NHỮNG HÌNH DẠNG KHÁC NHAU CỦA NƯỜNG NÕ TRONG CHỮ ...

.*Nếu cần bấm hai lần vào tựa bài để mở bài.

.Phải tuân thủ luật Tác quyền Copyright.

LTG: xin gác lại các bài viết về Mông Cổ lại một số để viết nốt loạt bài Những Hình Dạng Khác Nhau của Nõ Nường.

CHỮ NÒNG NỌC VÒNG TRÒN-QUE.

CHƯƠNG V.

BÀI ĐỌC THÊM.

NHỮNG HÌNH DẠNG KHÁC NHAU CỦA NƯỜNG NÕ TRONG CHỮ NÒNG NỌC VÒNG -QUE (Phần 3)

NHỮNG HÌNH DẠNG KHÁC NHAU CỦA NÕ TRONG CHỮ NÒNG NỌC VÒNG TRÒN-QUE.

Nguyễn Xuân Quang.

Nhìn tổng quát nõ, linga (lingam) của phái nam đều có hình dạng, tính nòng nọc (âm dương) và ý nghĩa sinh tạo đối ứng với nường, yoni.

Như thế nõ, lingam có những dạng chính sau đây:

-Nõ dạng nọc chấm đặc nguyên tạo.

-Nõ dạng nọc que (một nọc que, hai nọc que, ba nọc que và dạng kết hợp các nọc que)…

Xin vắn tắt chỉ nói tới các điểm chính của nõ và không lập lại các điều tổng quát đã nói ở nường yoni.

A. Nõ Nguyên Tạo.

Nõ nguyên tạo về cơ thể học ứng với hạt mầm nguyên sinh (gonad) nam đối ngược với nường yoni ở dạng trứng (noãn châu, noãn).

1. Nõ nguyên tạo dạng cầu tròn, nọc chấm đặc.

Ví dụ:

-Linga cầu tròn nguyên tạo của Ấn giáo.

Lingam nguyên tạo ở dạng cầu tròn (có thiết diện là hình nọc chấm đặc) thấy:

.Ở Đền Muteshvara ở Bhubaneswa.

clip_image001Linga dạng cầu tròn nọc chấm đặc tại Đền Muteshvara ở Bhubaneswa (ảnh của tác giả).

.Ở Đền Shantadurga, Goa, Ấn Độ.

clip_image002Bệ thờ Linga Yoni với Linga còn ở dạng nọc chấm đặc nguyên tạo (ảnh của tác giả).

.Tục ném còn của cổ Việt.

Tục này ngày nay còn thấy ở người Mường và ở các tộc miền cao ở Bắc Việt Nam và ở Lạc Việt Tráng (Zhuang), Quảng Tây, Trung Quốc.

clip_image002[16]

Tục ném còn quả cầu cho lọt vào vòng tròn trên đầu trụ (hình chụp tại Làng Văn Hóa Sắc Tộc Quảng Châu, Trung Quốc).

Ném còn, tung còn là trò chơi nòng nọc, âm dương. Quả cầu là một dạng chữ nọc chấm đặc nguyên tạo có một khuôn mặt biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam nguyên tạo. Vòng tròn có lỗ là chữ nòng O chấm rỗng có một nghĩa là bộ phận sinh dục nữ nguyên tạo. Ném quả còn lọt vào vòng tròn để cho nòng nọc, âm dương giao hòa.

Rõ ràng quả cầu tròn là bộ phận sinh dục nam nguyên tạo.

-Linga hình đĩa tròn, bán cầu, nọc chấm đặc.

.Nõ nguyên tạo đĩa tròn nọc chấm đặc của Maya.

Tại phế tích Cobá, ở bán đảo Yucatán, Mexico có những tảng đá vành tròn hình nọc chấm đặc diễn tả bộ phận sinh dục nam (ở dạng mầm, nguyên tạo).

clip_image004Tảng đá nọc chấm đặc diễn tả bộ phận nam (ảnh của tác giả chụp tại Cobá, Mexico).

-Thiền đồ Yoni-Lingam.

Trở lại biểu tượng Mật Tông yoni-lingam hình yoni hoa sen, búp sen đã nói ở trên:

clip_image002[14]

Biểu tượng Mật Tông yoni-lingam với yoni hình hoa sen, búp sen (nguồn: http://shaktirising.tripod.com).

Ta có hình nõ nọc chấm đặc lợt mang dương tính ở bên trái trên cao của người nhìn lưỡng hợp nòng nọc (âm dương) với nòng yoni chấm đen nguyên tạo ở bên phải dưới dạng lưỡng nghi, lưỡng cực cõi sinh tạo, tạo hóa.

….

Ta thấy rõ nõ cầu tròn, nọc chấm đặc nguyên tạo chỉ bộ phận sinh dục nam ở dạng mầm sinh dục tiến hóa thành nõ nọc que.

