Văn Hóa Nõ Nường : Lễ Hội Nõ Nường - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Di sản văn hoá
  • Văn hóa Nhật Bản
  • Bảo tàng lịch sử
  • Lịch sử văn minh thế giới
  • Cơ sở văn hóa Việt Nam
    • Văn hóa Việt Nam
    • Lịch sử Việt Nam
  • HOT
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y Học
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Khoa Học Xã Hội » Lịch sử - Văn hoá Văn hóa Nõ Nường : Lễ hội nõ nường

Chia sẻ: Thai Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

Thêm vào BST Báo xấu 158 lượt xem 13 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trung tâm của Lễ hội Nõ Nường (vòng đời) là Lễ mật tắt đèn, xướng diễn trò “linh tinh tình phộc” vào giờ lành nửa đêm, còn gọi là Lễ cầu “đinh” – cầu con trai. Đây là dòng Lễ hội “hèm tục”: những động thái diễn ra trong Lễ hội đều là cái “thiêng”. Do đó, không nên nhìn bằng đôi mắt hiện thực, mà phải nhìn qua lăng kính tâm linh, thì mới tiếp nhận được tinh thần của dòng Lễ hội này. ...

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Lễ hội nõ nường
  • văn hóa Việt
  • bản sắc việt
  • phong tục tập quán
  • phong tục việt nam
  • phong tục việt nam

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Văn hóa Nõ Nường : Lễ hội nõ nường

