Lí Thuyết Nguyên Hàm | SGK Toán Lớp 12
Có thể bạn quan tâm
1. Nguyên hàm và tính chất
a. Định nghĩa
Kí hiệu \(K\) là khoảng, đoạn hoặc nửa khoảng của \(R\).
Cho hàm số \(f(x)\) xác định trên \(K\).
Hàm số \(F(x)\) được gọi là nguyên hàm của hàm số \(f(x)\) trên \(K\) nếu \(F'(x) = f(x)\) với mọi \(x ∈ K\).
b. Định lý
1) Nếu \(F(x)\) là một nguyên hàm của hàm số \(f(x)\) trên K thì với mỗi hằng số \(C\), hàm số \(G(x) = F(x)+C\) cũng là một nguyên hàm của hàm số \(f(x)\) trên \(K\).
2) Ngược lại, nếu \(F(x)\) là một nguyên hàm của hàm số \(f(x)\) trên \(K\) thì mọi nguyên hàm của \(f(x)\) trên \(K\) đều có dạng \(F(x) + C\) với \(C\) là một hằng số tùy ý.
Kí hiệu họ nguyên hàm của hàm số \(f(x)\) là \(∫f(x)dx\)
Khi đó : \(∫f(x)dx =F(x) + C , C ∈ R.\)
c. Tính chất của nguyên hàm
\(∫f(x)dx = F(x) + C, C ∈ R.\)
\(∫kf(x)dx =k ∫f(x)dx \)(với k là hằng số khác 0)
\(∫(f(x) ± g(x)) = ∫f(x)dx ± ∫g(x)dx\)
d. Sự tồn tại nguyên hàm
Định lí: Mọi hàm số \(f(x)\) liên tục trên \(K\) đều có nguyên hàm trên \(K\).
Bảng nguyên hàm của các hàm số thường gặp
Nguyên hàm của hàm số sơ cấp | Nguyên hàm của hàm hợp |
\(\int 0dx = C\) \(\int dx = x + C\) \(\int x^{\alpha }dx\) = \(\frac{x^{\alpha +1}}{\alpha +1} +C\) (\(\alpha≠ -1)\) \(\int \frac{1}{x}dx =ln\left | x \right | +C\) \(\int e^{x}dx = e^{x} +C\) \(\int a^{x}dx = \frac{a^{x}}{lna} + C (a>0, a ≠ 1)\) \(\int cosxdx = sinx + C\) \(\int sinxdx = - cosx + C\) \(\int \frac{1}{(cos^{2}x)}dx = tanx + C\) \(\int \frac{1}{(sin^{2}x)}dx = - cotx + C\) |
\(\int u^{\alpha }dx = \frac{u^{\alpha +1}}{u'.(\alpha +1)}+ C\) \(\int {\frac{1}{u}} dx = \frac{{ln|u|}}{{u'}} + C\) \(\int {{e^u}} dx = \frac{{{e^u}}}{{u'}} + C\) \(\int {{a^u}} dx = \frac{{{a^u}}}{{u'.lna}} + C\) \(\int {cosudx = \frac{{sinu}}{{u'}} + C} \) \(\int {sinudx = {\rm{ }}\frac{{ - cosu}}{{u'}}{\rm{ }} + C} \) \(\int {\frac{1}{{(co{s^2}u)}}} du = {\rm{ }}\frac{{tanu}}{{u'}} + C\) \(\int {\frac{1}{{(si{n^2}u)}}} du = \frac{{ - cotu}}{{u'}} + C\) |
2. Phương pháp tìm nguyên hàm
a) Phương pháp đổi biến số
Định lý 1: Nếu \(\int {f\left( u \right)du} = F\left( u \right) + C\) và \(u = u\left( x \right)\) là hàm số có đạo hàm liên tục thì \(\int {f\left( {u\left( x \right)} \right)u'\left( x \right)dx} = F\left( {u\left( x \right)} \right) + C\)
Hệ quả: \(\int {f\left( {ax + b} \right)dx} = \frac{1}{a}F\left( {ax + b} \right) + C\left( {a \ne 0} \right)\)
b. Phương pháp tính nguyên hàm từng phần
Định lý 2: Nếu hai hàm số \(u = u\left( x \right)\) và \(y = v\left( x \right)\) có đạo hàm liên tục trên \(K\) thì \(\int {u\left( x \right)v'\left( x \right)dx} = u\left( x \right)v\left( x \right) - \int {u'\left( x \right)v\left( x \right)dx} \).
Chú ý: Viết gọn \(\int {udv} = uv - \int {vdu} \).
Loigiaihay.com
Từ khóa » Hàm Số Fx được Gọi Là Nguyên Hàm Của Hàm Số Fx Trên đoạn Ab Nếu
-
Hàm Số \(F(x)\) được Gọi Là Nguyên Hàm Của Hàm Số \(f(x)\) Trên đoạn ...
-
Hàm Số (F( X ) ) được Gọi Là Nguyên Hàm Của Hàm Số (f( X ) ) Nếu
-
Hàm Số F(x) Là Một Nguyên Hàm Của Hàm Số F(x) Trên Khoảng K Nếu
-
Tích Phân, Trắc Nghiệm Toán Học Lớp 12 - Baitap123
-
Công Thức Nguyên Hàm - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
-
Hàm Số F(x) Là Một Nguyên Hàm Của Hàm Số F(x) Trên Khoảng K Nếu ...
-
Gọi F(x) Là Một Nguyên Hàm Của Hàm Số F(x)=xe - Hỏi Đáp Toán Học
-
[PDF] TOÁN CƠ SỞ CHO KINH TẾ 1. Đạo Hàm Của Hàm Một Biến Và áp ...
-
Bài Tập Trắc Nghiệm Nguyên Hàm, Tích Phân Và ứng Dụng - Tài Liệu Text
-
[PDF] 1. Yxx = - + ( ) Yfx = 1 1 Y = - . 1 1 X = - . ). +∞ D. ( ; 0).
-
Bài Tập Trắc Nghiệm Tích Phân Của Hàm ẩn
-
Bài Tập Trắc Nghiệm Chuyên đề Nguyên Hàm Cơ Bản
-
Bài 1: SỰ ĐỒNG BIẾN, NGHỊCH BIẾN CỦA HÀM SỐ
-
Tich Phan Khong Xac Dinh - Chương 6: TÍCH PHÂN KHÔNG XÁC ...