2. Nõ Dạng Trứng Dái (hòn dái, hòn ngọc, dương ngọc, dịch hoàn).

Trứng dái phái nam nhiều khi cũng được dùng làm biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam nguyên tạo như nõ cầu tròn hay nọc chấm đặc. Ví dụ thấy nhiều qua lingam dạng hình trứng trong Ấn giáo:

clip_image006

Tantric linga hình trứng ở Sông Narmada (nguồn: be.primitve).

Lingam hình trứng có một khuôn mặt biểu tượng cho trứng dái. Vì thế trứng dái cũng có một khuôn mặt biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam ở dạng mầm sinh tạo mang tính lưỡng tính phái như quả trứng nhưng ở phía nọc nam. Trứng này mang dương tính, thuộc ngành nọc, nam. Vì vậy trong Việt ngữ trứng có hai loại: một loại trứng nữ và một lại trứng nam. Trứng nữ gọi là cái trứng còn trứng nam, ở ngành dương, thái dương gọi là hột trứng như hột gà, hột vịt lộn.

Lưu Ý.

Xin nhắc lại Trung Nam thường dùng từ hột là gọi theo dòng cha Lạc Long Quân (phần lớn dân miền Trung Nam do dân vùng phía bắc miền Trung thuộc dòng nước Lạc Long Quân di cư vào). Trứng âm là nang, còn trứng dương là lang [L là dạng dương của N, (Tiếng Việt Huyền Diệu)]. Con trai Tổ Hùng thế gian sinh ra từ bọc trứng chim (mang dương tính) vì thế gọi là Lang (vì có trứng dái lang). Điều này giải thích tại sao ở Đền Hùng Vương Phú Thọ chỉ thờ cau chứ không thờ trầu (lá trầu hình trái tim cùng nghĩa với lá đa). Cau hình quả trứng tiếng cổ là nang (có một nghĩa là trứng) như mo nang là mo cau. Trứng mang dương tính của phái nam gọi là lang như thấy rõ Hán Việt gọi cau là binh lang. Ngôn ngữ Trung Quốc sau này theo duy dương (từ chữ tròn mang âm tính lúc đầu sau đổi qua chữ vuông mang dương tính) nên gọi cau là lang mang dương tính lấy từ Việt ngữ nang mang âm tính vì họ không ăn trầu, không có cau). Ta có một loại khoai gọi là khoai lang vì có hình như trứng lang, trứng con trai, phái nam. Khoai lang tím của Nhật vì thế mới có tên là khoai dương ngọc (ngọc phái nam, hòn dái). Các lang, con trai, phái nam có lang (trứng dái lang hình quả cau lang). Ta thấy rõ các con trai (lang) Tổ Hùng sinh ra từ bọc trứng chim là nang mang dương tính, lang hình quả cau lang nên có tên là Lang Hùng. Dĩ nhiên bọc trứng Lang Hùng có hình bao bọc hình trứng quả cau nhìn theo vũ trụ giáo mang nghĩa Trứng Thế Gian đội lốt Trứng Vũ Trụ mang trọn vẹn thuyết vũ trụ tạo sinh dựa trên nguyên lý nòng nọc (âm dương) Chim-Rắn, Tiên Rồng như đã biết. Thờ cau nang dương tức Lang (binh lang) có một khuôn mặt là thờ nõ Trứng Lang Sinh Tạo, Tạo Hóa của Hùng Lang.

Như thế nõ dưới dạng trứng dái hay nõ gồm cả trứng dái có một khuôn mặt biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam mang tính sinh tạo cõi tạo hóa.

Vì thế trong gốm Moche trứng dái cũng thấy rất cường điệu đi cùng nõ và cũng được thờ phượng.

clip_image008

clip_image010Bình gốm Moche (ảnh của tác giả).

Tóm lại nõ ở dạng nọc chấm đặc và trứng dái mang tính nguyên tạo, sinh tạo cõi tạo hóa (xem Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que: Chữ Nọc Chấm Đặc).

B. Nõ Hình Một Nọc Que I.

Nõ hình một nọc que I về cơ thể học mang tính biểu hiện (hiện ra bên ngoài) là tiêu biểu chung cho tất cả các loại nõ.

Nõ Nọc Que Là Một Vật Nhọn.

Nõ nọc que là một vật nhọn, sắc vì mang dương tính.

-Việt Nam

Nõ là Rìu, là Việt. Ví dụ Nõ Rìu Việt ở Sapa.

clip_image011Người Việt Mặt Trời Thái Dương có nõ cong hình Rìu Việt ở Bãi Đá Cổ Sapa.

-Trung Quốc

Nõ là mũi tên. Ví dụ hình người bắn cung khắc trên đá thấy ở Núi Âm Sơn Trung Quốc có bộ phận sinh dục sinh dục nam là nọc que nhọn, mũi tên.

clip_image012Người bắn cung khắc trên đá ở Âm Sơn, Trung Quốc (Wang Hongyuan).

.Nõ là vật sắc (blade) như kiếm, dao.

