Lễ Tơ Hồng Là Gì? - Webdamcuoi

Lễ Tơ Hồng là một trong những lễ nghi truyền thống của dân tộc được thực hiện trong lễ cưới để bái tạ Ông Tơ, Bà Nguyệt đã se duyên cho hai vợ chồng.

Mục lục

Toggle
  • Lễ Tơ Hồng là gì?
  • Sự tích dây Tơ Hồng
  • Văn tế Tơ Hồng
  • Tơ Hồng trong văn hóa nghệ thuật Việt Nam

Lễ Tơ Hồng là gì?

Theo truyền thống của người Việt Nam, Nguyệt Lão là vị thần chủ của hôn sự nên các đám cưới đều có tục lệ Lễ Tơ Hồng để tỏ lòng biết ơn Nguyệt Lão đã dùng dây tơ hồng se cho cô dâu và chú rể nên duyên vợ chồng.

Bàn thờ Tơ Hồng có thể lập ở trong nhà hay giữa sân. Trên bàn thờ Tơ Hồng có lư hương, đèn, nến, trái cây, xôi gà, rượu và cơi trầu. Cô dâu chú rể đứng hàng ngang trên chiếu trải trước hương án để lạy 4 lạy, vái 3 vái, rồi quỳ nghe người đại diện nhà trai đọc văn tế Tơ Hồng. Khi người đọc xong văn tế, chú rể và cô dâu lại lễ tạ Nguyệt Lão rồi cùng uống chung một ly rượu và ăn một miếng trầu đã có sẵn trên bàn thờ Tơ Hồng. Uống chung ly rượu này có nghĩa là hai người sẽ là một và sống tới khi đầu bạc răng long.

lịch sử hôn lễ
Bái tế Tơ Hồng

Sau khi Lễ Tơ Hồng, cô dâu và chú rể đều đến chào mừng chú bác, cô dì, cậu mợ, thím và anh chị em của chú rể. Khi đến chào mừng ông bà, cha mẹ, cô dì, bác, mợ, chú thím và anh chị em nhà trai, cô dâu và chú rể đều được những người thân này tặng tiền hay quà và ngỏ lời chúc phúc cho cô dâu và chú rể.

Sự tích dây Tơ Hồng

Sự tích dây Tơ Hồng còn có tên là Tơ Hồng Nguyệt Lão Thiên Tiên. Sự tích được người dân gian kể lại như sau:

Thời xưa, có một người tên là Vi Cố. Một đêm hôm, Vi Cố đi ra quán mua rượu thì gặp phải một ông trong một đêm trăng sáng. Ông lão đang ngồi kiểm sách, mặt hướng về phía mặt trăng. Vi Cố lại gần ông lão để bắt chuyện và biết ông lão tên là Nguyệt Lão. Vi Cố hỏi ông lão:

– Ông đang đọc sách gì thế?

Ông lão trả lời:

– Đây là sách ghi chép tên tuổi của từng đôi vợ chồng.

Lại thấy sau lưng ông lão có cái túi nhỏ đựng đầy dâu đỏ. Vi Cố thấy lạ bèn hỏi tiếp ông lão.

– Còn cái túi to phía sau lưng ông đựng vật gì mà to và nhiều thế?

Ông lão đáp:

– Đó là dây tơ hồng dùng để buộc chân những đôi trai gái sẽ trở thành vợ chồng của nhau.

Vi Cố thấy ông lão biết nhiều thứ về hôn nhân quá, nên hỏi thêm:

-Vậy ông có biết sau này tôi sẽ kết hôn với người con gái nào không?

Ông lão mở cuốn sổ ra xem và trả lời:

Vợ của ngươi mang họ Trần, hiện tại mới 3 tuổi thôi, mẹ của vợ ngươi đang bán rau ở chợ.

Vi Cố gặp Nguyệt Lão
Vi Cố gặp Nguyệt Lão

Ông lão chỉ rõ địa chỉ nơi mà vợ tương lai của vợ Vi Cố đang sinh sống. Vi Cố bán tin bán nghi, bèn theo dõi và phát hiện ra tại địa chỉ đó có một bà già bị chột mắt đang bế một đứa bé khoảng 3 tuổi sinh sống tại địa chỉ ấy. Vi Cố nghe ngóng tin tức thì có một tên ăn trộm chạy đến va vào bà vú và đâm bé gái đó một nhát dao rồi bỏ trốn. Từ đó không nghe tin tức về đứa bé gái và gia đình đó nữa. Không biết sống chết ra sao.

