Lý Thuyết Con Gián Của Sundar - Startup Việt Nam

Sundar Pichai bắt đầu gia nhập Google từ năm 2004, và được bổ nhiệm làm CEO của Google từ 2015, rồi CEO của Alphabet, công ty mẹ của Google, từ 2019.

Tại Google và Alphabet, Sundar luôn nổi tiếng là một người lãnh đạo có tầm nhìn và nhân cách lớn.

Có thể hiểu phần nào lý thuyết này qua bài diễn thuyết mà ông từng phát biểu:

“Ở nhà hàng nọ, có một con gián vô tình đậu lên một quý cô. Cô ta hét lên trong sợ hãi. Với khuôn mặt kinh hoàng và giọng nói run rẩy, cô bắt đầu nhảy dựng lên, hai tay cố gắng xua con gián đi.

Phản ứng của cô ấy dần lan truyền đến những thực khách khác trong nhà hàng. Khi cô vừa mới xua được con gián đi, thì ngay lập tức con gián liền đậu lên một quý cô khác. Giờ thì đến lượt quý cô này tiếp tục diễn lại màn vừa nãy từ quý cô đầu tiên.

Anh phục vụ bàn lao đến như một anh hùng giải cứu mỹ nhân. Trong lúc hoảng loạn, con gián tiếp tục đậu lên anh. Không một chút sợ hãi, anh bình tĩnh quan sát con gián. Đợi khi thời cơ đã chín muồi, anh nhẹ nhàng dùng tay nắm con gián và ném nó ra khỏi nhà hàng.

Nhâm nhi ly cafe và chứng kiến vở hài kịch, trong đầu tôi bỗng loé lên một vài suy nghĩ và bắt đầu tự hỏi, liệu con gián có phải là căn nguyên cho màn kịch của hai quý cô kia?

Nếu điều đó là sự thật, tại sao anh phục vụ bàn lại không hề bị ảnh hưởng? Anh ấy đã bình tĩnh xử lý tình huống một cách hoàn hảo, dập tắt sự hỗn loạn trước đó.

Nhìn qua, chúng ta dễ lầm tưởng rằng, sự hỗn loạn là do con gián mang lại. Nhưng qua cách xử lý của người bồi bàn, chúng ta nhận ra điều đó không đúng. Sự hỗn loạn thực tế đã được tạo ra bởi những hành động của các quý bà đối với con gián, chứ không phải bản thân con gián.”

Trong cuộc sống, Tony thấy những điều không mong muốn vẫn luôn xảy ra. Nhỏ thì là tắc đường, quên đồ. Hay lớn hơn là cãi nhau với bố mẹ, với vợ, hay với cả sếp. Bản thân chúng chưa phải là vấn đề, chính thái độ và cách xử lý không thích hợp của chúng ta mới thực sự biến chúng thành vấn đề.

Xem thêm: Giấc Ngủ Thay Đổi Cuộc Đời

Ai nghiên cứu về chủ nghĩa Khắc Kỷ (Stoicism) chắc đều biết rằng một trong những giá trị giá trị cốt lõi của chủ nghĩa này là: Chúng ta có thể tác động lên thế giới xung quanh ta. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể kiểm soát được những điều chúng ta nghĩ hay cảm nhận, nhưng chúng ta luôn có thể kiểm soát được cái cách mà chúng ta phản ứng với mọi thứ trong cuộc sống.

Điều này làm Tony nhớ đến câu danh ngôn yêu thích từ mục sư Charles R. Swindoll:

“Life is 10% what happens to you and 90% how you react to it.”

10% của cuộc sống bao gồm những điều xảy ra, và 90% còn lại do cái cách mà bạn phản ứng với 10% kia

Chia sẻ của Tony Ha

Từ khóa » Thuyết Con Gián