Ví dụ nõ hình kiếm thấy ở một bảng phòng vệ sinh tại một song bài Trung Quốc như đã nói ở trên:

clip_image014

Nõ kiếm đi với con bài ‘bích’ (pique), một vật nhọn biểu tượng cho phái nam. Trong khi bảng hiệu phòng vệ sinh nữ diễn tả bằng hình đóa hoa (phụ nữ là một đóa hoa) đi với con bài ‘cơ’ (coeur) hình trái tim, hình lá đa (Sự Đời Như Cái Lá Đa):

clip_image016Ta thấy rõ nõ là vật nhọn [nọc, cọc nhọn, tên, mác, chàng (đục), rìu…] đúng như các tên gọi bộ phận sinh dục nam như buồi là búa (chim), bổ (rìu), cặc, cược là cọc…

Nõ Nọc Que Mang Nghĩa Mặt Trời.

Vật nhọn có một khuôn mặt biểu tượng mặt trời nên nõ có một khuôn mặt biểu tượng mặt trời. Người Việt là Người Rìu là Người Việt Mặt Trời Thái Dương. Người Việt Thờ Mặt Trời, Thờ Nõ Mặt Trời thấy rõ qua sự thờ phượng trống đồng Đông Sơn. Trống là đực, là nõ. Nhìn theo duy dương trống đồng có hình cây nấm dương vật:

clip_image018Trống Đồng Nòng Nọc (Âm Dương) Đông Sơn hình nấm dương vật có phần chỏm nấm bằng đất sét diễn tả thượng thế, cõi trên, đập dẹp xuống làm thành mặt trống.

và luôn luôn có mặt trời ở tâm mặt trống (Cơ Thể Học Trống Đồng). Trống đồng là trống nõ mặt trời trống biểu của người Nõ Rìu Việt, Người Việt Mặt Trời Thái Dương của Hùng Vương, Vua Mặt Trời.

Nõ có một khuôn mặt biểu tượng mặt trời thấy rõ qua :

-Người Rìu Việt Mặt Trời Sapa.

Ở bãi đá cổ Sapa có những hình khắc người mặt trời ứng với người Việt mặt trời.

clip_image019Người có bộ phận sinh dục nam hình nõ, nọc que.

Người này đứng dưới hình mặt trời chấm-vòng tròn sinh tạo có nọc tia sáng hơi cong mang âm tính và khoảng không gian giữa các nọc tia sáng hình sọc diễn tả không gian (mang hình ảnh giống tâm trống đồng).

Rõ hơn người mặt trời có nõ là Rìu Việt đã nói ở trên.

-Người mặt trời Lạc Việt ở Hoa Sơn, Quảng Châu, địa bàn cũ của Bách Việt.

clip_image021Người mặt trời Lạc Việt Tráng Zhuang đang cung nghinh mặt trời vẽ trên vách đá Hoa Sơn có nõ đang ‘lõ’, cương cứng (ảnh của tác giả).

-Thụy Điển

Hình người hay thần mặt trời vẽ trên đá có dương vật cường điệu, cương cứng ở Vitlycke, Bohuslan, Thụy Điển.

clip_image022Người mặt trời cầm rìu (việt) khắc trên đá ở Vitlycke, Bohuslan, Thụy Điển (H.R. Ellis Davidson, p.62-63).

-Ấn Độ

Nõ linga có một khuôn mặt nọc que biểu tượng cho mặt trời thấy rõ trong trong Ấn giáo. Giáo phái thờ linga là mặt trời gọi là Surya-Linga như thấy ở đền Navagraba.

clip_image024

…….

Nõ nọc que I rất phổ quát thấy trong tất cả các nên văn hóa từ cổ chí kim. Chỉ xin kể ra một số ví dụ tiêu biểu:

-Thời Cổ Thạch.

clip_image025Nghệ Thuật thờ phượng nõ Thời Cổ Thạch (patreon.com).

-Trong các cổ vật khai quật được ở Mohenjo-Daro của nền Văn Minh Thung Lũng Sông Ấn (3300–1300 TDL) có rất nhiều tảng đá, cục đá thần Baetyl (Baetylic stones, giống như các tảng đá thần thấy ở Petra, Jordan) hình linga và yoni:

clip_image026

Thờ Nõ Nường ở Thung Lũng Sông Ấn

(‘Sex Worship’ in Indus Valley)

(https://tamilandvedas.com/tag/lingam-yoni-in-indus/).

-Ai Cập.

Nam thần Min-Amon của Ai Cập cổ là thần tạo hóa, sinh tạo, mắn sinh, thần sinh ra tất cả các vị thần khác và loài người. Nam Thần Tình Dục, Mắn Sinh Min-Amon có dương vật đang cương cứng, nõ hình nọc que mang tính cường dương.

clip_image028Tác giả đứng trước trụ cột có khắc Nam Thần Tình Dục, Mắn Sinh Min-Amon, ở Karnak, Luxor, Ai Cập.

Thần chỉ có nửa người bên phải (dương), tay phải thần là tay dương đưa lên trời, hướng dương và trên có cây néo (flail) hình chữ nọc mũi mác, mũi tên cũng mang tính nọc dương, thái dương sinh động. Tất cả nhấn mạnh tính nọc, dương, nam, thái dương, mặt trời diễn tả thuần dương.