  1. Văn hóa Nõ Nường : Lễ hội nõ nường
  2. Trích cuốn “Văn hóa Nõ Nường” – Dương Đình Minh Sơn Phần 1 (Trò Trám) Trung tâm của Lễ hội Nõ Nường (vòng đời) là Lễ mật tắt đèn, xướng diễn trò “linh tinh tình phộc” vào giờ lành nửa đêm, còn gọi là Lễ cầu “đinh” – cầu con trai. Đây là dòng Lễ hội “hèm tục”: những động thái diễn ra trong Lễ hội đều là cái “thiêng”. Do đó, không nên nhìn bằng đôi mắt hiện thực, mà phải nhìn qua lăng kính tâm linh, thì mới tiếp nhận được tinh thần của dòng Lễ hội này. Lễ hội “Nõ Nường” (Trò Trám) có cơ sở từ dòng Lễ hội “vòng đời” trên hoa văn Hùng Linh Ngọc Vũ và được lan tỏa khắp cả vùng Đông Nam Á cổ, nhưng nó đã bị thất truyền từ
  3. giữa đầu thế kỷ XX. Ngày nay đã có một vài nơi cho khôi phục lại dòng lễ hội này, như vùng Tây Nam của Trung Quốc, nhưng ở đó họ làm quá hoành tráng (qua phim), khó tìm được bản chất của dòng lễ hội này. Vì thế, chúng tôi thấy Lễ hội Nõ Nường (Trò Trám) ở Tứ Xã, Phú Thọ: Phần lễ mới khôi phục (1993) còn phần hội thì vẫn liên tục từ xưa tới nay, do đó nó đang còn hoang sơ, dễ có điều kiện tìm thấy cái “thần’ của lễ hội. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu từ ngày phần lễ mới khôi phục lại. Lễ hội có ba phần chính. Phần một Lễ mật tắt đèn, xướng diễn trò “Linh tinh tình phộc”, phần hai Lễ rước lúa thần, phần ba Hội trình nghề Tứ dân chi nghiệp (Sĩ, Nông, Công, Thương). 1.Văn tế miếu Trò Tác giả Nhất nguyên Nguyến Tất An.
  4. Bắng Sương cốt cách Kính trần phi lễ Kim ngọc tinh thần Cựu lệ tái trần Nhược thủy doanh châu quý khách Nguyện thùy giám cách Bông lai hải đảo tiên nhân Tiết dĩ hòa thuần Hách quyết thanh Vi sĩ vi nông Trạc quyết linh Vi công vi thương Hãn tai ngữ họa Hề nghiệp hàm toại Cảm tất thông Viết phú viết quý Cầu tất ứng Viết thọ viết minh Bảo vật hộ dân Hề phúc vinh thân Miếu mạo ức niên trường tại Thực nại âm phù Anh linh vạn cổ như tân Chi đại đức dã Lịch niên đông quý Phục vi thượng hưởng. Tiết yếu mạnh xuân Lược nghĩa của bài Văn tế Băng sương, hình ảnh một miền đất lạ, đầy sương tuyết chưa
  5. có đường đi, phải băng qua đó. Ý nói người kiên quyết, từng trải, dạn dày sương gió, tìm tòi khám phá cái mới, dám đến những nơi chưa có dấu chân người. Đó là cốt cách, Còn tinh thần thì như kim ngọc: trong sáng, lung linh, hào quang lan tỏa (xem hình 1).
  6. Hình 1
  7. Bài văn tế (cách đây khoảng 300 năm), cho chúng ta thấy đang nói về hai bậc Tổ phụ và Tổ mẫu: Quý khách, tiên nhân ở chốn bồng lai hải đảo. Đồng thời đó còn là Bảo vật, hộ dân, “cảm” sẽ “thông” và “cầu” sẽ “ứng”, v.v…Cả bài văn Tế toát lên vẻ đẹp ca ngợi con người – bậc Tiên tổ của người Lạc Việt được hóa thành hai vật linh. 2.Miếu Trò xóm Trám. Một ngôi miếu cổ ẩn mình bên ngòi nước trong khu rừng trám (hình 2). Ở đây (cứ 2 hoặc 4 năm một lần – năm chẵn) vào đầu xuân, nhân dân mở lễ hội diễn nhiều tích trò, nên gọi là miếu Trò – Miếu Trò nằm trong rừng trám nên gọi là miếu Trò Trám (lời kể, nay rừng tram không còn). Và xóm ở cạnh cũng gọi là xóm Tram, hay phường Trám, tên chữ là xóm Cổ Lãm, thuộc làng tên tục là Kẻ Gáp, tên chữ là Thạch Cáp, nay là xã Tứ Xã (có 32 xóm, trong đó có xóm Trám và xóm Bùi có đầu tiên) nằm trong vùng di tích đồ đá cũ của người
