Một Số Biện Pháp Quan Trọng Phòng Bệnh Cho Vật Nuôi

    Thứ năm, 19/12/2024, 02:58 Chào mừng bạn đến với website SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC Tỉnh Bình Phước | Sơ đồ site | VN | EN slider 1 cây điều
  •   Trang nhất
  • Giới thiệu  
    • Giới thiệu chung
    • Sự hình thành và phát triển
  • Tin Tức  
    • TT chỉ đạo, điều hành
    • Tin hoạt động
    • Nông nghiệp trong nước
    • Tin Nông nghiệp địa phương
    • Giới thiệu, tiêu thụ nông sản
  • Văn bản  
    • Công văn
    • Văn bản
    • Thông tư
    • Nghị định
  • Tài liệu
  • Lịch công tác
  • Giá nông sản
  • Cơ cấu tổ chức
  • Dịch vụ công
  • Liên hệ
   
  • Thành viên a
  • RSS a
  • Sơ đồ cổng a
  • Liên kết a
  • Trang nhất
  • Tin Tức
  • KHCN, thiên tai, dịch bệnh, mô hình nông nghiệp
  • TT công nghệ, kỹ thuật
Một số biện pháp quan trọng phòng bệnh cho vật nuôi Quang 2016-02-22T08:07:18+07:00 http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/TT-cong-nghe-88/Mot-so-bien-phap-quan-trong-phong-benh-cho-vat-nuoi-1131.html /themes/egov/images/no_image.gif SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC Thứ hai - 22/02/2016 08:07 1.162 0
  •  
  •  
Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi dùng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi nhưng vẫn cần phải thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh. I. VỆ SINH PHÒNG BỆNH 1. Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh. Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, để khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phun sát trùng 1-2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi. http://www.khuyennongvn.gov.vn/portals/0/news_images/2016/02/nguyetkn/phun_thuoc_sat_trung.jpg Phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chăn nuôi Trước khi nuôi lứa mới, cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện như chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị đã vệ sinh sạch sẽ và vật tư cần thiết như thức ăn, nước uống, thuốc thú y thiết yếu đảm bảo chất lượng... Vật nuôi nên mua từ cơ sở giống có uy tín, chất lượng, khi mới mua về phải nhốt riêng tại khu cách ly để đảm bảo an toàn, không mắc bệnh truyền nhiễm mới đưa vào khu chăn nuôi. Vật nuôi ốm cần được cách ly và điều trị. Vật nuôi chết phải xử lý theo quy định của thú y. Đối với người trực tiếp chăn nuôi, phải dùng bảo hộ lao động (quần, áo, ủng, mũ) sử dụng riêng trong khu vực chăn nuôi. Chuồng trại nên có tường bao quanh, không để người không phận sự, động vật khác vào khu vực chăn nuôi. Các loại xe, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa vào khu chăn nuôi cần vệ sinh, sát trùng. 2. Vệ sinh thức ăn nước uống Thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc. Không dùng nước ao hồ, sông ngòi hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho vật nuôi uống. 3. Quan sát vật nuôi hàng ngày Cần sớm phát hiện vật nuôi có biểu hiện bất thường như: Bỏ ăn hoặc kém ăn; ủ rũ, nằm một chỗ hoặc lười vận động, nằm chồng đống lên nhau hoặc nằm tách xa đàn. Mắt lờ đờ, mắt sưng, chảy nước mắt, nước mũi, sưng mặt, lông sù. Sốt cao, uống nhiều nước, tai đỏ hoặc tím tái. Ho, khó thở, thở mạnh, tiêu chảy. Biểu hiện thần kinh, tiếng kêu bất thường... Xuất huyết ngoài da hoặc tím tái các vùng da như tai, mõm, chân (đối với lợn). 4. Biện pháp xử lý khi vật nuôi có biểu hiện bất thường Cách ly vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách (nếu có). Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh. Báo cán bộ thú y đến kiểm tra hoặc gửi mẫu vật nuôi ốm, chết đi kiểm tra. Tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại, không đưa vật nuôi ốm, chết và các chất thải của chúng ra môi trường khi chưa xử lý. Không mổ vật nuôi ốm, chết gần khu vực chăn nuôi và không cho vật nuôi ăn các phụ phẩm của các loại thịt sống của vật nuôi bị bệnh và không rõ nguồn gốc. Không đem thức ăn thừa của vật nuôi bệnh cho vật nuôi khác ăn. Không chuyển các thiết bị, dụng cụ chưa được vệ sinh sát trùng từ khu vực có vật nuôi ốm, chết đến khu vực khác. 2. PHÒNG BỆNH BẰNG VẮC XIN Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch. Sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo dịch tễ từng vùng để hiệu quả phòng bệnh cao. Khi dùng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi nhưng vẫn cần phải thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh./. Nguồn tin: Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết   Tweet

  Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Theo dòng sự kiện
  •  

    GIẢI PHÁP THÂM CANH CÂY ĐIỀU TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

    (06/11/2017)
  •  

    PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM LẬP KẾ HOẠCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

    (23/02/2016)
  •  

    Bệnh cúm gia cầm và biện pháp phòng chống

    (21/01/2016)
  •  

    XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐỘ CAO, ĐỘ DỐC CHO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ DỮ LIỆU CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

    (15/12/2015)
  •  

    CÔNG CỤ CẬP NHẬT, QUAN SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC

    (09/12/2015)
  •  

    CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ CÔNG CỤ TRUY CẬP ẢNH VỆ TINH LANDSAT 8 PHỤC VỤ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT LÂM NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC

    (29/11/2015)
  •  

    Kinh nghiệm trồng nhãn tiêu da bò

    (29/09/2015)
  •  

    Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa

    (11/09/2015)
  •  

    Kỹ thuật nuôi lợn nái sinh con

    (01/09/2015)
  •  

    Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca

    (13/08/2015)

Xem tiếp 

  • Những tin mới hơn
  • Những tin cũ hơn
  •  

    Thức ăn ủ chua cho gia súc góp phần nâng cao năng suất và giảm phát thải khí nhà kính

    (07/03/2017)
  •  

    Quy trình quản lý bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại điều

    (22/03/2017)
  •  

    Nguyên nhân và giải pháp khắc phục cây cà phê ra hoa sớm

    (17/04/2017)
  •  

    Bệnh chướng hơi dạ cỏ và cách phòng, trị

    (27/04/2017)
  •  

    Một số lưu ý về vận chuyển cá giống

    (05/09/2016)
  •  

    Chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão

    (25/08/2016)
  •  

    Những điều kiện cấp giấy xác nhận thực phẩm an toàn

    (14/04/2016)
  •  

    Những giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

    (14/04/2016)
  •  

    Quy trình kỹ thuật quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu

    (16/08/2016)
  •  

    PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM LẬP KẾ HOẠCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

    (23/02/2016)
  •  

    Bệnh cúm gia cầm và biện pháp phòng chống

    (21/01/2016)
  •  

    XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐỘ CAO, ĐỘ DỐC CHO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ DỮ LIỆU CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

    (15/12/2015)
  •  

    CÔNG CỤ CẬP NHẬT, QUAN SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC

    (09/12/2015)
  •  

    CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ CÔNG CỤ TRUY CẬP ẢNH VỆ TINH LANDSAT 8 PHỤC VỤ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT LÂM NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC

    (29/11/2015)
  •  

    Kinh nghiệm trồng nhãn tiêu da bò

    (29/09/2015)
  •  

    Quy trình kỹ thuật trồng ngô vụ đông trên đất 2 lúa

    (11/09/2015)
  •  

    Kỹ thuật nuôi lợn nái sinh con

    (01/09/2015)
  •  

    Hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca

    (13/08/2015)
  •  

    TRỞ NGẠI TỪ VIỆC SỬ DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC BALASA N01 TRONG CHĂN NUÔI HEO VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC

    (11/08/2015)
  •  

    Kỹ thuật nuôi lợn nái mang thai

    (11/08/2015)
Danh mục Sàn nông sản Cổng dịch vu công QG 1022 Cổng thông tin điện tử Bình Phước Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Liên tục được cải tiến, sửa đổi bởi cả thế giới. Được sử dụng miễn phí không mất tiền. Được tự do khám phá, sửa đổi theo ý thích. Phù hợp để học tập, nghiên cứu vì được tự do sửa đổi theo ý thích. Tất cả các ý kiến trên Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay288
  • Tháng hiện tại121,988
  • Tổng lượt truy cập6,694,443
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Sử Dụng Vắc Xin Phòng Bệnh Cho Vật Nuôi