-Thần Đất Keb của Ai Cập.

Thần đất Keb hay Geb liên hệ với gốc Hy Lạp ngữ Geo (đất). Keb = kẻ = kè = que tức nọc, cọc bộ phận sinh dục nam. Nên thần Đất Keb có bộ phận sinh dục đặc thù mang hình ảnh nọc, Trụ Chống Trời, biểu tượng cho Núi Trụ Thế gian.

clip_image002[12]

Thần Đất Keb và nữ thần Bầu Trời Nut.

Nữ thần Bầu Trời Nut uốn cong người thành hình vòm bầu trời.

Nhìn hình này có nhiều người cho là thô tục nhưng nếu ta hiểu rõ truyền thuyết ta thấy rất chí lý và đây là một tài liệu rất quí dùng để kiểm chứng những khuôn mặt thần Đất trong các nền văn hóa khác.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt Keb chính là hình ảnh Kì Dương Vương. Theo k = s, ta có Ke(b) = ke, bộ phận sinh dục nam (Từ Điển Việt Bồ La, Alexandre de Rhodes) = kè (loài cây thân không có cành nhánh, hình cột trụ, palm) = kẻ (thước kẻ) = que (bộ phận sinh dục nam) = Kì, Ki (cây, nọc). Kì Dương Vương, Vua Núi Trụ thế gian có một khuôn mặt là thần Đất cõi giữa thế gian, có thú biểu là con hươu sừng gọi là con Cọc (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc).

Đối chiếu với truyền thuyết Ấn Độ, theo k = sh, ta có Ke(b) = Kì = Shi(va). Thần Shiva có một nghĩa là Cọc Lửa (Pillar of Fire), có biểu tượng là bộ phận sinh dục nam lingam hay linga. Thần Shiva có một khuôn mặt là Trụ Chống Trời, Núi Trụ thế gian nên cho là sinh ra từ Núi Trụ thế gian Kailash ở Himalaya… Lingam của Shiva vì thế có một khuôn mặt diễn tả Núi Trụ Thế Gian.

clip_image030Lingam hình trụ nọc biểu tượng của Shiva ở Viện Bảo Tàng Quốc Gia Bangkok có một khuôn mặt Núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới (ảnh của tác giả).

So sánh với thần Keb, Việt Nam có Núi Nam Giới (nôm na là Núi Nõ) ở Hà Tĩnh mang ý nghĩa biểu tượng cho Núi Trụ Thế Gian, cho cõi đất Trung Thế. Núi Nam Giới chính là hình ảnh bộ phận sinh dục nõ của Keb chống bầu trời.

Trong linh tự Ai Cập, nõ nọc que được dùng như một dấu (accent) hay một chỉ định tố chỉ đực, phái nam:

clip_image032Phái nam có dấu nõ hay chỉ định tố nọc que còn phái nữ có dấu hay chỉ định tố chữ T hiện cho là hình nửa ổ bánh mì.

-Ấn Độ

Thần Shiva của Ấn giáo có một khuôn mặt là nọc, trụ lửa, có biểu tượng là linga hình nọc que đứng vì thế có vô số linga thiêng liêng (Ấn Độ Vòng Đai Duyên Hải: Ý Nghĩa Linga)

clip_image033Lingam có 1.001 linga (1.000 linga nhỏ + 1 lớn).

Loại Koti linga có 1001 linga ở sân gần cổng vào Đền Parashurameshvara, tỉnh Bhubaneswa.

Ta cũng thấy Koti linga có koti có nghĩa đen là ‘hàng triệu’, mang một ý nghĩa sinh tạo sinh ra muôn vật, muôn sinh, vũ trụ, thế giới của Shiva.

Thần Shiva tay phải cầm dương vật hình nọc que và tay trái cầm vật hình cầu, hình túi hình bao biểu tượng của dạ con, âm đạo.

clip_image035Thần Shiva (ảnh của tác giả chụp tại Art Gallery, New South Wales, Sydney, Úc châu).

–Việt Nam

Việt Nam có một thứ cây nêu gọi là que bông. Que bông là một cây nõ nhọn một đầu, một đầu chuốt còn để lại vỏ dăm bào tua tủa, xoắn tít, rũ xuống, xù ra. Ở vài vùng, nhất là ở một số sắc tộc, nông dân đem cắm que bông ngoài ruộng đồng để cầu được mùa. Khi dựng nhà treo trên cột cái để cầu xin che chở, phù hộ,  nhà xây xong ở được hạnh phúc, ăn nên làm ra.

Tương tự thổ dân Ainu (Hà Di) ở bắc Nhật Bản có các cây nêu gọi là Inau dùng trong tế lễ, tang, ma, hiếu hỉ, sinh đẻ, trị bệnh… gần như dùng trong mọi sinh hoạt của đời sống.

clip_image037Inau, Bảo Tàng Viện Ainu Shiraoi, Hokkaido, Nhật Bản (ảnh của tác giả).

