Lịch Sử Hình Thành Làng Lụa Vạn Phúc
Có thể bạn quan tâm
[lụa vạn phúc]Là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nghề dệt lụa ở Việt Nam có ở nhiều nơi, nhưng không thể không nói tới Vạn Phúc (thị xã hà Ðông, Hà Tây), một vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh của nước ta. Lụa Vạn Phúc bền đẹp, khoác tấm áo lên người sẽ thấy mềm mại và nhẹ nhàng. Cái nét đắc sắc và độc đáo ấy chính là nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện, tinh đời của người dân Vạn Phúc. Trải qua bao thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn luôn giữ được những thủ pháp nghệ thuật truyền thống. Hoa văn bao giờ cũng trang trí đối xứng, đường nét trang trí không rườm rà, phức tạp mà luôn mềm mại, phóng khoáng, dứt khoát. Bởi vậy, lụa Vạn Phúc không chỉ được ưa chuộng ở trong nước mà đã vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam tới tay những người sành điệu bốn phương.
Nói về lịch sử ra đời của làng lụa Vạn Phúc, hiện nay cũng có khá nhiều tương truyền.
Thuyết được nhiều người tương truyền nhất, nói rằng bà tổ làng Lụa Vạn Phúc vốn người Hàng Châu (Trung Quốc) theo chồng chinh chiến Bắc Nam, rồi neo lại làng này. Nỗi nhớ quê hương da diết của bà trút hết vào nghề tầm tang, canh cửi nơi dòng Nhuệ giang êm đềm tha thiết. Ngày nối ngày, đời trải đời và nghề dệt trở thành “truyền thống” của làng Vạn Phúc.
Một số thuyết khác, có nói rằng truyền thuyết nghề dệt lụa ở Vạn Phúc có từ hơn ngàn năm trước, do một vị tổ sư tên Lã Thị Nga, dòng dõi Hùng Vương, truyền dạy. Để ghi nhớ công ơn, dân làng tôn bà làm Thành hoàng, tổ sư nghề dệt, thờ tại đình làng Vạn Phúc, lấy ngày 10 tháng Tám âm lịch, ngày sinh của bà và 25 tháng Chạp âm lịch, ngày mất của bà, làm ngày tế lễ và giỗ tổ hàng năm.
Thêm một thuyết nói rằng, cách đây khoảng 1200 năm, bà A Lã Thị Nương, một người con gái ở Cao Bằng nổi tiếng đảm đang và có tay nghề dệt lụa khéo léo về làm dâu làng Vạn Phúc.
Như vậy thì theo thuyết, thì khoảng thế kỉ thứ 9, là thời gian ra đời làng lụa vạn phúc. Nói trắng ra, có thể thuyết đầu tiên có vẻ là hợp lý nhất.
Lụa Vạn Phúc hai lần được người Pháp mang đi đấu xảo tại Paris và Marseille (1931, 1938)...
Trong các loại lụa cổ truyền Vạn Phúc, nổi tiếng nhất có lẽ là lụa Vân, một loại lụa tưởng chừng như đã thất truyền nếu không có sự khôi phục của các nghệ nhân làng nghề, đặc biệt là sự đóng góp của nghệ nhân dân gian Triệu Văn Mão.
Nét đặc biệt của lụa Vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung là ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý ... khiến cho các bộ trang phục trở nên duyên dáng, sống động.
Làm nghề lụa từ nhỏ, lại là chân truyền của dòng họ lụa nổi tiếng Triệu Văn, song ông Mão khẳng định: nghề lụa không quá nhiều bí quyết như nghề khác. Người làng Vạn Phúc “bén hơi lụa” thì chỉ cần một năm là thành nghề, nhưng người nơi khác muốn học thì bí quyết duy nhất là kiên trì và chịu khó. Ông giảng giải: “Lụa Vân mềm mượt hơn lụa thường nhờ kỹ xảo nhà nghề. Làm lụa Vân thì bản thân người thợ phải có con mắt tinh đời chọn tơ đúng loại. Cái khó nhất là tất cả các công đoạn đều phải làm thủ công mà không được dệt bằng máy, đòi hỏi người thợ phải tinh mắt nhanh tay”.
Vừa tiếc nuối, vừa lo lắng, ông Mão nói: “Làng lụa đang dần được khôi phục thật đấy, nhưng lớp trẻ chạy theo xu hướng thị trường làm toàn lụa thường nên thợ giỏi chưa có nhiều”. Tại Lễ hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2005, độc chiêu làm lụa Vân của ông Mão đã được trao giải Quả cầu vàng và Tinh hoa Việt Nam. Festival Huế năm 2006 cũng đã chọn những bộ trang phục cung đình Huế mà ông Mão phục chế bằng độc chiêu lụa Vân để trưng bày, giới thiệu với khách quốc tế. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học... cũng trưng bày, sử dụng nhiều sản phẩm lụa của ông.
Trước đây, lụa Vạn Phúc là sản phẩm sang trọng thường dành cho vua chúa, quan lại và những người giàu có. Ngày nay, từ chất liệu tơ tằm với công nghệ cổ truyền, người Vạn Phúc đã dệt nên nhiều loại vải lụa có chất lượng cao được khách hàng trong và ngoài nước ưa thích. Đây còn là điểm du lịch làng nghề hấp dẫn.
Tổng hợp bởi: luavanphuc.com Vsilk.com
Từ khóa » Dệt Lụa Vạn Phúc
-
Làng Lụa Vạn Phúc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Làng Lụa Vạn Phúc Và Nét đẹp Văn Hóa Truyền Thống Từ Hàng Nghìn ...
-
Làng Nghề Dệt Lụa Vạn Phúc – Truyền Thống Nghìn Năm
-
Người Truyền Lửa Nghề Dệt Lụa Làng Vạn Phúc - Công An Nhân Dân
-
Làng Lụa Vạn Phúc, Hà Đông - Du Lịch Hà Nội
-
Kinh Nghiệm Khám Phá Về Làng Lụa Vạn Phúc
-
Làng Nghề Dệt Lụa Vạn Phúc - Truyền Thống Ngàn Năm - VOV World
-
Làng Lụa Vạn Phúc Lưu Truyền Thương Hiệu “Đệ Nhất Tinh Xảo”
-
Lụa Vạn Phúc – Vẻ đẹp Vượt Thời Gian
-
Cận Cảnh Quy Trình Sản Xuất Lụa Tơ Tằm Tại Làng Nghề Vạn Phúc
-
Bảo Tồn Và Phát Huy Làng Nghề Dệt Lụa Truyền Thống, Vạn Phúc, Hà ...
-
Trăn Trở Làng Lụa Vạn Phúc - Hànộimới
-
Làng Lụa Vạn Phúc Thưa Khách Dịp Tết