Lễ Hội Nõ Nường ở Việt Nam | LUONGYVIET

“Linh tinh…. Tình phộc” là câu nói của chủ lễ và câu đáp của bà con dân làng xem hội đi kèm với việc như trong ảnh:

Tín ngưỡng phồn thực và tục thờ Sinh thực khí là hình thái tín ngưỡng cổ xưa ở tầng sâu nguyên thủy văn hóa dân tộc. Đó là lễ hội Trò Trám (Nõ và Nường) ở Tứ Xã (Lâm Thao), ở xã Hà Lộc, Phú Hộ (Phù Ninh), xã Hà Thạch (thị xã Phú Thọ). Hay “Hội ôm” ở An Đạo (Phù Ninh), Thanh Uyên (Tam Nông), Dữu Lâu (TP Việt Trì).

Thờ sinh thực khí hay thờ “Nõ”, “Nường” cũng là hình thức tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp được thấy khá phổ biến ở Phú Thọ mà “Nõ” biểu hiện tính dương được làm bằng gỗ – thường là gỗ mít và sơn đỏ, “Nường” biểu hiện tính âm thường được làm bằng mo cau và được vẽ bằng vôi và mực tàu “y như thật”. Nhân dân thường gọi là “Cua mò cò gỗ”, cả cặp gọi là kén. Thờ “Nõ”, “Nường” là nghi lễ thiêng liêng của làng xã được gọi là “lễ mật” cử hành trong miếu vào nửa đêm, chỉ có chủ tế, ông từ và một vài cặp trai gái hành lễ. Trai cầm “Nõ”, gái cầm “Nường” đứng hai bên bàn thờ, chủ tế điều khiển cho trai gái chọc nõ vào nhau và hát “cái sự làm sao? Cái sự làm vậy! Cái sự thế nào? Cái sự thế này!”. Cũng có nơi chỉ có ông từ và chủ tế thực hiện mà không có trai gái tham gia. Thờ Nõ Nường có thể coi là biểu hiện của tục thờ Linga – Yoni phổ biến ở Nam Á và Đông Nam Á mà nguồn gốc có thể coi la Ấn Độ.

Ngày 11 Tết này em sẽ đi Phú Thọ (hội diễn ra từ chiều 11 Tết đến 12 Tết) để “khám phá” cái lễ hội “mật” này. Dân gian có câu: “Trò Trám vào đám mười hai chẳng xem Trò Trám cũng hoài mất xuân”

Cũng bon chen sợ hoài mất xuân, nên đi thôi! Có bác nào sợ giống em không???? ———- “Linh tinh tình phộc”

(Dân trí) – Người đàn ông cầm linh vật biểu tượng cho nam tính (nõ) lấy đà chọi vào biểu tượng cho phái nữ (nường) ba lần chính xác, tạo nên những tiếng “phộc” chắc khoẻ. Mọi người ai nấy đều hân hoan ra mặt bởi một năm mới hứa hẹn đầy may mắn.

“Linh tinh tình phộc” là một tên gọi của lễ hội Nõ Nường tại làng Trám (Tứ Xã – Lâm Thao – Phú Thọ) được tổ chức vào đêm 11 rạng sáng 12 tháng Giêng hàng năm.

Nếu như biểu tượng tính dục, sinh sản là dấu hiệu dễ nhận thấy ở các dân tộc miền Trung, Tây Nguyên thì ở các lễ hội tại đồng bằng bắc bộ là những biểu tượng thần linh che chở cho mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hoà… Nhưng làng Trám lại có một lễ hội đầu năm mang đậm tính sinh sản phồn thực.

Không chỉ có vậy, lễ hội làng Trám còn có trò diễn xướng Tứ dân chi nghiệp (hay con gọi là trò Trám) miêu tả một cách dân dã nhất những ngành nghề trong xã hội xưa như Sĩ, Nông, Công, Thương…, nhưng tất cả các trò diễn xướng này đều có những lời hát, câu vè ẩn dụ với câu chuyện “tế nhị” về khả năng tạo hoá của con người…

Đó là lời chị nông dân đi cấy lúa: Người thời đi cấy lấy công Tôi đây đi cấy lấy ông chủ nhà Đi cấy thì gốc chổng lên

Ngọn thời cắm xuống mới nên mùa màng

Hay lời hát của phường hề pha trò trong đêm hội:

Ước gì em hoá ra trâu Anh hoá ra chạc xỏ nhau cả ngày Ước gì em hoá lưỡi cày

Anh hoá thành bắp lắp ngay bây giờ

Hay:

Bà già như ruộng đỉnh gò

Đang hạng con gái như kho ruộng mềm… Miếu làng Trám là nơi diễn ra lễ hội vào đêm ngày 11 tháng giêng hàng năm và được tổ chức lớn nhất 5 năm một lần vào các năm chẵn.

Các cụ trưởng thượng dâng trà rượu cho thần Cúc Cung, vị thần cai quản ngôi miếu làng Trám

Những vai hề diễn tấu góp vui cho đêm lễ hội

Người ta câu riếc câu rô

Anh nay câu lấy một cô không chồng…

… Có chồng thì nhả mồi ra

Không chồng thì cắn thì nuốt thì tha lấy mồi

Những hình ảnh diễn xướng mang đậm hình ảnh của trai, gái về khả năng sinh sản

Thế là nhất sợi nhì bông Vừa cán vừa kéo đứt thông một ngày Sợi lôi ra bằng cổ chày Phường chải đón hỏi mua dây kéo thuyền

Những diễn viên làng thu hút đông đảo người dân đến xem hội, kể cả em nhỏ đang độ tuổi đến trường

Ông từ trông miếu đúng 12h giờ đêm mở ba lần khoá lấy những linh vật của hội từ bao đời nay

Linh vật của trời đất ban cho con người được người dân làng Trám tái hiện lại bằng gỗ và gốc tre

Ông từ kính cẩn giao lại linh vật cho hai người làng được chọn

… để thực thi những hành động tín ngưỡng dân gian mang ý nghĩa phồn thực

Cuộc vui lại tiếp tục với những chén rượu nồng của thanh niên trong làng nhưng cũng không thể thiếu sự góp mặt của các cô gái.

Việt Hưng hZZp://dantri.com.vn/xa-hoi/linh-tinh-tinh-phoc-306942.htm

Từ khóa » Hình ảnh Nõ Nường