Lí Thuyết Về Cơ Cấu Vốn Tối ưu Theo Quan điểm Truyền Thống Là Gì?

Brown Restaurant Photo Collage Food Facebook Post (1)

Hình minh họa

Lí thuyết về cơ cấu vốn tối ưu theo quan điểm truyền thống

Định nghĩa

Lí thuyết về cơ cấu vốn tối ưu theo quan điểm truyền thống cho rằng tồn tại một cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp mà ở đó có thể gia tăng giá trị doanh nghiệp bằng cách sử dụng tỉ số đòn bẩy tài chính phù hợp.

Nội dung

- Theo lí thuyết về cơ cấu vốn tối ưu theo quan điểm truyền thống, công ty có thể hạ thấp chi phí sử dụng vốn thông qua tăng sử dụng nợ (do chi phí sử dụng vốn vay thấp và do tiết kiệm thuế nhu nhập).

Tuy nhiên, khi hệ số nợ tăng thì rủi ro cũng tăng, do đó nhà đầu tư cũng sẽ đòi hỏi tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao hơn. Sự gia tăng tỉ suất sinh lời đòi hỏi của chủ sở hữu ban đầu chưa xoá hết lợi ích của việc tăng hệ số nợ.

- Nhưng khi công ty gia tăng hệ số nợ đến một ngưỡng nào đó thì do rủi ro tăng lên, khiến cho cả tỉ suất sinh lời đòi hỏi của nợ vay và tỉ suất sinh lời đòi hỏi vốn chủ sở hữu tăng lên làm cho tỉ suất sinh lời đòi hỏi đối với doanh nghiệp cũng tăng lên, kết quả là lợi ích của việc sử dụng nợ không còn.

Như vậy, thuyết cơ cấu nguồn vốn tối ưu dựa vào lá chắn thuế để cho rằng chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp và có một cơ cấu nguồn vốn tối ưu.

- Do cơ cấu vốn có ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận dành cho cổ đông nên doanh nghiệp cần hoạch định cơ cấu vốn theo mục tiêu đề ra. Hoạch định cơ cấu mục tiêu là giải quyết mối quan hệ giữa rủi ro và sinh lời.

Sử dụng nợ nhiều làm gia tăng rủi ro doanh nghiệp, song tỉ lệ nợ cao nói chung đem lại tỉ suất sinh lời vọng cao. Rủi ro gia tăng có khuynh hướng làm hạ thấp giá cổ phiếu, còn tỉ suất sinh lời tăng lại có khuynh hướng làm tăng giá cổ phiếu.

- Quyết định cơ cấu vốn tối ưu: Cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn cân đối được giữa rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp và do đó tối đa hoá được giá cả cổ phiếu của doanh nghiệp.

Vì thế quyết định cơ cấu vốn tối ưu là quyết định cơ cấu vốn sao cho cân đối được giữa rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp và do đó tối đa hoá được giá cả cổ phiếu của doanh nghiệp.

Theo thuyết cơ cấu vốn tối ưu thì do ảnh hưởng của yếu tố tiết kiệm thuế, có một điểm tối ưu, ở đó chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp là nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp là cao nhất.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính)

Từ khóa » Các Lý Thuyết Cơ Cấu Vốn Tối ưu