Họ cũng có inau xù và được coi là loại có nhiều thần lực bảo vệ, che chở, hộ mạng. Phần xù này tùy theo vị trí ở trên ngọn, dưới ngọn hay giữa cây nêu inau, tùy theo cách đẽo ngược hay xuôi mang một ý nghĩa khác nhau. Loại inau có một đầu xù gọi là inau kike. Inau kike chính là que bông của Việt Nam.

clip_image038Inau kike, que bông.

Theo duy dương que bông, nêu đầu xù kike diễn tả nõ, bộ phận sinh dục nam. Cọc là nõ và phần xù trên đầu là lông (Cây Nêu, Một Cái Nêu Nhân Chủng Học, Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Que bông, inau đầu xù kike là nõ, nọc que, bộ phận sinh dục nam có lông là ở dạng hoạt dục (sexual active), (trẻ em không có lông), mang tính sinh tạo có một khuôn mặt đội lốt thần tạo hóa, sinh tạo nam, thần mặt trời sinh tạo nam vì thế giúp hoa quả, mùa màng được mùa, sinh sôi nẩy mở, sản xuất nhiều… Nhìn rộng ra, que bông, inau kike có khuôn mặt tạo hóa như thần Min Ai Cập cổ.

-Thổ dân Úc

Hình ngữ đàn ông khắc trên đá của thổ dân Úc diễn tả bằng hình nõ nọc que thẳng đứng clip_image039 và hình ngữ đàn bà hình vòm nường, nòng chữ U ngược clip_image040:

clip_image041Hình khắc trên đá của thổ dân Úc châu: Bốn nhóm người hai phái ở vị trí tứ phương quanh một giếng nước.

-Thổ dân Hoa Kỳ.

Nõ nọc que thấy rõ qua hình ngữ làm tình của Thổ Dân Miền Tây Nam Hoa Kỳ.

clip_image002[8]

Hình khắc trên đá Làm Tình của Thổ Dân Tây Nam Hoa Kỳ.

Peru

Nõ thấy vô số kể trong gốm Moche

clip_image043Gốm Moche, Peru, Bảo Tàng Viện, Lima (ảnh của tác giả).

Thần Tổ Nõ Peru.

Văn hóa Recuay tiền Columbus, tiền Inca (Inca là Đế Quốc Mặt Trời) ở mạn Tây Bắc vùng Trung Peru vào khoảng 200 Trước Dương Lịch đến 600 Sau Dương Lịch, cùng thời với văn hóa Moche là hàng xóm ở vùng duyên hải phía bắc Peru (xem Gốm Tình Dục Peru Cổ). Nổi bật nhất trong nghệ thuật tạc tượng đá tinh xảo là những tượng đá tạc thần tổ hình dương vật.

clip_image044Tác giả chụp với tượng đá tạc thần tổ dương vật tại khu vườn Viện Bảo Tàng Larco, Lima, Peru.

Các tượng này thường thấy ở các đền đài của nền văn hóa Recuay của Peru cổ.

Thần tổ này cũng thấy trong đồ gốm Recuay:

clip_image046(http://michaelruggeri.com).

Về sau văn hóa Inca bị ảnh hưởng văn hóa này tương đồng với văn hóa Chim-Rắn, Tiên Rồng của Việt Nam. Họ thờ đa thần và sau đó thờ các thần tổ theo vũ trụ giáo dựa trên nguyên lý nòng nọc (âm dương) là hunan và huri. Họ cũng có hai vật tổ tương ứng là chim-rắn (chim condor và trăn)…

Các tộc Inca Peru nhận mình là con cháu của thần mặt trời Inti như người Việt là người mặt trời con cháu thần mặt trời Viêm Đế. Rặng núi Andes nơi họ sống, tiếng thổ dân gọi là Anti, phía mặt trời mọc.

Vì thế thần tổ của họ là mặt trời giống như tổ tiên chúng ta là Lang Hùng mặt trời, Hùng Vương, Vua Mặt Trời.

Do đó thần tổ của những tộc dòng mặt trời Recuay ở Peru là thần nõ, dương vật. Điểm này giống Người Việt Mặt Trời Thái Dương thờ Mặt Trời thấy rõ qua thờ trống đồng nòng nọc (âm dương) Đông Sơn có Thần Tổ Hùng Lang (Lang là Chàng, Đục, vật nhọn biểu tượng cho nõ và mặt trời), Thần Tổ Nõ Việt Rìu (Việt là Rìu là vật nhọn là nõ), Thần Tổ trứng Lang, Trứng Dương Lang sinh tạo.

Vì thế người Việt thờ nõ là chuyện đương nhiên. Nhiều cổ vật nõ bằng đá đã được tìm thấy.

-Trung Quốc

Dĩ nhiên Trung Quốc cổ thời cũng thờ nõ nường. Sau này trong dịch Hoa Hạ, hào dương được diễn tả bằng hình nõ nọc que và hào âm như đã biết, bằng khe nường có lỗ ở giữa.

