Lịch Sử 10 Bài 1 (Lý Thuyết Và Trắc Nghiệm) : Sự Xuất Hiện Của Loài ...

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 10 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch Sử 10 Bài 1 : Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 25 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 1 : Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy và 43 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 1: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy môn Lịch sử lớp 10 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 1: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy Lịch sử lớp 10.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy:

LỊCH SỬ 10 BÀI 1 : SỰ XUẤT HIỆN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY

Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy

1. Sự xuất hiện bầy người và loài người nguyên thủy

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 1 : Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Vượn cổ -> Người tối cổ -> Người hiện đại

Loài vượn cổ (khoảng 6 triệu năm trước)

- Có thể đi, đứng bằng 2 chân, dùng tay cầm, nắm, ăn hoa quả, động vật nhỏ.

- Xương hóa thạch ở Đông Phi, Tây Á, Việt Nam.

Người Tối cổ (4 triệu năm trước đây)

- Đi, đứng bằng hai chân, đôi tay tự do sử dụng công cụ lao động.

- Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao, hộp sọ đã lớn hơn và hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

- Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người và là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.

- Di cốt ở Đông Phi, Gia va, Bắc kinh, Thanh Hóa (tìm thấy công cụ đá).

- Công cụ:

+ Chế tạo công cụ đá (đồ đá cũ).

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 1 : Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Đồ đá cũ

+ Làm ra lửa.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 1 : Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Biết sử dụng lửa

+ Tìm kiến thức ăn, săn bắn - hái lượm

-> Quan hệ xã hội của người tối cổ được gọi là bầy người nguyên thủy.

2. Người tinh khôn và óc sáng tạo

Người tinh khôn hay Người hiện đại (khoảng 4 vạn năm trước đây):

- Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 1 : Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Người tối cổ và Người tinh khôn

- Biết:

+ Ghè hai rìa của mảnh đá làm cho gọn và sắc hơn để làm rìu, dao, nạo.

+ Làm lao bằng xương cá,cành cây.

+ Chế tạo cung tên là thành tựu lớn trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí.

- Thức ăn tăng lên

- Cư trú “nhà cửa”

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 1 : Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Cư trú nhà cửa

- Công cụ đá.

Đá cũ → đá mới (ghè - mài nhẵn - đục lỗ tra cán)

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 1 : Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Đồ đá mới

- Công cụ mới: Lao, cung tên.

3. Cuộc cách mạng thời đá mới

- 1 vạn năm trước đây thời kỳ đá mới bắt đầu.

- Con người biết trồng trọt, chăn nuôi, biết khai thác từ thiên nhiên.

- Làm sạch những tấm da thú để che thân, tìm thấy những chiếc khuy làm bằng xương.

- Biết dùng đồ trang sức như vòng cổ bằng sò ốc, chuỗi hạt xương, vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai ….bằng đá màu, sáo bằng xương dùi lỗ, đàn đá, trống bịt da.

- Con người không ngừng sáng tạo.

→ Họ có cuộc sống no đủ,ít phụ thuộc vào thiên nhiên.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 1 : Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Ống sáo bằng xương dùi lỗ

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 1 : Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy | Lý thuyết Lịch Sử lớp 10 đầy đủ nhất

Đồ trang sức được làm từ vỏ ốc

Phần 2: 43 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 1: Sự xuất hiện của loài người và bầy người nguyên thủy

Câu 1: Công cụ lao động của Người tối cổ ứng với thời kì nào?

  1. Sơ kì đá cũ
  2. Sơ kì đá mới
  3. Sơ kì đá giữa
  4. Hậu kì đá mới

Đáp án : Từ chỗ sử dụng những mảnh đá có sẵn để làm công cụ, Người tối cổ đã biết biết lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm. Như thế, họ đã bắt đầu biết chế tác công cụ. Công cụ thô kệch này được gọi là đồ đá cũ, ứng với thời kì sơ kì đá cũ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Cho đến thời điểm nào Người tối cổ trở thành Người tinh khôn?

  1. Đã đi dứng thẳng bằng hai chân, hai tay đã được giải phóng.
  2. Khi loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
  3. Biết chế tác công cụ lao động.
  4. Biết săn thú, hái quả để làm thức ăn.

Đáp án : Khoảng 4 vạn năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích trên vượn người, trở thành Người tinh khôn (Người hiện đại).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

  1. Khoảng 3 vạn năm cách ngày nay.
  2. Khoảng 4 vạn năm cách ngày nay.
  3. Khoảng 3 triệu năm cách ngày nay
  4. Khoảng 4 triệu năm cách ngày nay

Đáp án : Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian 4 vạn năm cách ngày nay.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Có sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc là do đâu?

  1. Sự khác nhau về trình độ hiểu biết.
  2. Sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên.
  3. Do di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  4. Do tác động bởi quá trình lao động.

Đáp án : Do sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên đã dẫn đến sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về

  1. trình độ văn minh
  2. đẳng cấp xã hội
  3. trình độ kinh tế
  4. đặc điểm sinh học

Đáp án : Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về đặc điểm sinh học và sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên. Sự khác nhau về màu da không nói lên trình độ văn minh, trình độ kinh tế hay đẳng cấp xã hội.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Xương hóa thạch của loài vượn cổ xuất hiện khoảng 6 triệu năm trước đây được tìm thấy ở đâu?

  1. Đông Phi, Tây Á, Bắc Á
  2. Đông Phi, Tây Á, Việt Nam
  3. Đông Phi, Việt Nam, Trung Quốc.
  4. Tây Á, Trung Á, Bắc Mĩ.

Đáp án : Xương hóa thạch của loài vượn cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á và cả Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Ở Việt Nam đã tìm thấy cả xương hóa thạch của

  1. Vượn cổ.
  2. Người tối cổ.
  3. Người tinh khôn giai đoạn đầu.
  4. Cả vượn cổ và Người tối cổ

Đáp án : Ở Việt Nam đã tìm thấy cả xương hóa thạch của loài vượn cổ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Di cốt của người tối cổ xuất hiện khoảng 4 triệu năm trước đây được tìm thấy ở đâu?

  1. Đông Phi, Trung Quốc, Bắc Âu.
  2. Đông Phi, Tây Á, Bắc Âu.
  3. Đông Phi, Giava, Bắc Kinh
  4. Tây Á, Trung Quốc, Bắc Âu.

Đáp án : Di cốt của người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Giava (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay

  1. khoảng 4 triệu năm.
  2. khoảng 5-6 triệu năm
  3. khoảng 6-7 triệu năm
  4. khoảng 8-9 triệu năm

Đáp án : Loài vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ cách ngày nay khoảng 4 triệu năm. Di cốt của Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Giava (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc). Ở Việt Nam, tuy chưa thấy di cốt nhưng lại thấy công cụ đá của Người tối cổ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Người tối cổ xuất hiện cách đây 4 triệu năm đã tạo ra công cụ lao động như thế nào?

  1. Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.
  2. Ghè, đẽo một mặt mảnh đá hay hòn cuội.
  3. Ghè đẽo, mài một mặt mảnh đá hay hòn cuội.
  4. Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá.

Đáp án : Từ chỗ sử dụng mảnh đá có sẵn để làm công cụ, Người tối cổ đã biết lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm

Từ khóa » Sử 10 Bài 1 Lý Thuyết