Lào - Các Quốc Gia Và Vùng Lãnh Thổ - Sở Ngoại Vụ Tỉnh Bà Rịa
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Quá trình hình thành và phát triển
- Tiểu sử tóm tắt, nhiệm vụ của Lãnh đạo
- Chức năng - Nhiệm vụ- Quyền hạn
- Sơ đồ, cơ cấu tổ chức
- Thông tin liên hệ
- Tin tức - Sự kiện
- Cải cách hành chính
- Chuyển đổi số
- Dữ liệu mở Sở Ngoại vụ
- Dịch vụ công trực tuyến
- Công tác lễ tân
- Công khai ngân sách
- Chi bộ - Công đoàn
- Hoạt động của Sở Ngoại Vụ
- Lịch công tác
- Thanh toán không dùng tiền mặt
- Công tác lãnh sự
- Hoạt động Đối ngoại
- Sự kiện quốc tế
- Hợp tác quốc tế
- Hội nghị - Hội thảo quốc tế
- Bảo hộ công dân
- Người Việt Nam ở ngước ngoài
- Quản lý biên giới
- Thông tin đối ngoại
- Ngoại giao văn hóa
- Cộng đồng Asean
- Thủ tục hành chính
- Danh mục thủ tục hành chính
- Công khai thủ tục hành chính
- Lĩnh vực Khiếu nại tố cáo
- Hệ thống Văn bản
- Văn bản của Chính phủ
- Văn bản Bộ Ngoại giao
- Văn bản của Tỉnh Ủy
- Văn bản của HĐND tỉnh
- Văn bản của UBND tỉnh
- Văn bản Quy phạm pháp luật
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Góp ý dự thảo VBPL
- Định hướng Đối ngoại
- Biển đảo Việt Nam
Lào
I. Khái quát chung:
- Tên nước: Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
- Thủ đô: Viêng-chăn
- Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Trung Quốc 416 km đường biên; Tây Bắc giáp Mi-an-ma 230 km; Tây Nam giáp Thái Lan 1.730 km; Nam giáp Campuchia 492 km và phía Đông giáp Việt Nam 2.067 km đường biên.
- Diện tích: 236.800 km 2
- Dân số: 6.320.000 người (số liệu năm 2009). Lào có 49 dân tộc, có những dân tộc gồm nhiều nhánh tộc và được chia thành 04 nhóm ngôn ngữ: nhóm ngôn ngữ Lào-Thái, nhóm ngôn ngữ Mon-Khơ Me, nhóm ngôn ngữ Mông-Dao, nhóm ngôn ngữ Hán-Tây Tạng.
- Địa lý hành chính: Lào có 16 tỉnh, 1 thành phố (Thủ đô Viêng-chăn)
- Khí hậu: Lục địa, chia làm hai mùa là mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 6) và mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11).
- Tôn giáo: Đạo Phật chiếm 85%
- Ngôn ngữ: Tiếng Lào
- Ngày Độc lập: 12/10/1945
- Ngày Quốc khánh: 02/12/1975.
II. Thể chế chính trị:
- Lào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân, tạo tiền đề để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Chế độ một đảng; Đảng NDCM Lào lãnh đạo toàn diện; Quốc hội do dân bầu, nhiệm kỳ 5 năm; Chính phủ có 15 Bộ và cơ quan ngang Bộ.
III. Kinh tế -xã hội:
- Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung lũng sông Mê-công hoặc các phụ lưu như đồng bằng Viêng-chăn, Chăm-pa-xắc...45 % dân số sống ở vùng núi. Lào có 800.000 ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông.
- Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Nhìn chung kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định.
- Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu kinh tế-xã hội do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện có hiệu quả. Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc. Tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8%, năm 2008 đạt 7,9%. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm 2000 đạt 298USD/người/năm; năm 2006 đạt 546USD/người/năm, năm 2007 đạt 678USD/người/năm, năm 2008 đạt 841USD/người/năm. Đến năm 2020, Lào phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người tăng gấp 2-3 lần hiện nay, khoảng 1.200-1.500 USD/năm.
- Kinh tế đối ngoại: đến năm 2007, Lào có quan hệ thương mại với 60 nước, ký Hiệp định thương mại với 19 nước, 39 nước cho Lào hưởng quy chế GSP. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và gỗ.
IV. Quan hệ Việt Nam-Lào:
- Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 05/9/1962
- Quan hệ đặc biệt, gắn bó và tin cậy Việt Nam – Lào tiếp tục được củng cố và có những bước phát triển tốt đẹp, ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu và có hiệu quả, đặc biệt là quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư...
- Hiện nay, hai nước đang triển khai thực hiện Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật giữa hai nước năm 2009. Hai bên tăng cường cơ chế tiếp xúc trao đổi thường xuyên giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước để thống nhất và định hướng cho việc thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện hai nước.
