Lịch Phòng Bệnh Bằng Vắc-xin Cho Gà
Có thể bạn quan tâm
Dưới đây là lịch tiêm phòng cho gà, bà con có thể tham khảo để bổ sung kiến thức trong lĩnh vực chăn nuôi của mình. Lịch tiêm phòng có thể thay đổi tùy từng vùng, từng giống gà khác nhau, bà con cũng cần tham khảo thêm hướng dẫn của thú y địa phương. Lịch tiêm phòng cụ thể như sau:
+ 1 ngày tuổi: phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB), pha 10ml nước cất + 1 lọ vaccin IB chủng H120, 100 liều sau đó, 2 giọt/con, nhỏ mũi hoặc miệng.
+ 3 ngày tuổi: phòng bệnh Niu-cát-xơn (bệnh gà rù), pha 10ml nước sinh lý mặn đã làm mát + 1 lọ vaccin Niu-cát-xơn chủng F 100 liều, 2 giọt/con, nhỏ miệng hoặc mắt ( mỗi bên mắt 1 giọt).
+ 7 ngày tuổi: phòng bệnh đậu gà, pha 1ml nước sinh lý mặn đã làm mát + 1 lọ vaccin đậu gà lọ 100ml dùng kim chủng nhúng vào lọ vaccin, chủng vào mặt trong cánh gà.
+ 10 ngày tuổi: Phòng bệnh truyền nhiễm Gumboro, pha 10ml nước sinh lý mặn đã làm mát + 1 lọ vaccin Gumboro lọ 100 liều, 2 giọt/con, nhỏ miệng hoặc mắt (mỗi bên mắt 1 giọt).
+ 15 ngày tuổi: Phòng bệnh Cúm gia cầm, tiêm dưới da cổ vắc xin H5N1 liều 0.3ml/con. Bệnh này rất nguy hiểm có thể lây sang người nên thú y viên cần chú ý tiêm đúng lịch.
+ 21 ngày tuổi: tiêm nhắc lại bệnh Niu-cát-xơn chủng Lasota, pha 10ml nước sinh lý mặn đã làm mát + 1 lọ vaccin Niu-cát-xơn chủng Lasota, 100 liều, nhỏ mắt 2 giọt/con, hoặc pha 500ml nước sinh lý mặn vào lọ 100 liều cho uống 5ml/con.
+ 24 ngày tuổi: Phòng lại bệnh Gumboro bằng vaccin Gumboro, pha 500ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, cho uống 5ml/con
+ 40 ngày tuổi: Phòng bệnh Tụ huyết trùng: vaccin Tụ Huyết trùng, liều 0.5ml/con, tiêm dưới da cổ hoặc da ức.
+ 2 tháng tuổi: Phòng bệnh Niu-cát-xơn bằng vaccin Niu-cát-xơn chủng M, pha 50ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, liều 0.5ml/con, tiêm dưới da cổ hoặc cơ ngực.
* Chú ý: Việc dùng vắc-xin phòng bệnh là rất quan trọng, nhưng người chăn nuôi vẫn cần đồng thời thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y phòng bệnh, cụ thể:
- Chăn nuôi theo hướng cùng vào cùng ra.
- Chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo cách ly và kiểm soát vào, ra khu vực chăn nuôi (trại chăn nuôi) đối với vật nuôi mới nhập về, con người, phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ, thức ăn, nước uống, động vật khác...
- Vệ sinh làm sạch chuồng nuôi, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi.
- Xử lý chất thải trong chăn nuôi như vật nuôi bệnh, chết, phân, rác, nước thải…
- Khử trùng nhằm loại bỏ những mầm bệnh còn sót lại sau khi đã vệ sinh làm sạch chuồng trại, dụng cụ và thiết bị phục vụ chăn nuôi.
Từ khóa » Sử Dụng Vắc Xin Phòng Bệnh Cho Vật Nuôi
-
Lưu ý Khi Sử Dụng Vacxin Cho Vật Nuôi | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VACXIN CHO VẬT NUÔI
-
Những Lưu ý Sử Dụng Vắc Xin Và Thuốc Sát Trùng để Phòng
-
Vắc Xin Trong Phòng Bệnh Cho Vật Nuôi
-
Nguyên Tắc Sử Dụng Vacxin Cho Vật Nuôi
-
Bài 47: Vắc Xin Phòng Bệnh Cho Vật Nuôi
-
Biện Pháp Tích Cực Phòng Dịch Bệnh Cho đàn Vật Nuôi
-
Một Số Lưu ý Khi Sử Dụng Vắc Xin Cho Vật Nuôi
-
Một Số Biện Pháp để Nâng Cao Hiệu Quả Tiêm Phòng Vắc Xin Cho đàn ...
-
Quản Lý Vắc-xin Phòng Bệnh Bắt Buộc Cho động Vật
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Vắc Xin Phòng Bệnh Cho Gia Cầm
-
Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi Trong Mùa Mưa
-
Chi Cục Chăn Nuôi Và Thú Y: Tổ Chức Tiêm Miễn Phí Vắc Xin Phòng ...
-
Sử Dụng Thuốc Phòng Bệnh Trong Chăn Nuôi
-
4. Việc Tiêm Phòng Làm Tăng Chi Phí đối Với Chăn Nuôi
-
Một Số Biện Pháp Quan Trọng Phòng Bệnh Cho Vật Nuôi
-
Vắc-xin Và Các Bệnh Có Thể Phòng Ngừa được Bằng Vắc-xin - UNICEF
-
Những Vẫn đề Lưu ý Khi Sử Dụng Vacxin - Greenvet
-
Chủ động Phòng Chống Dịch Bệnh Cho đàn Vật Nuôi - Báo Thanh Hóa