Lí Thuyết Con Gián (Cockroach Theory) Là Gì? Đặc điểm - VietnamBiz

Lí thuyết con gián (Cockroach Theory) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Legends report)

Lí thuyết con gián

Khái niệm

Lí thuyết con gián trong tiếng Anh là Cockroach Theory.

Lí thuyết con gián đề cập đến một lí thuyết thị trường, rằng khi một công ty bị lộ tin xấu ra công chúng, nhiều sự kiện tiêu cực liên quan hơn có thể bị lộ trong tương lai.

Tin xấu có thể là bỏ sót thu nhập, các vụ kiện cáo hoặc một số sự kiện tiêu cực, bất ngờ khác.

Thuật ngữ con gián xuất phát từ niềm tin, rằng khi nhìn thấy một con gián thì đó là bằng chứng có nhiều con gián hơn nữa.

Đặc điểm của Lí thuyết con gián

Lí thuyết con gián là một lí thuyết không dựa vào khoa học, mà dựa trên ý tưởng rằng vận may của công ty phụ thuộc vào cả ngoại tác và nội tác và có thể không bị ảnh hưởng bởi một tin xấu.

Khi một công ty bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các ngoại tác, thì không có nghĩa là công ty cùng ngành có thể miễn nhiễm với các ngoại tác tương tự.

Do đó, khi những tin xấu của một công ty được tiết lộ ra cho công chúng, có khả năng những tin xấu tương tự cũng sẽ xảy ra ảnh hưởng đến các công ty khác.

Những khoản thu nhập bất thường hay thu nhập đã bị bỏ sót là dấu hiệu xu hướng của ngành, đặc biệt nếu chúng xảy ra cho nhiều công ty trong một ngành.

Nếu một công ty bị cô lập trong một lĩnh vực, nó chỉ ra những thu nhập bất thường, nó có thể bị phớt lờ đi. Tuy nhiên, nếu có nhiều công ty hơn báo cáo về thu nhập bất thường hoặc thu nhập bỏ sót, đó có thể là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy các công ty khác trong ngành sẽ có kết quả thu nhập tương tự.

Tin xấu không thể tránh khỏi và chắc chắn xảy ra, bất kể công ty hay ngành công nghiệp nào.

Nhưng trong nhiều trường hợp, đội ngũ quản lí cấp cao của một công ty có thể cố gắng giảm tác động của tin xấu. Trên thực tế, một số người cố gắng xoay chuyển nó bằng cách đưa ra một thông tin tích cực, ngay cả khi có tác động đến giá cổ phiếu của công ty.

Các nhà đầu tư khôn ngoan có thể nhìn thấy thông qua những chiến lược quan hệ công chúng này, và hiểu rằng một sự tiết lộ bất ngờ về tin xấu có thể tạo ra một điều gì đó lớn hơn trong tương lai cho công ty và thậm chí là toàn ngành.

Cân nhắc đối với Lí thuyết con gián

Lí thuyết con gián có thể gây tác hại lên thị trường. Các nhà đầu tư thường xem xét lại việc nắm giữ của mình khi công ty đang bị tin xấu, và có thể họ sẽ chuyển sang nắm giữ tại các công ty khác trong cùng ngành.

Trong một số trường hợp, nếu tin tức này đủ tiêu cực để thuyết phục các nhà đầu tư thoát cổ phiếu ngành, điều này có thể khiến giá trên toàn bộ ngành sụt giảm.

Hơn nữa, tin tức không đúng lúc này xảy ra tại một công ty có thể dẫn đến sự hoảng loạn và phản đối công khai.

Ví dụ về Lí thuyết con gián trong thực tế

Lí thuyết con gián đã được sử dụng để mô tả một số sự kiện quan trọng trong thế giới tài chính, cụ thể là các vụ bê bối kế toán được phát hiện sau vụ bê bối của công ty năng lượng, hàng hóa và dịch vụ Enron, cũng như cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn.

Vào tháng 10 năm 2001, các báo cáo cho biết rằng công ty năng lượng Enron, từng được coi là hình mẫu thành công của các tập đoàn ở Mỹ, tham gia vào các hoạt động kế toán lừa đảo, gây hiểu lầm cho công chúng trong nhiều năm về sức khỏe tài chính của công ty.

Đến tháng 8 năm 2002, Enron bị phá sản và công ty kế toán chịu trách nhiệm về kiểm toán của mình, Arthur Andersen, đã bị tước bỏ giấy phép hành nghề kế toán CPA.

Vụ bê bối Enron ngụ ý rằng các hành vi kế toán bất hợp pháp có thể lan rộng hơn, và cảnh báo các cơ quan quản lí về các hành vi sai trái tài chính tiềm năng.

Trong 18 tháng tiếp theo, các vụ bê bối kế toán tương tự đã hạ bệ một loạt các công ty khác bao gồm WorldCom, Tyco và Adelyh.

(Theo Investopedia)

Từ khóa » Thuyết Con Gián