-Jordan

Một tảng đá thần dương vật ở Petra:

clip_image048Tảng đá thần hình dương vật (Nabataea. net)

-Các tộc hải đảo Nam Hải, Đa Đảo, Thái Bình Dương.

Trong các tộc hải đảo Nam Hải, Đa Đảo, Thái Bình Dương có những tộc Lạc Việt hải đảo hay liên hệ với văn hóa mặt trời Việt cổ nên cũng có thần tổ dương vật này.

-Nam Dương

Ở Thung Lũng Bada, miền trung đảo Sulawesi (tên Pháp là Celèbres), Nam Dương trong những cự thạch (megaliths) có những tượng thần tổ hình dương vật. Một số dân địa phương cho là chúng liên hệ với tín ngưỡng thờ phượng tổ tiên. Một số khác cho là chúng giống như các tượng ở Đảo Phục Sinh (Easter) hay ở Đảo Tế Châu, Nam Hàn (unspecial.org).

clip_image049Maturu (‘Sleeping’).

(http://www.moxon.net/indonesia/badavalley).

clip_image050Palindo (‘The Entertainer’) (deanmayerson.org).

Lưu ý tượng chôn nghiêng ở tư thế dương vật đang “nõ” đâm ra từ thân người nam.

-Đảo Raivavae.

Đảo này nằm trong nhóm đảo Polynesia thuộc Pháp. Tại đây cũng có những cự thạch trong đó có các tượng thần tổ hình dương vật.

clip_image051Hình thần dương vật ở đảo Raivavae

-Đảo Easter

Tiến xa hơn nữa đến sát nách Nam Mỹ châu là đảo Phục Sinh Easter (Đảo được khám phá nhằm vào ngày 5 tháng tư, lễ Phục Sinh), trước đó đảo có tên là Rapa Nui (Đảo Lớn).

Nhiều nghiên cứu về di truyền học, khảo cổ học và ngôn ngữ cho thấy, nhìn tổng thể, dân Đa Đảo đến từ Á châu… Có nhiều bằng chứng khác nhau nêu ra rằng con người khởi sự di dân về hướng đông (từ Đông Nam Á, ghi chú thêm của tác giả) vào khoảng 5.500 năm trước, rồi xuống Đa Đảo khoảng 2.500 sau đó, trước khi cuối cùng tới Đảo Phục Sinh sau 1.500 năm nữa.

Trong trường hợp này, dĩ nhiên những tộc này cũng liên hệ với văn hóa Nòng Việt hải đảo.

Nét đặc thù nhất của đảo Easter là các tượng đá gọi là Moai.

Các thổ dân bản địa cho rằng có những tượng moai biểu tượng cho dương vật.

clip_image052Mũ Moai hình đầu dương vật (art.com).

clip_image053Moai quì gối hình dương vật (highonadventure.com)

Gần đây có nhiều khảo cứu cho thấy các moai này liên hệ với đạo thờ mặt trời, thiên văn học, Vũ Trụ Tạo Sinh.

-Đại Hàn

Đảo Tế Châu có văn hóa bị ảnh hưởng của văn hóa hải đảo và nòng Việt có Thần tổ Nõ Haruebang.

clip_image055Dol hareubang, Đảo Tế Châu, Nam Hàn (ảnh của tác giả).

clip_image056Tác giả và các dol hareubangs.

Dol có nghĩa là đá, hareubang là ông hay người già, lão nhân (hàm nghĩa tổ tiên).

Như đã biết qua bài viết Sự Tương Đồng Giữa Cổ Sử Đại Hàn và Cổ Sử Việt là Đại Hàn có một gốc rễ ruột thịt với Lạc Việt Việt Nam. Các tộc phía nam của Đại Hàn cũng có truyền thuyết các vua tổ của họ sinh ra từ một bọc trứng giống như các Lang Hùng, các Hùng Vương của Việt Nam. Sự thờ phượng mặt trời cũng giữ một vai trò đặc biệt trong văn hóa Đại Hàn.

Vì vậy đảo Tế Châu thờ Thần Nõ Heuruebang là chuyện đương nhiên.

…..

c. Linga Lưỡng Tính Phái.

-Mật Tông Ấn giáo.

Trở lại Tantric linga có dạng hình trứng ở Sông Narmada như đã nói ở trên. Như đã biết trứng mang tính nòng nọc (âm dương), lưỡng tính phái (cái trứng và hột trứng). Trong môn phái Mật Giáo Ấn Độ có linga lưỡng tính phái: ‘Theo truyền thống Mật Giáo, linga đại diện cho sự hợp nhất về năng lượng nam và nữ; hay diễn tả một cách khác, như là năng lượng đối nghịch đã hợp nhất. Nhìn theo chiều hướng đó, thân của linga đại diện cho năng lượng nam, biểu thị đặc tính là sự hiểu biết; và các dấu ấn biểu tượng cho năng lượng nữ biểu thị đặc tính là khôn ngoan’ (According to Tantric traditions, the lingam represented the unification of male and female energies; or expressed differently, as opposite energies united. In this regard, the body of the lingam represented male energy, characterized as knowledge; and the markings symbolized female energy, characterized as wisdom)…(Lost in the Depths – Tantric Lingams from the Narmada River, be.primitive.com).