- Về biên giới, hai bên đang xúc tiến triển khai Dự án tăng dày và tôn tạo mốc quốc giới trên toàn tuyến. Trên thực địa, hai bên đã phối hợp xây dựng và khánh thành mốc đôi 605 tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo – Đen-xa-vẳn (ngày 05/9/2008) và cột mốc đại số 528 tại cửa khẩu quốc tế Cha Lo – Na-phàu (18/7/2009). Hai bên cũng đã phối hợp với Campuchia hoàn thành cắm mốc tại ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia (18/01/2008) và đã ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia (26/8/2008).
- Hợp tác về an ninh, quốc phòng là lĩnh vực hợp tác chặt chẽ. Dự án về hợp tác phát triển và ổn định vùng biên giới cũng như quản lý xuất nhập cảnh hai nước tiếp tục được thực hiện.
- Hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Lào được duy trì chặt chẽ. Tới nay, hai bên đã tiến hành 5 kỳ giao lưu hàng năm với hiệu quả thiết thực.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm 2008 đạt 423 triệu USD, tăng 35% so với năm 2007. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Lào 9 tháng đầu năm 2009 đạt 310 triệu USD. Hai bên phấn đấu đến năm 2010 đạt 1 tỷ USD, năm 2015 đạt 2 tỷ, năm 2020 đạt 5 tỷ. Tháng 01/2009, hai bên đã ký Bản thoả thuận về ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt-Lào năm 2009; tiếp tục thực hiện miễn giảm thuế từ 0-50% đối với mặt hàng có xuất xứ của hai nước.
- Hoạt động đầu tư diễn ra sôi nổi, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm tới thị trường Lào. Doanh nghịêp Việt Nam tiếp tục được duy trì ở một trong 3 vị trí dẫn đầu về đầu tư tại Lào. Tính đến cuối tháng 9 năm 2009, Chính phủ Lào đã cấp phép 190 dự án với số vốn cấp phép là 2.167 triệu USD. Đầu tư của Việt Nam tại Lào thông qua nhiều loại hình hoạt động, ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó đầu tư vào mỏ, năng lượng và nông nghiệp chiếm khoảng 75%.
- Hợp tác trên các lĩnh vực thủy điện, khai khoáng, giao thông vận tải, trồng và chế biến cây công nghiệp đạt hiệu quả cao. Hợp tác trong giáo dục đào tạo tiếp tục là lĩnh vực hợp tác chiến lược, chiếm 50% viện trợ không hoàn lại của Việt Nam cho Lào. Hợp tác giữa các địa phương cũng được chú trọng thúc đẩy, đặc biệt là khu vực giáp biên và các giữa các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh với Viêng-chăn, Chăm-pa-xắc và Khăm-muộn.
- Bên cạnh quan hệ hợp tác song phương, hai bên đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như hợp tác trong Ủy hội sông Mê Công (MRC), Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), hợp tác trong khuôn khổ Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady-Chao Praya - Mekong (ACMECS), CLMV, Tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
(Nguồn tin: BNG).
Tin bài liên quan- Các nước Châu Á (16/05)
- TIMOR-LESTE (16/05)
- AFGHANISTAN (16/05)
- XRI LAN-CA (16/05)
- VANUATU (16/05)
- THE REPUBLIC OF WESTERN SAMOA (16/05)
- THỔ NHĨ KỲ (16/05)
- TRIỀU TIÊN (16/05)
- THE SOLOMON ISLANDS (16/05)
- PHI-LÍP-PIN (16/05)
- PA-PUA NIU GHI-NÊ (16/05)
- NÊ-PAN (16/05)
- NIU DI-LÂN (16/05)
- REPUBLIC OF THE MARSHALL ISLANDS (16/05)
- MICRONESIA (16/05)
Từ khóa » Dân Số Quốc Gia Lào
-
Dân Số Lào Mới Nhất (2022) - Cập Nhật Hằng Ngày - DanSo.Org
-
Lào – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dân Số Lào Mới Nhất (2022) - Cập Nhật Hằng Ngày - DanSo.Org
-
Lào Sẽ Có 69% Dân Số ở độ Tuổi Lao động Trong Năm 2030 - Việt - Lào
-
Giới Thiệu Tổng Quan Về Lào - LÀO - SỞ NGOẠI VỤ TIỀN GIANG
-
Dân Số Của Lào Mới Nhất Năm 2022 Là Bao Nhiêu?
-
Dân Số Lào đến 2020 - - Kế Hoạch Việt
-
Dân Số - UBND Tỉnh Lào Cai
-
Bản đồ Nước Lào (Laos), Lịch Sử & Vị Trí địa Lý Năm 2022
-
Dân Số Các Nước Asean - Cập Nhật đến Năm 2021
-
Dân Số Lào Vượt 8 Triệu Vào Năm 2030
-
Năm 2020, Dân Số Lào Vượt Mốc 7 Triệu Người
-
Quốc Gia ở Cạnh Việt Nam, Dân Số Chưa Bằng Hà Nội, "nắm Trong ...