  8. Việt cổ như Gò Mun, Đồng Đậu (con) v.v…ở huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ. Cách Đền Hùng khoảng 5km về phía đông nam và nằm bên tả ngạn sông Thao, trước đây chưa có con đê thì Tứ Xã là vùng đồng bằng trũng ngập nước, thỉnh thoảng nổi lên những đồi gò (chỗ ở của người Việt cổ), lúa chỉ làm một vụ, quanh năm sinh sống bằng nghề vó bè, cá mú, cho nên chuyện tát hôi hay được nhắc đến trong hát Trò Trám: Không đâu vui bằng phường ta Đàn ông đi hát đàn bà đi hôi Tứ Xã xưa là vùng quê nghèo nhưng có truyền thống hiếu học, có người đỗ đạt cao như Nguyễn Quang Thành – đỗ tiến sĩ lúc 24 tuổi (1680 đời vua Lê Hy Tông) làm quan đến chức Thiểm đô ngự sử, hoặc quan võ Chử Đức Cương trấn ải biên
  9. thùy được phong tước Q uận công và còn có nhiều ông Cử, ông Cống khác như Nhất nguyên Nguyễn Tất An người soạn bài Văn tế miếu Trò v.v…Ngoài ra còn có cháu chắt của quan nghè Nguyễn Quang Thành là Nguyễn Quang Hòa (biệt danh Tổng Cóc) một văn nhân hào hoa giàu có trong chuyện “tình sử” với nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Và phải chăng nữ si Hồ Xuân Hương trong thời gian làm bạn với Tổng Cóc, nhờ gắn bó với lời ca Nõ Nường của lễ hội Trò Trám, nên mới có được những tứ thơ kiệt tác để lại cho đời. Nói lại điều này để thấy lễ hội Trò Trám là sản phẩm “lấp lánh” của nền học vấn uyên thâm kia. “Địa linh – Nhân kiệt”. Ngày nay Tứ Xã là nơi giàu có trù phú, có chợ trung tâm của cả vùng, có đường lớn, ô tô khách ghé Đền Hùng xuôi Việt Trì về Hà Nội.
  10. Hình 2
  11. 3. Lễ Mật giờ lành Miếu Trò thờ vật linh – sinh thực (hình 1) tên tục gọi là bà “Đụ Đị”, tên nôm là Nõ Nường, tên chữ là Ngô Thị Thanh Thanh, biệt danh “Bà Chúa Trò” – gọi là Bà Chúa Trò bởi tương truyền, Bà đã dạy cho người xóm Trám biết làm nhà ở, khai khẩn đất ruộng để cấy lúa và Bà còn dạy người xóm Trám biết làm trò (Trò Trám) để mua vui vào đầu xuân. Đó là huyền thoại về người Việt Cổ, thuở mới rời Gò Mun xuống xóm Trám. Hình ảnh này được phảng phất hư ảo trong bài Văn Tế miếu Trò: “Bà Đụ Đị” là vật “hèm” trừ tà, đuổi ma, triệu tiêu hiểm họa, cầu yên cầu phúc, cầu lộc, cầu tài. Tiến trình của lễ: Lễ mật tắt đèn, xướng diễn trò “linh tinh phình phộc”. Tiến trình của hội: Rước lúa “Thần” trình trò Tứ dân, lời ca Nõ Nường. Đặc điểm của lễ: linh thiêng, huyền bí, thần chú, vật hèm.
  12. Đặc điểm của hội: Trò – vè – hỉ tiếu – trêu ghẹo – mua vui. Nghĩa là toàn bộ trò diễn ở đây đều phải tuân theo chức năng hoạt động của Nõ Nường “tinh tinh phình phộc” – tức là “Đụ Đị”. “Đụ Đị” là ngôn từ thuộc tầng ngôn ngữ cổ, ngữ nghĩa của ngôn từ này hiện nay ở miền Trung đang còn hiểu: “Đụ” vừa là hành động, vừa là hình vật – cái Nõ, còn “Đị” là hình ba góc – cái Nường. Dân ca miền Nam có câu: Bông xanh bông trắng/Rồi lại vàng bông/ Ơ “Nường” ơi! Chữ “Nường” này là đại từ nhân xưng gọi chung về phái nữ, đó là gọi tên theo đặc điểm sinh học của phái nữ - Nường là sinh thực. Vì thế, cho nên giới nghiên cứu gọi lễ hội này là lễ hội “phồn thực” – nghĩa hẹp, chúng tôi gọi là lễ hội “Nõ Nường” – nghĩa rộng – còn địa phương gọi là “Trò Trám”, tên của nơi diễn ra lễ hội.