Mười bốn năm trôi qua, cuối cùng Vi Cố cũng kết hôn. Nương tử của chàng là con gái của Vương Thái, thứ sử Trường Châu. Người con gái ấy có dung nhan nghiêng nước nghiêng thành, tuy nhiên có một vết thẹo lớn trên người.

Vi Cố hỏi nguồn góc của vết thẹo thì nàng mới kể lại là: “lúc thiếp còn nhỏ, bà vú đang bồng đi chơi ngoài chợ thì có một tên lưu manh không biết trộm cắp ở đâu chạy trốn và đâm 1 dao vào người của thiếp. May thay vết thương không nghiêm trọng chỉ để lại thẹo thế này thôi.”

Nghe xong Vi Cố kinh hoàng nhớ lại lời của ông Nguyệt Lão 14 năm trước. Vi Cố hỏi thêm: “Có phải người vú đó bị chột 1 bên mắt phải không?”. Nàng bảo là đúng rồi.

Vi Cố bèn kể lại câu chuyện gặp Nguyệt Lão và câu chuyện chàng thấy tên ăn trộm đâm đứa bé gái 3 tuổi vào 14 năm trước cho vợ nghe. Nghe xong hai người đều rơi nước mắt và yêu quý nhau trọn đời. Họ cho rằng hôn nhân và tình duyên của họ đã được trời định sẵn nên dù có thế nào cũng mãi không mất nhau được.

Văn tế Tơ Hồng

Văn tế hay khấn Tơ Hồng này dùng khi làm lễ Tơ Hồng khi cưới vợ hoặc gả chồng. Bài văn tế Tơ Hồng này được truyền từ người xưa cho đến thời hôm nay. Nội dung văn tế như sau:

Nam mô a di đà Phật

Hôm nay ngày tốt, tháng lành

Đẹp duyên, đẹp phận đã thành phu thê.

Thiếp chàng hạnh phúc phòng khuê.

Trăm năm gửi trọn lời thề thủy chung

Lòng thành lễ mọn xin dâng

Thiên tiên Nguyệt Lão Tơ Hồng đã se

Chấp kỳ lễ bạc trai nghi

Chứng tâm sám hối phù trì cho con

Trước linh hoa gia tiên

Con xin cúi lạy

Phú tổ Di Lai

Sinh trai có vợ

Sinh gái có chồng

Lễ mọn kính dâng

Duyên lành gặp gỡ

Giao lão trăm năm

Vững bền hai họ

Nghi thất, nghi gia

Có con có của

Cầm sắt giao hòa

Trong chờ phúc tổ

Nam mô a di đà Phật.

Tơ Hồng trong văn hóa nghệ thuật Việt Nam

Từ lâu Tơ Hồng đã được xem là dây nối tình duyên cho những chàng trai và cô gái với nhau. Tơ Hồng xuất hiện trong những bài thơ , bài ca trong đám cưới, trong ngày vui của lứa đôi.

Có thể nói bài hát quen thuộc và xuất hiện hầu hết trong đám cưới liên quan đến tơ hồng chính là bài Thương Nhau Lý Tơ Hồng.

Lời bài hát:

Từ miền Nam anh ngược ra Bắc Mang theo câu hò điệu lý chín dòng sông Mang theo tấm lòng con trai miệt vườn Em ra đón chàng với cả yêu thương. Này ngựa ô kiệu vàng anh khớp Xôn xao câu hò điệu lý bớ nàng ơi Băng qua núi đèo cao cao trập trùng Đưa nàng về dinh xao xuyến lý chung tình. [Điệp khúc:] Quan họ người ơi tương tư mà chim sáo Xe chỉ luồn kim thiếp thương chàng từ lâu Áo bay ai đã qua cầu Đôi mình duyên tình đậm sâu. Quan họ người ơi tương tư mà chim sáo Đến hẹn lại lên thiếp theo chàng một phen Gió đưa bông lúa trên đồng Thương nhau, thương nhau lý tơ hồng.

>>> Xem thêm: Tuổi Kim Lâu trong cưới hỏi truyền thống

>>> Xem thêm: Treo ảnh cưới như thế nào thì hợp phong thủy

bài khấn, điền vi cố, lễ tơ hồng, lễ tơ hồng là gì, lý tơ hồng, nguyệt lão, ông tơ, ông tơ bà nguyệt, se duyên, tơ hồng, văn tế tơ hồng, vi cố, ý nghĩa lễ tơ hồng

Từ khóa » Tơ Hồng Nghĩa Là Gì