Hiện nay linga lưỡng tính phái được diễn tả theo hình nọc que rất hiện thực.

clip_image057(nguồn: pinterest.com).

-Ainu

Người Ainu còn có loại inau lưỡng tính phái có vòng xù dăm bào ở dưới đầu nọc hay giữa thân.

clip_image058Inau nõ nường giao hợp.

Vòng xù này diễn tả lỗ bộ phận sinh dục nữ có lông. Điểm này thấy rõ trong các nghi thức tế lễ, phụ nữ chỉ đeo quanh cánh tay trên những vòng tua dăm bào xoắn như phần xù ở thân cây inau, dùng như một thứ bùa. Cây inau có phần xù bao quanh ở dưới đầu hay giữa thân inau diễn tả nọc nõ đâm qua vòng nòng xù nường ở dạng nõ nường, nòng nọc (âm dương) giao phối. Nhìn dưới dạng nhất thể nòng nọc (âm dương) có một khuôn mặt thái cực. So sánh, nêu nõ nường này giống với linga-yoni lưỡng tính phái vừa nói ở trên.

Dĩ nhiên còn vô số kể nữa.

……

C. Nõ Hai Nọc Que.

Nõ Hai Nọc Que Chập Lại Thành Một.

Cũng giống nường, nõ cũng có dạng nọc chấm đặc, một nọc que, hai nọc que và ba nọc que.

Nõ cũng có dạng hai nọc que dính chập lại thành một mang tính thái dương. Dạng này thường dễ nhận diện và biết chắn chắn khi đi cặp với nường hai nòng OO thái âm. Ví dụ:

-Chầy Dogong.

Như đã biết ở cấu trúc một ngôi làng Dogong hình trứng vũ trụ phía bên trái, âm có chiếc cối ứng với bộ phận sinh dục nữ diễn tả bằng hai vòng tròn đồng tâm:

clip_image059

Đối ứng với cối, ở phía bên phải, dương có bàn thờ hình chiếc chầy ứng với bộ phận sinh dục nam. Như thế chầy phải là hai nọc que chập lại mang tính thái dương để lưỡng hợp với cối hai vòng tròn đồng tâm mang tính thái âm.

-Hình Ngữ Làm Tình của Thổ Dân Mỹ Châu.

Như đã thấy ở hình trên, âm đạo được diễn tả bằng hai hình vòm cung do hai nòng OO thái âm mở ra như thế nõ dương vật phải do hai nọc que chập lại.

-Dóng sấm hay chùy kim cương vajra.

Phạn ngữ Vajra có nghĩa phổ thông là búa thiên lôi, dóng sấm (thunderbolt) và kim cương (diamond).

clip_image002[6]Dóng sấm hay chùy kim cương (kỷ vật của tác giả mua ở Tây Tạng).

Nghĩa kim cương chùy dùng trong các tôn giáo ở Ấn Độ và Tây Tạng. Mật Tông Tây Tạng còn được gọi là Kim Cương Thừa (Vajrayana) (xem Một Ngày An Bình với Đức Dalai Lama).

Trong Phật giáo Mật Tông dóng sấm gọi là chùy kim cương có trụ nọc dương, lửa biểu tượng cho dương vật, hai đầu hình hoa sen biểu tượng cho hai nòng âm, thái âm, nước. Hoa sen biểu tượng yoni.

Như thế thân dóng sấm phải là hai nọc que chập lại mang tính thái dương, lửa. Dóng sấm là nước mưa, lửa, chớp liên tác với nhau tạo ra sấm.

Trên những trống mưa, trống cóc/ếch muộn của đại tộc Đông Sơn thường có các dóng sấm (vajra) này mà hiện này gọi lầm là ‘vật hình trâm’ (xem Trống Đồng: Dóng Sấm ‘Hình Trâm’).

clip_image002[4]Búa thiên lôi vajra trên trống đồng Quế Tân.

….

3. Hai Nọc Que Ghép Lại.

a. Hai Nọc Que Ghép Lại Thành Hình Mũi Mác.

Ví dụ:

.Bia mộ của người Ainu (Hà Di), thổ dân Nhật:

clip_image062Hai cọc bia mộ phái nữ và phái nam của người Ainu (ảnh của tác giả chụp tại Bảo Tàng Viện Ainu ở Shiraoi Porotokotan, Sapporo).

Nọc bia mộ phái nam hình mũi mác nhọn do hai nọc que tạo thành mang tính nõ thái dương trong khi nọc bia mộ phái nữ hình đĩa tròn có lỗ diễn tả hai vòng tròn đồng tâm mang tính nường thái âm.