  13. Lễ hội kéo dài một đêm và một ngày: Bắt đầu vào tối ngày 11 chuẩn bị, còn chính thức vào 0 giờ ngày 12 và kết thúc vào chiều ngày 12 tháng Giêng âm lịch. Các trò diễn ra trong lễ ngoài hội, theo tuần tự. Đầu hôm ngày 11 gọi là cáo tế, dâng sớ. Sau lễ cáo tế dâng sớ có lễ hát cúng đệm đàn “giằng xay” do cụ Từ thể hiện (hình 3), đồng thời có lễ chầu chực.
  14. Hình 3
  15. Lễ chầu chực là ngồi ngóng đợi giờ lành, gồm các bô lão và do chức sắc phân làm hai nhóm: nhóm chức sắc cao thì ngồi cùng cụ Từ hát thờ ở miếu, nhóm chức sắc thấp thì ngồi ở điếm Trám – cách miếu trò khoảng 200m (có cả đôi trò đã hóa trang, đến giờ thì một bô lão dẫn vào miếu). Nghe tiếng gà gáy là nửa đêm, đến giờ lành (giờ Tý) bước vào giờ chính lễ “Lễ mật”. Trước linh vị thần miếu – thần Nõ Nường, đôi trò (nam thanh, nữ tú) đứng sau chủ tế, hướng mặt vào nhau sẵn sang đợi lệnh diễn trò (hình 4).
  16. Hình 4 Chủ tế, sau khi khấn xong lời thần chú – cầu xin, gieo quẻ âm
  17. dương và lạy xong ba lạy thì bước lên cạnh bàn thờ, mở hòm lấy vật “hèm” (ngày trước vật hèm là cái mo nang và dùi gỗ vuông, xong việc thì thả xuống hồ ngâm lấy nước tưới ruộng, để diệt trừ sâu rầy cho mùa màng cây trái xum xuê (thời chưa có thuốc trừ sâu); nay làm bằng gỗ, sơn đỏ, xong việc là cất vào hòm đặt trong tủ, để trên gác xép sau bàn thờ còn gọi là bàn thờ thượng, có cầu thang, đến giờ chủ tế lên bê xuống: lấy Nõ trao cho nam, lấy Nường trao cho nữ (hình 5) rồi bước ngang sang phải (bàn thờ) ba bước, quay lại, chếch hướng về đôi trò, miệng hô: “Linh tinh tình phộc” đồng thời hai tay khoát lên, tạo thành hình chữ V trước trán – đèn tắt. Tuần tự hô ba lần.
  18. Hình 5
  19. Theo lệnh tuần tự của mỗi lần hô, đôi trò vừa múa (đứng tại chỗ, hai tay cầm vật “hèm” đưa sang đưa về) miệng hát: Bên kia có nứng cùng chăng Bển này lủng lẳng như giằng cối xay Hát xong hai câu này thì nữ cầm cái Nường đưa lên, nam cầm Nõ “phộc” vào (hình 6). Phải làm ba lần như thế, (trong đêm tối chủ tế nghe “cạch” đủ ba tiếng) đèn sáng lại. Phút ấy gọi là phút “thiêng”, “dập” chiếng trống để mừng và kính cáo với thần linh, thiên địa biết “lễ mật tắt đèn” đã thành công. Sau đó chủ tế dẫn đầu “đám trò” chạy quanh miếu ba vòng, theo ngược chiều kim đồng hồ, theo sau là dân làng vừa chạy vừa la hét và gõ dùi vào mẹt để đuổi ma quỷ hiểm họa cả năm cho dân làng, cùng mùa màng cây trái và gia súc v.v…
  20. Hình 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • Văn hoá và tộc người - 2

    pdf 64 p | 262 | 105

  • Văn hóa Nõ Nường : LỄ HỘI NÕ NƯỜNG Ở CÁC LÀNG

    pdf 34 p | 141 | 9

  • Văn hóa Nõ Nường :Lễ hội ông Đùng bà Đà

    pdf 14 p | 76 | 7

  • Văn hóa Nõ Nường : Lý giải Thái Trắng Thái Đen qua văn hóa của họ

    pdf 16 p | 86 | 5

  • Văn hóa Nõ Nường : Thỏi đá cầm tay trí khôn xuất hiện

    pdf 12 p | 57 | 4

  • Văn hóa Nõ Nường : Chày xát bàn nghiền nhận thức về cặp

    pdf 10 p | 82 | 3

  • Văn hóa Nõ Nường: Cây rau rớn hay hoa văn Po me

    pdf 12 p | 91 | 2

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Hình ảnh Nõ Nường