Lời Giải Về Cấu Trúc Vốn Tối ưu Cho Doanh Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Bất cứ doanh nghiệp nào khi vận hành cũng đều có một cấu trúc vốn nhất định dù họ có ý thức xây dựng nó hay không. Có thể là 100 vốn cổ phần hoặc 40 nợ vay và 60 vốn cổ phần. Vậy có gì khác nhau giữa hai cấu trúc vốn này? Sẽ là không có gì đáng bàn cãi nếu giá trị mang lại cho cổ đông của hai cấu trúc vốn khác nhau này là như nhau.
Cấu trúc vốn và thành phần
Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được định nghĩa như là sự kết hợp giữa nợ và vốn cổ phần trong tổng nguồn vốn dài hạn mà doanh nghiệp có thể huy động được để tài trợ cho các dự án đầu tư.
Ở đây cần làm rõ về khái niệm các thành phần trong cấu trúc vốn. Vốn cổ phần, bao gồm vốn cổ phần thường, cổ phần ưu đãi và lợi nhuận giữ lại, được tìm thấy dễ dàng ở khoản mục vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán.
Trong khi đó, khái niệm nợ có vẻ phức tạp hơn. Lý thuyết đầu tư thường đồng nhất nợ với khoản mục phải trả dài hạn. Tuy nhiên trong khoản mục phải trả lại cần phải phân biệt giữa phải trả tài chính như phải trả người bán dài hạn, vay và nợ dài hạn (bao gồm cả trái phiếu và trái phiếu chuyển đổi) và phải trả hoạt động như thuế thu nhập phải trả được hoãn lại, dự phòng trợ cấp mất việc làm và các khoản dự phòng phải trả dài hạn khác, quỹ lương hưu chưa đến thời hạn trả. Cả hai loại nợ phải trả này giống nhau ở chỗ, trong tương lai chúng đều khiến doanh nghiệp phải xuất hiện một dòng tiền ra.
Vì sao doanh nghiệp phải quan tâm đến cấu trúc vốn?
Bất cứ doanh nghiệp nào khi vận hành cũng đều có một cấu trúc vốn nhất định dù họ có ý thức xây dựng nó hay không. Có thể là 100 vốn cổ phần hoặc 40 nợ vay và 70 vốn cổ phần. Có gì khác nhau giữa hai cấu trúc vốn này? Sẽ là không có gì đáng bàn cãi nếu giá trị mang lại cho các cổ đông của hai cấu trúc vốn khác nhau này là như nhau. Tuy nhiên, vì tài trợ bằng nợ vay rẻ hơn vốn cổ phần, nên một doanh nghiệp có sử dụng nợ, theo lý thuyết đòn bẩy tài chính, sẽ có khả năng tạo được kết quả hoạt động tốt hơn doanh nghiệp 100 vốn cổ phần.
Vấn đề nợ vay rẻ hơn vốn cố phần được lí giải như sau:
Thứ nhất, trái quyền (quyền của các trái chủ) được ưu tiên trước quyền của cổ đông nếu trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, do vậy trái chủ được xem là có mức độ rủi ro thấp hơn các cổ đông, tương ứng với sự an toàn này, họ sẽ nhận được một tỷ suất sinh lợi (chính là lãi suất vay nợ) thấp hơn tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần của các cổ đông.
Thứ hai, chi phí lãi vay được khấu trừ trước thuế làm giảm mức thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp xuống, mang đến cho doanh nghiệp lợi ích tấm chắn thuế.
Cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp
Cấu trúc vốn tối ưu được hiểu như một tỷ lệ lý tưởng giữa nợ dài hạn và tổng vốn dài hạn mà tại đó doanh nghiệp có thể tối đa hóa được giá trị thu nhập trên mỗi cổ phần với mức chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Thật không may, đây là vấn đề rất khó xác định, sự kết hợp giữa nợ và vốn cổ phẩn thay đổi tùy theo các yếu tố tác động. Ít nhất thì chúng cũng phụ thuộc vào hai yếu tố dưới đây:
Thứ nhất, cấu trúc vốn tối ưu khác nhau với từng ngành. Chính đặc điểm ngành mà doanh nghiệp hoạt động sẽ góp phần quyết định cấu trúc vốn cho doanh nghiệp. Bởi vì có một số ngành đòi hỏi sử dụng tài sản cố định hữu hình nhiều hơn các ngành khác thí dụ như viễn thông, điện tử. Tóm lại, những ngành nào có nhu cầu đầu tư vào các tài sản cố định (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, đất đai) nhiều hơn thì khả năng có thể sử dụng nợ sẽ nhiều hơn.
Thứ hai, cấu trúc vốn thay đổi tùy theo chu kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi sự hoặc tăng trưởng thì cấu trúc vốn tối ưu là sử dụng nhiều vốn cổ phần bởi giai đoạn này, các cổ đông sẽ không cần cổ tức mà họ trông đợi vào thặng dư vốn trong tương lai. Cổ phiếu của những công ty như thế gọi là cổ phiếu tăng trưởng. Còn với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn dư thừa tiền mặt thì nên thực hiện cấu trúc vốn có vay nợ như một chiến lược tài chính để tận dụng lợi ích từ đòn bẩy tài chính, tiền mặt dư thừa có thể dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông tăng lên, hoặc dùng tiền mặt đó để mua lại cổ phần của chính mình.
Từ khóa » Các Lý Thuyết Cơ Cấu Vốn Tối ưu
-
Lý Thuyết Về Cơ Cấu Vốn Tối ưu Theo Quan điểm Truyền Thống Là Gì ...
-
Lý Thuyết Cơ Cấu Nguồn Vốn Tối ưu (optimal Capital Structure)
-
Lí Thuyết Về Cơ Cấu Vốn Tối ưu Theo Quan điểm Truyền Thống Là Gì?
-
Lý Thuyết Cơ Cấu Nguồn Vốn Tối ưu Và Lợi Nhuận Hoạt động Ròng Của ...
-
[PDF] Xác định Cơ Cấu Vốn Tối ưu đối Với Các Doanh Nghiệp Trong Lĩnh Vực ...
-
Cơ Cấu Vốn Tối ưu Là Gì? Căn Cứ Thiết Lập Cơ Cấu Vốn Tối ưu
-
Cơ Cấu Vốn Tối ưu Của Doanh Nghiệp - SlideShare
-
[PDF] Bài 17 Cơ Cấu Vốn
-
Các Lý Thuyết Về Cơ Cấu Vốn (Có Giải Thích Bằng Các Ví Dụ)
-
Một Số Lý Thuyết Cấu Trúc Vốn - .vn
-
Xác định Cơ Cấu Vốn Tối ưu Cho Doanh Nghiệp - CLEVERCFO
-
Thiết Lập Cơ Cấu Vốn Tối ưu Các Doanh Nghiệp Việt Nam
-
Lý Thuyết Về Cấu Trúc Vốn Và Vận Dụng Trong ... - Tạp Chí Công Thương
-
[PDF] BÀI 3 CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP - Topica