email: bbtcongttdt@kontum.gov.vn

Đang truy cập: 95 . Tổng lượng truy cập: 98.478.762

Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready

Từ khóa » Việt Nam độc Lập đồng Minh Nghĩa Là Gì