. Bảng hiệu nhà vệ sinh nam ở một sòng bài Trung Quốc như đã nói ở trên diễn tả bằng thanh kiếm có đầu nhọn mũi mác do hai nọc que tạo thành.

b. Hai Nọc Que Ghép Lại Tạo Thành Chữ T.

Ví dụ chữ T do hai nọc que ghép lại diễn tả bộ phận sinh dục nam thấy ở chữ ankh ở người bán nam, bán nữ ardanari

clip_image0644. Ba Nọc Que Ghép Lại.

.Nõ Ba Nọc Que Chập Lại Thành Một.

Ví dụ:

.Trở lại Thần Shiva lưỡng tính phái, tay phải cầm nõ tay trái cầm nường hình cầu tròn như đã nói ở trên .

Ở đây yoni hình cầu mang tính siêu nòng âm Khôn nên nõ nọc que phải mang tính Càn do ba nọc que chập lại.

.Trượng Nấm Linh Chi (Ruyi scepter) Bất Tử của Trung Quốc.

Nấm linh chi có một nghĩa là bất tử. Đầu nấm nòng âm và thân nấm hình nọc que dương. Nòng nọc (âm dương), Khôn Càn là nguyên lý căn bản của vũ trụ tạo sinh bao gồm cả hằng cửu, vĩnh cửu vì thế mà gậy nấm linh chi mới có nghĩa biểu tượng cho bất tử.

clip_image066Cây gậy ngọc thạch nấm linh chi bất tử Trung Quốc (nguồn: treasure.chinesecio.com).

Đầu nấm linh chi nường có hình lá đa phái nữ do ba nòng OOO, Khôn chuyển động tạo thành. Như thế nõ thân nọc que phải là càn do ba nọc que chập lại.

.Nõ Ba Nọc Que Ghép Lại Thành Biểu Tượng clip_image067.

clip_image067[1], Y ngược đầu chỉ thiên tương đương với tam giác thuận có một nghĩa chỉ bộ phận sinh dục nam. Nếu có đầu óc giầu tưởng tượng ta thấy hình clip_image067[2] là hình dương vật cương cứng chỉ 12 giờ ở chỗ rẽ hai chân. Việt ngữ có nhóm từ ‘ba que xỏ lá’. Ba que là bộ phận sinh dục nam và lá là lá đa, bộ phận sinh dục nữ.

.Nõ Nọc Ba Nọc Que Kết Hợp Thành Tam Giác Thuận.

Tam giác thuận có một khuôn mặt chỉ bộ phận sinh dục nam mang tính bậc ba, dương thái dương, Càn. Ví dụ:

clip_image068(http://www.123rf.com/stock-photo).

clip_image069Nấm linh chi bất tử lưỡng hợp nõ nường (nõ có qui đầu hình tam giác thuận, nường dạng lá đa có hoa ở giữa).

clip_image070Bảng hiệu phòng vệ sinh hình tam giác chỉ phái nam (Hai Chữ Nòng Nọc Còn Thấy Trước Mắt Hàng Ngày).

….

Tóm Lược.

Cũng như nường yoni, nõ linga có hình dạng khác nhau mang nghĩa sinh tạo, tính nòng nọc (âm dương) khác nhau và ứng với các phần cơ thể học khác nhau của bộ phận sinh dục nam.

Trong Việt ngữ những từ chỉ nõ cũng vậy.

-Buồi là biến âm của búa, bổ mang nghĩa tổng quát là vật nhọn chỉ chung cả bộ phận sinh dục nam. Buồi là búa chim, rìu như thấy qua nõ Rìu Việt ở Người Việt Mặt Trời Thái Dương ở Bãi Đá Cổ Sapa.

-Cặc, cược biến âm của cọc cùng nghĩa với nõ chỉ nõ khi cương cứng, lõ.

-Chông

Chỉ nõ là vật nhọn như mũi tên, mũi mác.

-Ke

Ke trong Từ Điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes có một nghĩa chỉ bộ phận sinh dục nam. Theo biến âm k = c = qu như cuốn = quốn ta có ke = que cùng nghĩa với nọc.

….

Tổng Kết.

Nõ và nường có nhiều tên khác nhau với hình dạng khác nhau tương ứng với các phần khác nhau về cơ thể học của bộ phận sinh dục nam, nữ, mang tính sinh học khác nhau và tính nòng nọc (âm dương) khác nhau trong chữ nòng nọc vòng tròn-que, trong vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo, dịch học…

Dùng trong ngôn ngữ hàng ngày, dùng trong ngôn ngữ chủi thề, văng tục, các từ, các tên của nõ nường dùng lung lung không đúng theo ý nghĩa chuẩn gốc của chúng, dùng một cách vô học, “vô giáo dục’. Tuy nhiên trong chữ nòng nọc vòng tròn-que, trong vũ trụ giáo các từ này cần phải được dùng và hiểu theo tính nòng nọc (âm dương), tính dịch học, tính sinh tạo của chúng.

Share this:

  • Facebook
  • X
Like Loading...

Related

Từ khóa » Hình ảnh Nõ Nường